Nhịp Thở Chao Nghiêng
Giới thiệu sách Nhịp Thở Chao Nghiêng – Tác giả Herta Müller
Nhịp Thở Chao Nghiêng
Kết thúc cuộc Thế chiến thứ hai, những người gốc Đức ở Rumani từ 17 đến 45 tuổi, không kể đàn ông hay đàn bà, đều bị lùa lên xe chở gia súc và đi đến những khu trại tập trung của Liên Xô. Những đợt lao động cưỡng bức như vậy được cho là để trừng phạt và chuộc tội cho những tội ác của chế độ Đức Quốc xã. Hàng trăm ngàn người phải làm việc như một cỗ máy, nhưng lại là một cỗ máy rệu rã – vì đói, bị lưu đày và truất hữu nhân tính.
PHANBOOK và NXB Hội Nhà Văn trân trọng giới thiệu!
————————–
Nhịp thở chao nghiêng (nguyên tác: Atemschaukel) của tác giả Herta Müller là quyển tiểu thuyết đoạt giải Nobel năm 2009. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam của nhà văn này.
Sau Thế chiến thứ Hai, Leo Auberg, chàng trai 17 tuổi người Đức sống ở Rumani bị lùa vào trại lao động của Liên Xô. Câu chuyện dược Herta Müller viết với một lỗi văn chương tiểu thuyết hồi tưởng dồn nén, lãnh lẽo, sắc bén nhưng đây tính thơ trên bức tranh cuộc sống tàn bạo và khốn cùng.
Xưởng gạch, mỏ than, công trường… là nơi con người bị cưỡng bách trong một cỗ máy rệu rã. Họ rơi vào nỗi ám ảnh, ảo giác về cái đói, cái chết. Leo Auberg trải qua thế giới “Gulag” của các bản năng sinh tồn tầm thường, từ tăm tối huyễn tưởng thiên đường. Nhân tính, tự do hay tình yêu bị thứ thực tế tàn nhẫn làm cho biến dạng, rút kiệt dần dần…
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Nhịp Thở Chao Nghiêng
- Mã hàng 8936144201589
- Tên Nhà Cung Cấp Phanbook
- Tác giả: Herta Müller
- Người Dịch: Đỗ Phương Thùy
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Trọng lượng: (gr) 300
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 x 0.8 cm
- Số trang: 316
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
Thông tin tác giả
Müller sinh năm 1953; là nhà văn người Đức sinh trưởng tại Rumani. Bà nổi tiếng với những tác phẩm miêu tả cuộc sống khó khăn ở Rumani dưới chế độ độc tài Nicolae Ceaușescu. Bà là chuyên gia nghiên cứu tiếng Đức và văn học lãng mạn tại Đại học Timișoara (Rumani).
Tuyển truyện ngắn đầu tay của Herta Müller Niederungen (Vùng đất thấp) ra mắt tại Rumani năm 1982 nhưng bị kiểm duyệt. Sau hai năm, tác phẩm này xuất bản đầy đủ ở Đức và gây tiếng vang. Năm 1987, bà di tản sang Đức. Từ năm 1995, Herta Müller trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Ngôn ngữ và Thơ ca Đức.
Các tác phẩm tiêu biểu: Der Fuchs war damals schon der Juger (Con cáo từng là thợ săn, 1992), Herztier (1994), Heute war ich mir lieber nicht begegnet (Giấy triệu tập, 1997)… Bà từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như: Kleist, Frankz, Kafka, Impac, Roswwitha, Aristeion và huy chương Carl Zuckmayer.
Herta Müller được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học vào năm 2009 “vì những cống hiến cho thi ca và những tác phẩm văn xuôi bộc trực, miêu tả một quê hương mà tác giả phải lìa xa.”
2. Đánh giá Sách Nhịp Thở Chao Nghiêng
1 Không nghĩ tác phẩm nayf được xb tại VN.. Gulag là có thật. Sách hay,đáng mua. Giao nha h,bao bì cẩn thận.
2 Đây là cuốn đầu của bà tác giả nobel này ở việt nam.hy vọng sách hay.
3 Sách còn nguyên vẹn. Tiki giao hàng đúng thời gian dự kiến.
4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
5 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
Review sách Nhịp Thở Chao Nghiêng
Xi măng không bao giờ đủ. Than thì lại quá thừa. Có cả gạch bê tông, đá dăm và cát. Xi măng lúc nào cũng cạn kiệt. Tự nó cứ hao mòn dần. Phải coi chừng xi măng, nó có thể trở thành ác mộng. Không chỉ tự hao mòn, nó còn có thể biến mất trong chính nó. Và tất cả chỉ toàn xi măng, xi măng thì lại chẳng còn.
Tên quản đốc gào: Phải chú ý coi chừng xi măng.
Gã đội trưởng gào: Phải tiết kiệm xi măng.
Và khi gió đi qua: Không được để bay xi măng.
Và khi mưa gió hay tuyết rơi: Không được để ướt xi măng.
Xi măng đựng trong bao giấy. Giấy xi măng lại quá mỏng cho cả bao đầy ụ. Dù khiêng một mình hay hai người, dù ôm trước bụng hoặc tóm bốn góc – nó vẫn rách. Không thể tiết kiệm xi măng với cái bao rách. Nếu bao rách lúc khô, một nửa xi măng rơi xuống đất. Nếu bao rách khi ướt, một nửa xi măng dính lại trên bao. Người ta không thể thay đổi được điều này. Càng cố tiết kiệm xi măng, nó lại càng trở nên hoang phí. Xi măng phản bội như bụi đường, sương và khói – nó bay trong không khí, bò trên mặt đất, dính vào da thịt. Nó ở khắp mọi nơi, nhưng không thể tóm nó ở bất cứ chỗ nào.
Người ta phải tiết kiệm xi măng nhưng lại phải coi chừng bản thân khi ở bên nó. Tuy cẩn trọng vác bao nhưng xi măng vẫn ngày càng ít đi. Người ta bị rủa là gây thiệt hại kinh tế, dân phát xít, đồ phá hoại, kẻ trộm xi măng. Người ta loạng choạng đi qua tiếng chửi rủa và làm như bị điếc. Người ta đẩy xe vữa trên tấm ván lệch qua giàn giáo lên tường. Tấm ván lắc lư, người ta giữ chặt xe vữa. Không thì sẽ bay vù lên trời vì dạ dày rỗng tuếch đã trèo lên đến đầu.
Những người quản xi măng muốn nghi ngờ điều gì. Dân lao động cưỡng chế không có gì trên người ngoài Pufoaika, bộ quần áo chần bông, chiếc vali và chỗ nằm trong khu trại. Ăn trộm xi măng để làm gì. Người ta không mang theo nó như đồ ăn cắp mà như vết bẩn trơ tráo. Ngày nào cũng đói mờ mắt, mà xi măng thì có ăn được đâu. Người ta có thể lạnh cóng hoặc toát mồ hôi nhưng xi măng thì không sưởi ấm hay làm mát. Sở dĩ nó khuấy lên nghi vấn vì nó bay, len lỏi và bám dính, vì nó xám như thỏ, mịn như nhung và tan biến vô định mà không cần lý do.
Công trường xây dựng ở sau trại, bên cạnh chuồng ngựa từ lâu chẳng còn con nào ngoài vài cái máng ăn. Sáu nhà được xây cho người Nga, sáu căn hộ đôi, người ta bảo. Mỗi nhà có ba phòng nhưng ít nhất phải có tới năm gia đình cùng sống trong đó, chúng tôi tự nhủ. Vì khi đi ăn xin, chúng tôi chứng kiến sự nghèo nàn của người dân và đám học sinh gầy gò. Gái cũng như trai, tất cả đều cạo trọc đầu, đều mặc áo cánh xanh nhạt. Cứ hai đứa một xếp hàng dắt tay nhau đi, hát những bài hùng ca trên đám bùn bên cạnh công trường. Một bà béo câm lặng đi đầu và cuối hàng, ánh mắt khó đăm đăm, mông lắc lư như con thuyền.
Có tám tiểu đội lao động trên công trường. Họ đào móng, khuân gạch bê tông và bao xi măng, trộn vôi và hỗn hợp bê tông, đổ móng, trộn vữa cho thợ xây, khiêng vữa bằng băng ca, đẩy vữa bằng xe cút kít lên giàn giáo, làm vữa thạch cao cho tường. Sáu khu nhà được xây cùng một lúc, chạy đi chạy lại, tất cả lộn xộn nháo nhào và hầu như không tiến triển chút nào. Người ta trông thấy thợ xây, vôi vữa và gạch ngói trên giàn giáo nhưng lại không thấy những bức tường cao lên. Đó là sự mơ hồ khi xây dựng – ngóng cả ngày thì không thấy tường mọc. Sau ba tuần chúng đột nhiên cao vọt, hẳn chúng đã mọc. Có thể qua đêm, tự mọc như trăng. Các bức tường mọc lên một cách khó hiểu cũng như khi xi măng biến mất. Người ta bị sai khiến tứ phía, vừa bắt tay vào chỗ này đã lại bị lùa ra chỗ khác. Người ta bị bạt tai và ăn đạp. Bên trong trở nên ngang bướng và u sầu, bên ngoài lại hèn hạ và ngoan như chó. Xi măng ăn nướu răng sưng tấy. Nếu mở miệng, môi sẽ rách như vỏ bao xi măng. Người ta ngậm miệng và phục tùng.
Ngờ vực còn mọc cao hơn bất cứ bức tường nào. Trên công trường u ám, người này ngờ kẻ nọ khuân góc bao xi măng nhẹ hơn mình, lợi dụng mình để tranh thủ nghỉ ngơi. Ai cũng bị tiếng gào thét sỉ nhục, bị xi măng chơi xỏ, bị công trường lừa đảo. Cùng lắm nếu có ai đó chết, tên đội trưởng sẽ bảo: Schalko, otschin Schalko, đáng tiếc, rất đáng tiếc. Rồi hắn đổi giọng ngay sau đó: Wnimanije, chú ý vào.
Người ta lao động cật lực, nghe rõ nhịp đập tim mình và: phải tiết kiệm xi măng, phải coi chừng xi măng, không được để ướt nó, không được để bay nó. Nhưng xi măng thì lại nhởn nhơ, tự phung phí bản thân và đến tận cuối cùng vẫn bủn xỉn với chúng tôi. Chúng tôi sống theo ý xi măng. Chính nó mới là tên trộm, chính nó ăn trộm của chúng tôi. Không chỉ có vậy, xi măng còn khiến người ta trở nên xấu tính. Xi măng gieo rắc ngờ vực bằng cách bay đi tản tác, chính nó mới là kẻ mưu mô.
Mỗi buổi tối trên đường về nhà, trong khoảng cách cần giữ với xi măng, quay lưng lại với công trường, tôi biết chúng tôi không lừa gạt lẫn nhau mà tất cả đều bị người Nga và xi măng của họ lừa gạt. Nhưng tới ngày hôm sau, ngờ vực lại kéo tới mà tôi không hề biết và chống lại tất cả mọi người. Ai cũng đều cảm nhận được điều này. Ai cũng chống lại tôi. Và tôi cảm nhận được điều này. Xi măng và thần đói là đồng mưu. Cái đói xé lỗ chân lông rồi chui vào. Khi nó đã ở bên trong, xi măng bèn bịt lại và thế là người ta bị trát xi măng.
Xi măng có thể trở nên độc địa trong tháp của nó. Tháp này cao tới 40m, không một ô cửa sổ, trống rỗng. Gần như rỗng nhưng người ta vẫn có thể chết đuối trong đó. So với độ cao của tháp thì xi măng chỉ là những mẩu vụn nhưng chúng nằm vương vãi xung quanh chứ không đựng trong bao. Chúng tôi tay không cào chúng vào xô. Thứ xi măng này tuy cũ nhưng nham hiểm và tinh ranh. Nó sống động và luôn rình rập, trượt khỏi chúng tôi xám im lìm, còn nhanh hơn lúc chúng tôi giật mình vùng chạy. Xi măng biết chảy, nó trôi nhanh và lặng hơn cả nước. Người ta có thể bị nó tóm và dìm chết đuối.
Tôi bị ốm xi măng. Hằng tuần liền, tôi nhìn đâu cũng thấy xi măng. Trời trong là xi măng trát phẳng, trời nhiều mây đầy những đụn xi măng. Mưa nối trời và đất bằng những dải xi măng. Xoong thiếc xám rỗ làm bằng xi măng. Chó canh khoác trên mình bộ lông xi măng, cả chuột trong bãi rác thực phẩm phía sau căng tin. Rắn thằn lằn bò giữa những khu trại trong chiếc tất dài bằng xi măng. Khóm dâu tằm chi chít tổ kén, ống phễu bằng lụa và xi măng. Khi mặt trời chiếu gắt, tôi muốn gạt chúng ra khỏi mắt nhưng chúng đã không còn ở đấy. Đêm đêm, con chim xi măng đậu trên sân triệu tập bên giếng nước. Nó hót gai góc, một bài ca bằng xi măng. Luật sư Paul Gast biết loài chim này từ hồi ở nhà, một loài sơn ca. Tôi hỏi: Ở nhà, nó cũng bằng xi măng à. Ông lưỡng lự rồi đáp: Ở nhà, nó tới từ miền Nam.
Tôi không hỏi ông điều kia vì người ta nhìn thấy nó trên những bức tranh trong phòng gác và nghe từ loa phóng thanh: Gò má và giọng nói của Stalin là gang đúc nhưng ria mép ngài lại từ xi măng nguyên chất. Trong trại, làm gì cũng khiến người ta vấy bẩn. Nhưng không vết bẩn nào lại trơ tráo như xi măng. Xi măng khó tránh như bụi đất, người ta không thấy nó tới từ đâu vì nó đã có ở đây. Ngoài cái đói ra thì chỉ có nỗi nhớ nhà trong đầu là nhanh như xi măng. Nó ăn trộm cũng nhanh, người ta chết đuối trong nó cũng nhanh như thế. Đối với tôi, chỉ có một thứ còn nhanh hơn xi măng trong đầu – nỗi sợ hãi. Chỉ như thế tôi mới có thể lý giải được vì sao tôi bí mật ghi lại trên mẩu bao xi măng nâu mỏng trên công trường ngay từ đầu mùa hạ:
MẶT TRỜI ĐỨNG BÓNG TRONG SƯƠNG
NGÔ VÀNG, KHÔNG CÒN THỜI GIAN.
Tôi không viết thêm gì vì phải tiết kiệm xi măng. Thực ra thì tôi muốn ghi một điều hoàn toàn khác:
Sâu và nghiêng và đỏ au rình rập
nửa vầng trăng trên trời
đang chực lặn.
Tôi tự thưởng cho mình điều này, tôi khẽ nhẩm trong miệng. Và nó cũng vỡ vụn ngay, xi măng nghiến rin rít trong răng tôi. Rồi tôi im lặng.
Giấy cũng phải tiết kiệm. Và giấu thật kĩ. Ai bị bắt quả tang mang giấy có chữ sẽ bị tống xuống ngục – một khối bê tông, mười một bậc thang sâu dưới đất, chật đến nỗi chỉ có thể đứng. Ngập ngụa mùi phân hôi thối và ti tỉ sâu bọ. Phía trên bịt kín lưới sắt.
Đến tối, khi húp những bước chân trên đường về nhà, tôi thường bảo mình: Xi măng ngày một ít đi, nó có thể tự biến mất. Mình cũng làm bằng xi măng, cũng ngày một hao mòn. Vì sao mình lại không thể biến mất.
Những người phụ nữ đá vôi
Những người phụ nữ đá vôi là một trong tám tiểu đội lao động trên công trường. Trước tiên họ kéo xe ngựa chở đá vôi vụn lên trên dốc thoải bên cạnh chuồng ngựa rồi sau đó xuống dưới hố vôi bên rìa công trường. Xe là thùng gỗ lớn hình thang. Bên mỗi càng xe có năm người phụ nữ quàng dây da quanh vai và hông. Một tên cai đi bên cạnh. Họ kéo xe với đôi mắt ướt tròn và miệng há nửa vì mệt nhọc.
Trudi Pelikan là một trong số những phụ nữ đá vôi.
Khi mưa xối hằng tuần xuống thảo nguyên và bùn đọng quanh hố vôi như hoa nấm là lúc phù du trở nên sỗ sàng. Trudi Pelikan bảo phù du ngửi được mùi muối trong mắt người và vị ngọt nơi vòm miệng. Người ta càng yếu đi bao nhiêu thì mắt càng ướt và nước bọt càng ngọt thêm bấy nhiêu. Trudi Pelikan bị cột ở tít sau vì quá yếu để kéo phía trước. Phù du không thèm đậu bên khóe mắt mà ngay trên con ngươi, không thèm trên môi mà chui vào trong miệng. Trudi Pelikan loạng choạng. Khi cô vấp ngã, xe nghiến qua những ngón chân.
Đỗ Phương Thùy dịch
(Tác phẩm Nhịp thở chao nghiêng (Atemschaukel) đã được Phanbook mua bản quyền và sẽ xuất bản trong thời gian tới)
Mua sách Nhịp Thở Chao Nghiêng ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Nhịp Thở Chao Nghiêng” khoảng 195.000đ đến 198.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nhịp Thở Chao Nghiêng Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nhịp Thở Chao Nghiêng Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nhịp Thở Chao Nghiêng Fahasa” tại đây
Đọc sách Nhịp Thở Chao Nghiêng ebook pdf
Để download “sách Nhịp Thở Chao Nghiêng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Chào Thế Giới Bây Giờ Con Đã Đến
- Hòn Đảo Của Tiến Sĩ Moreau
- Vợ Ảo – Smart Wife
- Lạc Quan Gặp Niềm Vui Ở Quán Nỗi Buồn
- Gói Nỗi Buồn Lại Và Ném Đi Thật Xa
- Mình Sinh Ra Đâu Phải Để Buồn
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free