Ký Túc Xá Phòng 307

Giới thiệu sách Ký Túc Xá Phòng 307 – Tác giả Zihua Nguyễn

Ký Túc Xá Phòng 307

“Anh là Thái. Biệt danh Thái Sky. Anh sống bên ký túc C1, phòng 307. Phòng anh có tám người. Tất cả bọn anh đã thề độc với nhau rằng suốt quãng đời sinh viên sẽ không cho phép một cô gái nào được len vào tình bạn của cả phòng. Cho đến khi em xuất hiệ

Anh đã xin phép cả phòng 307 rồi, anh xin rút lại lời thề độc. Và giờ anh muốn xin phép em. Cho anh được ở bên em. Cho anh được chia sẻ mọi vui buồn cùng em. Cho anh được nắm tay em từ hôm nay cho đến hết cuộc đời nà

Như Dung, anh yêu em!”

Ký Túc Xá Phòng 307
Ký Túc Xá Phòng 307

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Ký Túc Xá Phòng 307
  • Mã hàng 8935235224728
  • Tên Nhà Cung Cấp: Nhã Nam
  • Tác giả: Zihua Nguyễn
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích thước: 14 x 20.5 cm
  • Số trang: 176
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Ký Túc Xá Phòng 307

Đánh giá Sách Ký Túc Xá Phòng 307
Đánh giá Sách Ký Túc Xá Phòng 307

1 Cuốn này mình đọc review trên hội đọc sách, thấy các bạn ấy bảo sách hay nên mua thử đọc. Hôm trước sale nhiều nên chưa đọc đến cuốn này. Nhưng khi nhận hàng từ TiKi thấy sácg rất đẹp, k bị bong tróc, giấy cũng sịn sò nữa. hihi

2 Đã đọc. Truyện rất hay đậm chất sinh viên ,hài hước, có chút ngôn tình, lãng mạng. Phù hợp mọi lứa tuổi. Đây là truyện ngắn nên đọc 1 lần trong đời

3 Sách viết rất hay, chân thực, hài hước, cảm động. Nhiều cung bậc cảm xúc. Rất hài lòng.

4 Truyện hay, nhiều tình huống bất ngờ, cười đau ruột. đáng đọc 🙂

5 sách siêu đẹp dễ thươg nội dung thú vị thực tế

Review sách Ký Túc Xá Phòng 307

Review sách Ký Túc Xá Phòng 307
Review sách Ký Túc Xá Phòng 307

1. Chúng Ta Từng Có Tuổi Trẻ Tuyệt Vời Đến Thế

Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người từng được trải nghiệm cuộc sống ký túc khi còn là học sinh hoặc sinh viên. Đó là thời gian vất vả, phải công nhận là vậy, nhưng cũng chính là khoảng thời gian đẹp đẽ bên cạnh những người bạn của chúng ta. Vào một ngày se se lạnh, cho dù bạn đang còn đi học hay đã đi làm, thậm chí là ôm con nhỏ trong tay, có bao giờ bạn hoài niệm về tháng ngày học trò? Hẳn là sẽ có những lúc như vậy, và cuốn sách Ký túc xá phòng 307 của tác giả Zihua Nguyễn sẽ giúp bạn thực hiện chuyến đi ngược dòng thời gian ấy, để một lần nữa được sống trong những kỉ niệm đẹp đẽ.

Thời sinh viên, trong tôi, ý nghĩ trở thành vĩ nhân luôn thường trực.

Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg.

Đặc điểm chung của các vĩ nhân là họ luôn bỏ ngang đại học. Suốt năm năm ngồi trên giảng đường, ý nghĩ “mình sẽ bỏ học” lóe lên trong đầu tôi 226 lần. Nhưng rốt cuộc, tôi không đi theo tiếng gọi của các vĩ nhân. Tôi hoàn thành 180 tín chỉ học phần. Tốt nghiệp đại học, cầm tấm bằng đỏ chót, rồi lao vào đời.

Đó từng là suy nghĩ của tác giả, khi còn là một cậu sinh viên Bách Khoa với những mộng mơ và say mê tuổi trẻ. Từng dòng suy nghĩ, hay đúng hơn là câu chuyện về những người bạn trong phòng ký túc 307 đều được chia sẻ một cách chân thành và ngộ nghĩnh như vậy. Mọi người hay nói làm sinh viên Bách Khoa thì khổ cực, nhưng lại vô cùng vui vẻ và yêu trường một cách nồng nàn. Qua cuốn sách thì tôi cũng hiểu được phần nào sự gắn kết đặc biệt ấy.

Bên cạnh những khi bị nỗi buồn và giông tố cuộc đời nhấn chìm, thì những cậu sinh viên ấy từng có thời sinh viên thật đáng nhớ. Giờ thì bắt đầu với những câu chuyện của Zihua Nguyễn, và cũng là của chính chúng ta nữa nhé!

2. Tình nghĩa huynh đệ “thắm thiết”

Tôi thường thấy mọi người nói rằng lên đại học rồi bạn bè khó kiếm lắm và cũng hiếm luôn những người bạn tốt. Nhưng với Ký túc xá phòng 307 thì không phải như vậy, thậm chí tình cảm của họ khiến tôi cảm giác đó chính là tình thân. Điều này thể hiện ngay từ câu chuyện đầu tiên có tên “Ba triệu hai”.

Một điều mà tôi tin là hầu hết sinh viên nào cũng gặp phải – chính là nỗi niềm “cơm áo ghì sát đất” như văn sĩ Hộ trong “Đời thừa” thuở nào.

Để phòng tránh cháy nổ, ký túc xá quy định: không phòng nào được phép nấu ăn. Quy định là vậy, nhưng phòng nào cũng thủ sẵn nồi cơm điện. Gạo đem từ quê ra, cắm cơm lên. Mỗi thằng góp vào mười nghìn đồng xuống nhà ăn căng tin mua rau, mua đậu, đó là những bữa ‘hèn’. Còn bữa nào ‘sang’ lên, cả lũ cùng nhau ngồi trên sân thượng, có bún, có chả, và có cả bia. Mỗi thằng một chai, ngồi uống nghểnh cổ đón gió, đón trăng.

Sau này chúng ta có thể ăn đủ loại sơn hào hải vị nhưng bữa mì tôm nấu trộm giữa đêm ở ký túc xá vẫn sẽ là một loại “mỹ vị” khiến ta nhớ mãi không thôi. Và trong hoàn cảnh khó khăn ấy, sinh viên sẽ đi kiếm việc làm thêm. Trước khi đi làm, chắc hẳn ai cũng sẽ được tư vấn bởi những người cố vấn có một không hai ở ngay bên cạnh.

Tôi muốn trở thành nhân viên kinh doanh đa cấp. Tôi hỏi Khải còi: “Tao có thể không?”

Khải còi mặt choắt như chuột nhắt, nằm giường tầng trên, thò đầu xuống, hỏi lại tôi: “Mày có đủ bạn bè, người thân cùng tham gia làm chân rết phía sau mày không?”

Tôi lắc đầu.

Khải còi hỏi: “Vậy mày có nghĩ rằng mồm miệng mày giao tiếp đủ xuất sắc để thuyết phục người ngoài nghe theo mày không?”

Tôi cau mày, và hơi bối rối.

“Vậy theo mày tao có nên kinh doanh đa cấp không?”

Khải còi gật đầu:

“Có. Nên. Rất nên”

Tôi hỏi:

“Liệu tao có thể trở thành triệu phú nhờ kinh doanh đa cấp không nhỉ?”

Khải còi gắt:

“Mày sẽ đem hàng về và chất đầy trong phòng ký túc, chất kín cả lối đi cho đến lúc ra trường”.

Sẽ không ai mua hàng của tôi à?

Thôi, tốt nhất tôi nên dẹp đa cấp.

Sau tất cả, nghề đơn giản nhất với sinh viên chính là đi gõ đầu trẻ. Tác giả quyết định đi làm gia sư để kiếm tiền và ba triệu hai chính là số tiền kiếm được. Chẳng may nó bị lấy mất trong lúc đi xe bus nên Khải còi đã âm thầm giúp đỡ. Tình bạn của họ chính là sự tin tưởng và thấu hiểu.

Sự gắn kết giữa các thành viên ngày càng bền chặt theo thời gian, qua những trắc trở thanh xuân oanh oanh liệt liệt không khác gì tình nghĩa anh em “cắt máu ăn thề” trên phim ảnh. Đó là những lần bảo vệ nhau trong các trận xích mích, sống sót qua kì thi và cuộc sống khắc nghiệt. Cũng có đôi khi, đó là sự nghịch ngợm của tất cả thành viên trong những lúc mơ mộng tuổi thanh xuân:

Cả lũ uống rượu. Ban đầu thằng nào cũng tỉnh, sau thì bắt đầu đu đưa. Đến khi nghe Lãm nghệ sĩ đọc thơ:

“Mỗi năm Ông Đồ Nở

Lại thấy Hoa Đào Già…”

Rồi nghe Lãm nghệ sĩ phân trần:

“Tao chưa say. Tao chưa say nha. Tao còn tỉnh táo lắm”

Là khi ấy, chúng tôi biết cả lũ uống như vậy là đủ rồi.

Tuổi trẻ đôi khi say khướt cũng là một điều thú vị. Đó là chất men say rất tình, rất thơ của tuổi đôi mươi. Say và nghêu ngao hát. Điều này khác hẳn với những lần bê bết sau bàn rượu khi chúng ta đã trở thành những người đàn ông mặc vest.

Tôi không khuyến khích rượu bia, nhưng vui vẻ với đám bạn đôi lần thì cũng không phải điều gì quá tệ hại đâu nhỉ?

3. Yêu một người có gì là ngốc

Nhắc đến sinh viên, thì tình yêu hẳn là thứ gia vị không thể thiếu. Phòng ký túc 307 cũng không phải ngoại lệ. Tình yêu cũng chính là thứ gắn kết họ lại với nhau và những mối tình đã kết nối quá khứ với tương lai.

Chuyện gà bông thời sinh viên rất thú vị.

Anh là Thái. Biệt danh Thái Sky. Anh sống bên ký túc C1, phòng 307. Phòng anh có tám người. Tất cả bọn anh đã thề độc với nhau rằng suốt quãng đời sinh viên sẽ không cho phép một cô gái nào được len vào tình bạn của cả phòng. Cho đến khi em xuất hiện…

Anh đã xin phép cả phòng 307 rồi, anh xin rút lại lời thề độc. Và giờ anh muốn xin phép em. Cho anh được ở bên em. Cho anh được chia sẻ mọi vui buồn cùng em. Cho anh được nắm tay em từ hôm nay cho đến hết cuộc đời này…

Như Dung, anh yêu em!.

Đó là lời tỏ tình rất dễ thương và trong cuốn sách còn rất nhiều chuyện tình đáng yêu khác. Ví dụ như câu chuyện của Huy Gô và Vân Ô đến với nhau do trời mưa se duyên. Dẫu cho sau này họ không thể cùng nhau đi đến cuối đời nhưng ít nhất, trong những năm tháng đó, hai người đã có những kí ức tuyệt vời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn tìm được nửa kia của mình dễ dàng đến thế. Có những chuyện tình buồn, nhưng đối với tôi, nó vẫn cao đẹp và lấp lánh như những bông hoa tuyết.

Cô ấy nói rất nhỏ:

“Có một chuyện này từ lâu em muốn hỏi anh?”

“Em hỏi đi.”

“Những ngày ở kí túc xá. Có một người giấu mình nơi góc tối luôn dõi theo em. Anh có biết người giấu mình nơi góc tối ấy làm gì cho thời gian trôi mau qua không?”

Tôi trầm ngâm:

“Người đó nghe nhạc. 20 bài hát trong điện thoại. Mỗi tuần trôi qua, người đó thay bằng 20 bài hát khác.”

“Tại sao người đó giấu mình trong góc tối, không bước ra?”

“Anh không biết.”

“Người đó thật ngốc.”

“Yêu một người thì có gì là ngốc chứ.”

Vào lúc còn trẻ, người ta thường yêu bằng tất cả những gì họ có, vì người mình thích mà làm cả những chuyện tưởng chừng ngu ngốc và vô nghĩa nhất. Cuốn sách không phải những dòng văn xa xôi như chuyện tình yêu quá vĩ đại hay bi thương như Romeo và Juliet. Tôi tin rằng chẳng chuyện tình nào của những chàng trai phòng 307 sẽ trở thành tượng đài của tình yêu hay có sức ảnh hưởng trong lòng công chúng. Bản thân họ cũng không cần điều ấy, bởi vì trong tâm trí họ, cô gái năm ấy chính là tuyệt vời nhất, chuyện tình năm ấy cũng là thiên truyện cổ tích. Và tôi thực sự yêu nét gần gũi, giản đơn trong văn phong và những câu chuyện của Zihua Nguyễn. Tưởng chừng một mai bước ra đường, tôi có thể vô tình gặp họ ở đâu đó trên phố phường Hà Nội.

4. Tuổi trẻ bất diệt

Nhà thơ Xuân Diệu từng tự hỏi: “Ừ nhỉ, sao hoa cũng phải rơi?” như một sự ngỡ ngàng trước việc cái đẹp cũng đến lúc lụi tàn. Giữa dòng đời thiên biến vạn hóa, chẳng ai có thể chắc chắn điều gì là vĩnh cửu. Giữa thế sự thương hải tang điền, không ai dám nói đến chuyện mãi mãi. Tuổi trẻ đẹp nhất rồi cũng sẽ trôi qua. Đối với tôi, đúng là những năm tháng ấy cũng sẽ bị cuốn vào dòng xoáy thời gian nhưng nó vẫn sẽ còn mãi trong kí ức của những người trẻ tuổi. Cũng giống như trong tiểu thuyết “Em sẽ đến cùng cơn mưa”, cô gái ấy chưa bao giờ chết vì vẫn luôn hiện diện trong trái tim những người đang sống.

Và cô gái năm ấy của những chàng trai phòng 307 cũng như vậy.

Mỗi năm, chúng tôi thắp những nén hương lên mộ của cô ấy, cầu mong cô ấy đem theo và giữ mãi những niềm vui ở trên thiên đàng.

Có ai đó đã nói câu này: “Người nắm giữ nhiều kỷ niệm nhất là người nhiều nỗi buồn nhất.”

Tôi sợ những nỗi buồn ấy sẽ đọng lại mãi trong đôi mắt người bạn của tôi. Nên mỗi lần, tôi đều ra hiệu cho mọi người đừng nhắc lại chuyện cũ.

Nhưng cậu ấy bảo:

“Đừng làm thế. Hãy cứ nói về cô ấy. Hãy nhớ về cô ấy. Đó là cách để cô ấy sống mãi bên cạnh chúng ta.”

Và chúng tôi đã nói về cô ấy. Chúng tôi nhớ về cô ấy.

Năm năm.

Mười năm.

Có thể là mười năm năm, hai mươi năm, hoặc lâu hơn nữa, đến hết cuộc đời này.

Cô gái của chúng tôi.

Kỷ niệm tuổi trẻ của chúng tôi.

Cô gái D2.

Có thể nhận xét rằng, cuốn sách không quá bi thương vì những sự đổ vỡ hay chia ly. Tuổi trẻ là thế, đủ loại dư vị. Tất nhiên, sau khi đi qua thời sinh viên, phòng 307 cũng đúc rút ra được những chân lý. Tôi tin chắc là dù có bao nhiêu năm nữa đi qua thì vẫn có một cơ số sinh viên ám ảnh với Triết học.

Có thể định nghĩa Triết học như thế này: “Triết học là một môn học đặc biệt, chuyên nghiên cứu, biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu!”

Triết học chính xác là như vậy.

Sinh viên đến giảng đường học Triết đông như kiến.

Sinh viên thi Triết rụng như sung.

Đối với sinh viên thì chuyện học hành tất nhiên là vô cùng quan trọng. Bởi vì tạch môn sẽ phải trả giá…khá đắt. Mỗi môn học sẽ để lại những dấu ấn riêng và những môn như Triết sẽ là biểu tượng cho những điều kinh khủng mỗi lần nhắc lại. Một môn học bất diệt trong danh sách đen của sinh viên muôn đời.

Dẫu vậy, cũng rất vui mà, đúng không?

5. Lời kết

Zihua Nguyễn không phải nhà văn hay một tác giả nổi tiếng. Anh chỉ là một người, từng có thời sinh viên như tất cả chúng ta. Anh có hài hước và ngây ngô, bi thương và trưởng thành hòa quyện lại thành thứ men say kí ức cho cuốn sách. Văn phong của anh được tạo nên bởi sự tự nhiên của chàng trai trẻ, không gồng mình cưỡng ép bằng sự mĩ lệ trong ngôn từ. Cốt truyện cũng không hồi hộp hay gay cấn, nhưng lại cuốn hút bởi chính sự chân thực và thân thuộc. Suy cho cùng, khả năng kể chuyện dễ đi vào lòng người cũng là một loại tài năng mà tác giả sở hữu.

Tôi đã từng tự hỏi rằng tại sao có thể dành thời gian và sự thích thú cho những câu chuyện trong Ký túc xá phòng 307 và cả những câu chuyện chẳng liên quan gì đến cuộc đời mình như vậy. Các nhân vật là những người tôi không hề quen biết, thậm chí còn không chắc họ có thật sự tồn tại trên cuộc đời này hay không nữa. Tuy nhiên, nếu bạn cũng giống tôi, chỉ đơn giản muốn tìm cảm hứng cho cuộc sống và trở thành một kẻ lang thang trên bình địa của những trang sách thì hoàn toàn có thể tìm đến Ký túc xá phòng 307. Cuốn sách sẽ đem lại những cảm xúc lạ lùng mà hân hoan và khiến bạn phần nào trân trọng hơn những gì bản thân đang có. Vào những tháng ngày chông chênh, tìm đến cuốn sách như để kiếm bạn tri âm hoàn toàn không phải một ý tưởng tệ đâu nhỉ?

Review chi tiết bởi: Mai Trang 

Mua sách Ký Túc Xá Phòng 307 ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Ký Túc Xá Phòng 307” khoảng 32.000đ đến 38.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Ký Túc Xá Phòng 307 Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Ký Túc Xá Phòng 307 Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Ký Túc Xá Phòng 307 Fahasa” tại đây

Đọc sách Ký Túc Xá Phòng 307 ebook pdf

Để download “sách Ký Túc Xá Phòng 307 pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *