Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Giới thiệu sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối – Tác giả Nguyễn Văn Huyên

Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Năm 1934, ở tuổi 29, Nguyễn Văn Huyên là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụNhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á. Ngay sau đó, hai bản luận án xuất sắc này được in thành sách và xuất bản ở Pháp với sự hoan nghênh của giới chuyên môn châu Âu lúc bấy giờ.

Được tuyển chọn trong cuốn sách này, hai công trình trên, cùng với các nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Huyên, là những chuyên khảo mở đườngcho việc tìm hiểucặn kẽ các phương diện trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Các điều tra, mô tả của ông trải rộng từ các loại hình nhà ở, các kiểu cư trú, vấn đề chi tiêu, ăn uống, cho đến các hoạt động kiện cáo, hát đối đáp hay thờ cúng thành hoàng của người nông dân Việt Nam. Dựa trên những khảo tả kỹ lưỡng, kết hợp với phân tích khoa học tinh nhạy, Nguyễn Văn Huyên cho ta hình dung về những cách thức cùng nguyên do đưa đẩy người Việt đến sự sinh hoạt phong phú tự bao đời.

Khởi đầu bằng tiếng Pháp trong sự đối thoại với trường tri thức châu Âu, các công trình của Nguyễn Văn Huyên trở lại với bạn đọc Việtchắc chắn sẽ thúc đẩy những suy tư, kiếm tìm và cả đối thoạicủa độc giả hôm nay về văn hóa, văn minh Việt Nam.

Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú - Kiến Trúc - Hát Đối
Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối
  • Mã hàng 8935235228276
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Nguyễn Văn Huyên
  • NXB: NXB Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 900
  • Kích Thước Bao Bì: 24 x 15.5 cm
  • Số trang: 664
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

Nguyễn Văn Huyên(1905-1975) sinh tại Hà Nội, nguyên quánxã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Năm 1923, Nguyễn Văn Huyên sangPháp du học. Năm 1934 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris với luận án chính Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam và luận án phụNhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á. Năm 1935 ông về nước, dạy học tại Trường Bưởi. Năm 1938 ông chuyển sang nghiên cứu tại Trường Viễn Đông Bác cổ. Năm 1941 ông là ủy viên Hội đồng Nghiên cứu khoa học Đông Dương.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức tổng giám đốc Vụ Đại học thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục, kiêm giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ. Tháng 11 năm 1946, ông giữ chức bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một số công trình của Nguyễn Văn Huyên do Nhã Nam xuất bản:

  • Hội hè lễ tết của người Việt (2017)
  • Văn minh Việt Nam (2018)
  • Sinh hoạt của người Việt: cư trú – kiến trúc – hát đối (2020)

2. Đánh giá Sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Đánh giá Sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú - Kiến Trúc - Hát Đối
Đánh giá Sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

4 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

5 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!

Review sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Review sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú - Kiến Trúc - Hát Đối
Review sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối

Bằng những khảo sát, miêu tả kỹ lưỡng, kết hợp phân tích khoa học, Nguyễn Văn Huyên giúp bạn đọc hình dung về sinh hoạt phong phú từ bao đời của người Việt.

Nhắc tới lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học nước ta, không thể không nói tới Nguyễn Văn Huyên và các công trình của nhà bác học này.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) là nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nhà giáo dục từng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong gần 29 năm. Ông có nhiều đóng góp cho học thuật nước nhà, trong đó di sản nổi bật là những công trình nghiên cứu có giá trị lâu bền.

Hai công trình nghiên cứu ở tuổi 29

Từ năm 1934, khi 29 tuổi, Nguyễn Văn Huyên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp với luận án chính “Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam” và luận án phụ “Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á”. Hai công trình được xuất bản thành sách ngay sau đó, được giới chuyên môn Pháp đón nhận.

Năm 1935, Nguyễn Văn Huyên về nước, ông dạy học rồi chuyển sang nghiên cứu, làm quản lý. Ông tiếp tục mở rộng đối tượng nghiên cứu: Lễ tết, phong tục trong năm, làng xã và nông dân, phong tục thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng làng, trang phục, lễ hội, chữ Nôm của người Tày Lạng Sơn…

Các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên đã được công bố trong một số cuốn sách tiếng Việt. Vài năm gần đây, công ty sách Nhã Nam lần lượt phát hành những cuốn sách tập hợp các công trình của Nguyễn Văn Huyên theo từng chủ đề: Hội hè lễ tết của người Việt (2017), Văn minh Việt Nam (2018), và mới đây nhất là Sinh hoạt của người Việt (phát hành ngày 29/12/2020).

Sinh hoạt của người Việt là cuốn sách dày 661 trang, tập hợp hai công trình nghiên cứu “Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam”, “Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á” và những chuyên khảo mở đường cho việc tìm hiểu các phương diện trong đời sống sinh hoạt của người Việt.

“Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam” là nghiên cứu thơ và ứng tác thơ ở góc nhìn dân tộc học. Nguyễn Văn Huyên khảo sát sự ứng tác thơ diễn ra tại các lễ hội hát đối. Ông chọn Lim – trung tâm hội hè lớn nhất vùng châu thổ Bắc bộ – để quan sát và phân tích khả năng đối đáp của người bình dân.

Công trình cho thấy sự vận hành và tổ chức của thơ ca bình dân tiếng Việt, nghiên cứu hát đối trên nhiều phương diện: Âm nhạc trong các bài hát đối, các nhóm từ, thơ, ứng tác thơ, đề tài các bài hát, giao tiếp của nam – nữ khi hát đối…

Nếu “Hát đối của nam nữ thanh niên ở Việt Nam” cho thấy sinh hoạt văn hóa thì “Nhập môn nghiên cứu cư trú nhà sàn ở Đông Nam Á” nghiên cứu về kiểu hình nhà ở. Tác giả nghiên cứu nhà sàn – kiểu nhà của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á, chỉ ra những tương đồng và khác biệt của chúng.

Nghiên cứu không chỉ cho thấy sự đa dạng loại hình cư trú, kiến trúc, sự phân bố của nhà sàn ở khu vực Đông Nam Á, mà còn tiết lộ các đặc trưng, cá tính của cư dân bản địa.

Sự thông tuệ của Nguyễn Văn Huyên

Bên cạnh hai công trình nổi tiếng, sách Sinh hoạt của người Việt còn có các nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác như: Người nông dân (Vấn đề nông dân Việt Nam ở Bắc Kỳ); ăn uống (Một cuộc điều tra về tình hình ăn uống của người Việt Nam); các hoạt động kiện cáo (Nghiên cứu về các vụ kiện cáo ở làng xã của nước Việt Nam xưa); các kiểu cư trú (Những kiểu nhà cư trú ở nông thôn Việt Nam, Một cuộc điều tra về nhà ở tại Đông Dương)…

Dựa trên những khảo sát, miêu tả kỹ lưỡng, kết hợp phân tích khoa học, tác giả cho ta thấy cách thức sinh hoạt của người Việt cũng như nguyên do đưa đến văn hóa, phong tục phong phú.

Những bài tiểu luận này sẽ đem lại cho người đọc những hiểu biết mới sau mỗi lần đọc lại, đồng thời nhắc nhở chúng ta về sự thông tuệ của Nguyễn Văn Huyên.

TS Frank Proschan

Trải qua năm tháng, những nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên vẫn giữ nguyên giá trị. TS Frank Proschan – nhà nhân học và văn hóa dân gian – đánh giá về Sinh hoạt của người Việt:

“Bộ sách […] tập hợp hai tác phẩm viết từ năm 1934, cùng những đóng góp quan trọng khác cho dân tộc học và lịch sử văn hóa Việt Nam.

Trong hai kiệt tác năm 1934, chúng ta thấy rõ cách thức mà sau này Nguyễn Văn Huyên sẽ tiếp cận các chủ đề khác, đưa ra bằng chứng và lập luận từ các góc độ ngôn ngữ học, lịch sử, xã hội học, biểu tượng học, kinh tế, địa lý, dinh dưỡng, môi trường và tôn giáo để bổ sung cho trọng tâm chính của ông về dân tộc học”.

TS Frank Proschan đánh giá: “Những bài tiểu luận này sẽ đem lại cho người đọc những hiểu biết mới sau mỗi lần đọc lại, mỗi lần lại cho thấy sự nghiên cứu công phu, phân tích kỹ lưỡng của ông, đồng thời nhắc nhở chúng ta về sự thông tuệ của Nguyễn Văn Huyên và những đóng góp vô song của ông cho ngành Việt Nam học”.

Nhà phê bình Mai Anh Tuấn cho rằng độc giả ngày nay “sẽ nhận ra ở công trình này một lối viết thấm đẫm cảm xúc, tình yêu văn hóa và dân tộc Việt Nam của người trí thức trẻ tuổi. Lối viết không lèn chặt các khái niệm hàn lâm, mà ngược lại, chuyển hóa khéo léo tri thức mới trong cách biểu đạt hấp dẫn, sáng rõ và chặt chẽ”.

Mua sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối” khoảng 169.000đ đến 175.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối Fahasa” tại đây

Đọc sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối ebook pdf

Để download “sách Sinh Hoạt Của Người Việt: Cư Trú – Kiến Trúc – Hát Đối pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 26/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *