Linh Sơn

Giới thiệu sách Linh Sơn – Tác giả Cao Hành Kiện

Linh Sơn

Linh Sơn của Cao Hành Kiện – nhà văn Pháp gốc Trung Hoa – thực chất, là cuộc du hành xuyên qua sương mù thời gian, không gian để gom góp, khảo sát lại những mảnh vỡ biểu tượng, di chỉ ký ức, truyền thống văn hóa và lịch sử Trung Hoa.

Các bối cảnh núi rừng hoang vu cho đến làng mạc, di tích có thực, những dấu chỉ thời gian huyền thoại như Nữ Oa, Phục Hy,… cho đến thời gian xác định của những thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Ngũ Tứ,… từ nông thôn đến đô thị đi vào tiểu thuyết này mông lung mê hoặc, lại rất giàu sức gợi.

Một tiểu thuyết đa bội điểm nhìn, phân mảnh về hình thức nhưng được tổ chức một cách chặt chẽ, một bút pháp vừa phóng khoáng vừa nghiêm cẩn của thứ văn chương lạnh (từ dùng của chính Cao Hành Kiện) nhìn sâu vào hệ giá trị Trung Hoa.

Đan xen trong những mảnh chuyện hành trình tâm thức ấy, là sự phản tư của người sáng tạo, những truy vấn về tiểu thuyết và cứu cánh văn chương.

Linh Sơn
Linh Sơn

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Linh Sơn
  • Mã hàng 8936144200155
  • Tên Nhà Cung Cấp Phanbook
  • Tác giả: Cao Hành Kiện
  • NXB: NXB Phụ Nữ
  • Trọng lượng: (gr) 560
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
  • Số trang: 552
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Linh Sơn

Đánh giá Sách Linh SơnĐánh giá Sách Linh Sơn
Đánh giá Sách Linh Sơn

1 Tác phẩm thể hiện một cái tôi đặc sắc, cái tôi đã xuất hiện mang một không gian tự sự cũng mang tính chất song trùng vừa thực tả vừa hư tả, nó cũng có những tên gọi thực về địa lí, về lịch sử hình thành và phát triển nhưng nó cũng là hư cấu của tác giả. Cái ảo tồn tại trên nền cái thực, trong ảo có thực làm cho người đọc lạc lối và chính điều này tạo nên sức hấp dẫn diệu kì của tác phẩm giá trị văn hóa đậm tính nhân văn. Tiếng nói riêng biệt đó được thể hiện qua nghệ thuật sáng tạo và xây dựng biểu tượng văn hoá.

2 Lần đầu mua sách từ nhà cung cấp Fahasa trên Tiki nên cũng có chút lo lắng. Tuy nhiên, từ khi nhận được đến lúc mở ra đều rất hài lòng. Đóng gói đẹp, bao bọc cẩn thận, sách cũng còn rất mới. Tiki giao hàng nhanh thì khỏi phải bàn rồi, tối qua đặt chiều nay đã có.

3 Sách còn nguyên seal chưa bóc, đóng gói kỹ càng, lại mua trong đợt sales nên rất ưng ý.

4 Một cuốn sách tuyệt hay! Sâu lắng và đầy triết lý. Xứng đáng giả Nobel Văn học.

5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ

Review sách Linh Sơn

Review sách Linh Sơn
Review sách Linh Sơn

Linh Sơn của Cao Hành Kiện là túi bửu bối thu thập hàng trăm khuôn mặt cách ta ngàn năm trước trong lịch sử Trung Hoa. Con người với ngàn khuôn mặt vẫn cô độc trong cuộc hành trình tìm lại cái hồn dân tộc, tìm bản ngã của chính mình trên nền móng văn hóa Trung Hoa vững chắc.

Như một lẽ vô tình hữu ý của tạo hóa, giải Nobel Văn học năm 2000 rơi vào tay nhà văn Trung Quốc (quốc tịch Pháp) đã chưng cất chất ảo mộng viễn chi xa lìa hiện thực trần thế này. Có người nói Cao Hành Kiện là kẻ gặp thời ăn may, trung dung nhất thời bởi Linh Sơn vừa rất hiện đại trong bút pháp, bố cục khi các chương về “ta” và chương về “mi” đối xứng phi thường hoàn mỹ vừa mang quốc túy, hồn cốt, khí phách của dân tộc Trung Hoa. Nhưng thực tế, đây là một huy chương xứng tầm với người dũng sĩ can đảm đối diện với tấm thảm đinh của sự thực cuộc đời.

Ban đầu, chúng ta cứ tưởng Linh Sơn là một thiên tiểu thuyết còi cọc bởi tác phẩm hoàn toàn không có nhân vật (theo như chuẩn văn học là phải có tên họ, xuất xứ, hoàn cảnh,…) thậm chí cả cái bóng ảo mị. Nhưng không, chính những “thiếu sót” ấy khiến tác phẩm nhuốm một màn sương ảo ảnh cuốn hút những người say mê tiểu thuyết hiện đại. Từ những ấn dấu của các di tích có thực, thần thoại về Nữ Oa, Phục Hy,…đến thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Ngũ Tứ,…hoặc từ những ảo ảnh nông thôn đến núi tuyết mênh mông đều xuất phát từ chuyến đi kéo dài 10 tháng xuyên qua 15.000 km thung lũng Tứ Xuyên, trung tâm lục địa Trung Quốc của Cao Hành Kiện. Nó bắt đầu từ hiện thực, nhưng tuyệt đối không phải là hiện thực.

Với 552 trang viết, tác giả không đánh rơi bất kì một khuôn mặt thấp thoáng, lấp ló đâu đó thuộc dạng thiểu số. Và theo lẽ dĩ nhiên, Linh Sơn là một tác phẩm huyền ảo đặc biệt kén người đọc. Chỉ khi gặp phải người ưa thích chăm bẵm tâm hồn, ham kiếm tìm chân dạng của cuộc sống giữa ngàn vạn giấc mơ phù phiếm xa hoa của cuộc sống thì nó mới sống đúng với giá trị của nó.

81 chương là 81 kiếp khổ nạn đi cho trọn cuộc du hành xuyên qua sương mù thời gian, không gian để gom góp, khảo sát lại những mảnh vỡ biểu tượng, di chỉ ký ức, truyền thống văn hóa và lịch sử Trung Hoa. Hay còn được ví von như 81 anh em mà Suy Vưu dẫn đầu để đánh lũ ma quỷ hiện hình ở mọi nơi trên thế gian nhằm đem lại trật tự cho cuộc sống con người.

Linh Sơn sống với tầm vóc là một tiểu thuyết đa bội điểm nhìn, phân mảnh góc quay nhằm soi chiếu vào câu hỏi mang tính thời đại: “Ta” là ai, “ta” cần gì, “ta” phải làm gì. Đồng thời, Cao Hành Kiện đã góp phần đổi mới ngôn ngữ và cấu trúc tiểu thuyết hiện đại Trung Hoa qua một cốt truyện mờ hóa, theo kết cấu kép và lồng khung xâu chuỗi. Một cốt truyện siêu tiểu thuyết. Nơi mà trong đó có các cuộc đối thoại giữa những đại từ nhân xưng như sau:

Đại từ “ta”-cái tôi trong cuộc hành trình đi tìm vật lý.

Đại từ “mi”-cái tôi trong cuộc hành trình đi tâm linh.

Đại từ “nàng”-cái tôi nữ tính trong một cơ thể nam tính.

Tất cả dường như chung sống trong một con người bằng xương bằng thịt hoặc cũng có thể tất cả chỉ là hư vô. Có mà như không, không mà như có. Linh Sơn chỉ là một địa danh ở Trung Quốc hay là núi hồn mang ý nghĩ ẩn dụ là cõi tâm linh sâu thẩm bên trong con người do tác giả vẽ ra? Có lẽ nào khi càng nỗ lực tìm kiếm thì càng không thấy được Linh Sơn? Cuộc hành hương tìm lại quốc hồn của nhà văn trở nên vô nghĩa, hóa thành công cốc rồi chăng?

Để trả lời cho những câu hỏi trên xin hãy nhớ đến câu nói của André Malraux: “Một đời chẳng bằng cái quái gì nhưng chẳng cái quái gì bằng một đời”. Một đời ngắn ngủi nhưng quý giá vô ngần. Một đời cũng có thể vô nghĩa dẫu dài và rộng bao nhiêu. Bởi đâu phải ai cũng tìm được núi hồn của chính mình và giữa đường đời gồ ghề, chông chênh ấy, ta đi tìm một người ra hồn ở đâu ra?

Bản lai chân diện mục

Cao Hành Kiện là một nhà văn “lưu vong” ưa sử dụng văn chương lạnh (cách dùng của ông) khi muốn khai phá một chủ đề mới. Vì ông là người không “mặn mà” với đất nước của chính mình theo như Thẩm Tùng Văn từng nói. Nhưng khi đọc văn ông, ta như chứng kiến sự tái hiện lịch sử Trung Hoa ngàn đời trước một con mắt thâm thúy và khốc liệt hiếm thấy với hàng trăm nhân vật góp mặt.

“Bản lai chân diện mục” là một từ ngữ nhà Phật khi chỉ về trạng thái con người trước khi cha mẹ sinh, trước khi trời đất phân cách, trước khi bạn nhận người thân. Đó là bộ mặt không màu sắc, không hình thể, không tướng mạo trong cõi hư không. Với tôi, trong Linh Sơn với 81 bậc thang ngắn ngủi mà sâu sắc kia, nhà văn họ Cao đã lôi ra cho bằng được “bản lai chân diện mục” của đất nước Trung Hoa cách ta mấy nghìn năm lịch sử bằng một giọng văn lạnh nhạt đến mức không màu, màu vị, không chủ nghĩa.

Đọc Linh Sơn ta sẽ bắt gặp những khuôn mặt quen thuộc đen nhẻm, lầm lũi, lam lũ đang chật vật tìm chỗ đứng trong cuộc sống bề bộn thường nhật. Không phải nhân vật thuộc về bề nổi của cuộc sống mà thuộc về bề mặt trầm tích.

Đó là một con thỏ lông trắng, mắt đỏ, bạn của “ta” trong truyện nổi lềnh bềnh, nhớp nhúa trong hố phân.

Đó là con cún chết đuối trong sông qua làng.

Đó cũng là con gấu trúc đói mò về xin ăn giữa khuya khoắt rừng sâu…

Hẩm hiu, khốn nạn và rủi ro đến tận cùng.

Những loài vật ấy dù chỉ sống tạm bợ, tồn tại thoáng qua nhưng khiến cõi lòng mỗi chúng ta nhức nhối không kém gì nhân vật dẫn chuyện “ta”. Họ sống trong sự tù túng, cô đơn, mặc cảm đến tận cùng. Đồng thời, nhân vật “ta” cũng có những lúc cô đơn đến mức như những loài vật ấy.

Trong chương 10, nhân vật “ta” mắc kẹt trong khu vực trắc địa hàng không 12M ở độ cao hơn ba nghìn mét mà không có bản đồ, không có âm thanh, chỉ có sương mù phủ quanh. Trong chương 18, nhân vật “ta” nhận ra kính viễn vọng của trạm quan sát không thấy rõ được mặt của anh ta, mặt hồ hoang vắng, vào buổi chiều tối, trời lạnh giá và bùn thì ngập đầy chân không rút ra được.

Lúc đầu, “ta” có chút hoảng hốt nhưng “khi mạch máu thái dương đập mạnh, ta hiểu ra rằng tự nhiên đã chơi ta một vố, chơi khăm kẻ không có tín ngưỡng, không biết sợ hãi gì như ta”. Nhân vật “ta” bình tĩnh đến lạ với suy ngẫm triết học vô cùng vì anh ta phát hiện ra “không có tiếng dế rúc, cũng chẳng có tiếng ếch nhái kêu. Chắc đây là cái tĩnh mịch nguyên thủy đã mất hết ý nghĩa mà ta đang tìm kiếm chăng”.

Nó nói về việc đôi lúc cuộc sống sẽ đặt bản thân ta vào tình huống khẩn cấp, bức bách ta phải làm gì đó ngay lập tức để giải quyết vấn đề nhưng hãy bình tâm lại và đừng để lạc mất chính mình. Cao Hành Kiện là một người “vô chủ nghĩa” khi không hướng con người đến một cách giải quyết hợp lí mà chỉ xây dựng cốt truyện rối rắm, không đầu không đuôi, không theo trật tự logic nào như thế để người đọc tự có cách lí giải riêng của chính mình về bản thể, bản ngã hoặc cuộc đời của một ai đó xa lạ.

Ông viết về Đại Vũ, Nữ Oa, Chu Nguyên Chương, về “nàng”-nhân vật nữ mang nét man mát buồn mà đẹp lạ thường, về những con vật tưởng tầm thường đến mức không đáng viết nhưng đặc biệt nhất vẫn là nhân vật “mi” với câu nói “Thế giới này không dung nạp kẻ thông minh tuyệt đỉnh, nên phải điên mới hòa nhập vào cái hoàn hảo của thế giới”. Trong khi nhân vật “ta” mất hút giữa khu rừng sương mù bao phủ” thì nhân vật “mi” lạc lối trong “dòng sông đen ngòm”, “dòng sông chết”, “khu rừng nguyên sinh tĩnh mịch”. Nhân vật “mi” giác ngộ bởi tiếng chuông mong manh khi bước tới hồ băng còn nhân vật “ta” thì giác ngộ bởi tiếng chuông trên chùa Quốc Thanh trong chương 69. “Mi” như cái bóng của “ta”. “Mi” là hồi ức khó tháo gỡ của “ta”. “Mi” là sự phản tư đối lập với “ta”.

Có lẽ nhân vật “mi” chính là người bạn tâm linh vỗ về cõi lòng của nhân vật “ta” trong cuộc hành hương tìm đến Linh Sơn. Như một lẽ tự nhiên nhất của nhà văn lưu vong Cao Hành Kiện tìm về hồn cốt của quê hương đất Bắc chính mình vậy.

Quốc họa một đời, núi đợi người tìm hồn về

Trong Linh Sơn, chúng ta luôn cảm nhận được con người sống với sự hoài nghi về giá trị bản thân, hoài nghi về thực tại, hoài nghi về lịch sử dân tộc đậm nét. Nhà văn họ Cao luôn đặt quan niệm về tính không logic khi sử dụng ngôn ngữ của mình là bởi vì “tôi chỉ muốn kể lại từ đầu bằng thứ ngôn ngữ vượt quá nhân quả và logic. Thiên hạ kể nhiều chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi cũng có thể như thế”.

Đột nhiên, bỗng nhớ đến câu nói trong “Cơm thầy cơm cô” của nhà văn hiện thực phê phán Vũ Trọng Phụng: “Tiểu thuyết kể những điều mà loài người bảo là không có thật. Sự đời, trái lại, lại có những điều mà tiểu thuyết không dám tin”. Thế nên không một ai trong chúng ta trông rõ thực trạng của cuộc đời và tiểu thuyết nếu chỉ thông qua thứ ngôn ngữ thuộc về nhân quả và logic ấy. Đôi khi những sai lầm to lớn đều là do con người quá tỉnh táo mà sa vào. Tiểu thuyết là một sự khác với sự đời, là anh em sinh đôi nhưng khác trứng. Trong cuộc hành trình đi tìm núi hồn, ta buộc phải hoài nghi triệt để và tường tận những góc khuất, khía cạnh mà cả cuộc đời và tiểu thuyết từng hướng ta tin tưởng. Nhà văn lại quay về với địa vị chứng nhân, nghi ngờ sự thật được ghi chép và tìm ra cái chân thật nhất để trả nó về vị trí vốn có của nó.

Cao Hành Kiện đã vận dụng nhuần nhuyễn cả bút pháp Á Đông(bản thân ông là người họa sĩ vẽ tranh thủy mặc) và Phương Tây trong một bức họa nhuốm màu hoài nghi mang tên Linh Sơn mà không hề nuông chiều thị hiếu của độc giả trên toàn thế giới dù chỉ một chút. Với những cái “ta”, “mi, “nàng” luôn đóng cửa cài then tình tự với chính mình.

Vậy, vì sao bạn phải đọc Linh Sơn? Thật nực cười làm sao, bởi không một ai trên thế giới hỏi vì sao họ phải đọc Shakespeare cả.

Linh Sơn cần thời gian để chứng minh được tầm vóc và giá trị nhân văn vượt thời gian của nó. Có lẽ là mười năm, hai mươi năm, một trăm hoặc ngàn năm sau Linh Sơn sẽ trở nên bất hủ như Hamlet của Shakespeare. Điều đó thuộc về bánh quay của số phận. Mọi phán xét về tác phẩm đều chỉ là “thầy bói xem voi”, quy chụp về “thứ văn hóa Trung Hoa” đã được học thuật nâng lên làm kinh sách. Nhưng dù sao thì cũng đừng để mọi con chữ mất đi giá trị bất tử của nó chỉ bởi sự không kiên nhẫn của chính bạn. Hãy đọc Linh Sơn một lần trong đời để sống với phiên bản bản tốt nhất của chính mình trong thế giới màu nhiệm này.

Linh Naby

Mua sách Linh Sơn ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Linh Sơn” khoảng 143.000đ đến 168.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Linh Sơn Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Linh Sơn Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Linh Sơn Fahasa” tại đây

Đọc sách Linh Sơn ebook pdf

Để download “sách Linh Sơn pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *