Trắng – Han Kang

Giới thiệu sách Trắng – Tác giả Han Kang

Trắng

Trắng xóa nhòa ranh giới của các thể loại, làm mờ lằn ranh giữa tự truyện và văn chương – trở thành một trong những tác phẩm đặc biệt và riêng tư nhất của Han Kang.

Tác phẩm đã lọt vào Shortlist của International Man Booker năm 2018.

GIỚI THIỆU SÁCH: Trắng

Là câu chuyện của người đang cố gắng nói lời tiễn biệt với một phần quan trọng trong mình.

Từ thế giới phủ đầy màu trắng ở Warsar, Han Kang đã lang thang vào thế giới tràn ngập sắc trắng của quá khứ xa xôi, với tã quấn, áo sơ sinh và sữa mẹ.

Trắng là màu da của người chị qua đời từ lúc sơ sinh mà cô không có cơ hội gặp gỡ, là bánh trăng tròn lúc chưa hấp, đẹp đẽ như thể chẳng được phép tồn tại trên đời.

Trắng là nỗi đau cũ chưa lành, là nỗi đau mới còn vấn vương hoài niệm, và chính vì vậy mà không thể thành thứ ánh sáng trọn vẹn, cũng chẳng thể làm một bóng tối đúng nghĩa.

Trắng như sự bắt đầu của mọi thứ và cũng là điểm kết thúc của tất cả.

Trắng đem chúng ta đến với thế giới đan xen giữa sự sống và cái chết, giữa hiện tại và quá khứ, như một chuyến du hành nhằm kiếm tìm sức mạnh nội tại, trải nghiệm sự mong manh của kiếp người, đồng thời nỗ lực tìm cách xây dựng cuộc sống mới từ đống tro tàn của đổ nát.

Trắng
Trắng

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Trắng
  • Mã hàng 8935235230224
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Han Kang
  • Người Dịch: Hà Linh
  • NXB: NXB Hà Nội
  • Trọng lượng: (gr) 180
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 100
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

Thông tin thêm về tác giả

Sinh năm 1970 tại Gwangju sau đó cùng gia đình chuyển lên Seoul sống từ năm mười tuổi.

Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường đại học Yonsei, Han Kang đăng đàn năm 1993 trên báo Văn học và Xã hội với tư cách một nhà thơ. Năm 1994, cô cho ra mắt truyện ngắn “Mỏ neo đỏ”, giành giải tác giả trẻ của báo Seoul Shinmun, kể từ đó bắt đầu chính thức hoạt động văn chương.

Suốt sự nghiệp viết văn gần ba mươi năm, với 3 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và 1 tập thơ, Han Kang đã giành được nhiều giải thưởng văn học danh giá cả trong và ngoài nước, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Hàn Quốc hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là giải Man Booker International năm 2016 dành cho tác phẩm Người ăn chay. Năm 2018, cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này với tiểu thuyết giàu tính tự thuật Trắng.
Nhã Nam đã xuất bản: Bản chất của người, Trắng,…

2. Đánh giá Sách Trắng

Đánh giá Sách Trắng
Đánh giá Sách Trắng

1 Giao siêu nhanh, khá bất ngờ vì vừa đặt đã được giao ngay khi HN vẫn đang thắt chặt lệnh giãn cách thế này.

2 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

3 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

4 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!

5 Đóng gói rất cẩn thận sách rất mới và tem chính hãng rất yên tâm và hài lòng!

Review sách Trắng

Review sách Trắng
Review sách Trắng

Tác giả cuốn The Vegetarian (Người ăn chay) đã viết một cuốn tự truyện đầy suy ngẫm về sự sống và cái chết của người chị gái mới chào đời.

Lần đầu đọc kiệt tác theo chủ nghĩa hiện đại của Han Kang, cuốn Người Ăn Chay, những dồn nén đã bị phá vỡ hoàn toàn. Tôi đã biết rằng mình bị cuốn vào kiểu sáng tác vô cùng sâu sắc như vậy. Thật ngạc nhiên khi phát hiện ra đó là tác phẩm của một nhà văn đương đại lớn của Hàn Quốc. Nhưng nó viết về cái gì? Cốt truyện mô tả một người phụ nữ rất bình thường không muốn ăn thịt và liên tục bị bạo hành bởi gia đình mình. Nó cũng nói về sự kiểm soát độc đoán, mọi thể loại ham muốn – bao gồm cả sự từ bỏ ham muốn – và những điều mà ta làm để trả giá cho một cuộc sống thanh thản hơn.

Han Kang đạt giải thưởng Man Booker International 2016 cho cuốn Người Ăn Chay, với dịch giả Deborah Smith. Điều này là rõ ràng. Nó đòi hỏi kĩ năng vô hạn để chuyển tải những nghệ thuật trong văn chương với một tác phẩm như thế này: sự sâu sắc trong ngôn từ được gọt giũa, trong nhịp văn, một mạng lưới phức tạp của những đoạn hội thoại kết nối với độc giả, và trên hết, là tính nhạy cảm tinh tế của toàn tác phẩm. Smith cũng đã dịch tác phẩm nổi tiếng khác viết năm 2016 của cô, Human Acts.

Cuốn The White Book không được viết theo lối tường thuật lại như hai tác phẩm trên. Thay vào đó, nó là một cuốn tự truyện đầy suy ngẫm gồm nhiều phần về cái chết của chị gái của người kể không nói tên, đã chết hai giờ sau khi được sinh ra. Han Kang đan xen nhiều ý nghĩa vào cuộc đời kéo dài vỏn vẹn hai giờ đồng hồ một cách tinh tế như cách tác giả lồng ghép vào cái chết của cô. Câu chuyện về sự ra đời của cô được kể lại từ góc nhìn của người mẹ, người 22 tuổi đã buộc phải chuyển dạ sinh non một mình, chỉ đơn giản có vậy.

Đôi khi, người mẹ bị lấn áp bởi linh cảm và kéo ra một góc chăn, nhưng đôi mắt của nó chỉ mở he hé, mơ màng rồi cụp lại. Ở điểm nào đó, thậm chí phản ứng hiếm hoi không còn nữa. Và trước lúc bình minh, khi dòng sữa đầu tiên mãi cũng xuất hiện trên bầu ngực người mẹ và cô ghì núm vú của mình giữa đôi môi bé nhỏ, cô nhận ra rằng, dù có sao đi nữa, đứa bé vẫn còn thở. Dù đến bây giờ, khi không còn tỉnh táo nữa, đứa bé vẫn nuốt một chút, dần dần càng nhiều hơn.

Cứ như câu chuyện này trở thành cái tử cung nơi mà tác giả “đang dần lớn lên bên trong”. Han Kang đã viết nó tại một nơi sáng tác ở Warsaw. Trong cuốn tiểu thuyết này, khi cô đi bộ quanh một tòa nhà từng bị phá hủy trong một trận ném bom năm 1944 và được xây lại sau đó, cô thấy rằng nó được tái hiện lại một cách chân thực, bằng cách kết hợp những kiến trúc mới vào một cột trụ cũ còn sót lại. Cô hiểu rằng sự hiện diện của người chị gái, giống như cột trụ đó, là một phần cuộc đời mình, và tự hỏi nếu viết về cái chết của chị, cô có thể cho chị mình một cuộc đời mới.

Ý tưởng có tính Sebald này là khía cạnh thú vị nhất của The White Book, và nó chắc hẳn truyền cảm hứng nhiều nhất cho tác phẩm. Người kể chuyện bắt đầu lập một danh sách những thứ có màu trắng rõ ràng hay gián tiếp trong cuộc trò chuyện với cái chết và cuộc đời của chị gái mình: những cái khăn quấn, muối, gạo, những bộ xương, những viên thuốc, tóc, sữa mẹ, sương mù… Han Kang mong rằng trong quá trình viết “sẽ được biến đổi, sẽ biến đổi chính nó, thành thứ gì đó như loại thuốc mỡ trắng làm giảm vết sưng, như miếng gạc mỏng bọc quanh vết thương”.

Những thứ màu trắng mà cuốn sách này xoay quanh đã trở thành một phần của nghi lễ than khóc và tưởng nhớ. Bằng việc hồi tưởng lại một hòn sỏi trắng đặc biệt, cô viết: “Nếu câm lặng có thể nén đến tận cùng, thứ cô đặc nhất, đó là sẽ là cảm giác như thế.” Đề tài nổi bật nhất là cuộc sống thoáng qua, tạm bợ, và chấp nhận sự yếu đuối của con người. Một cơn bão tuyết ở Warsaw đã xóa bỏ mọi thứ trên phố xá, nhưng khi rơi trên vạt áo màu đen, nó sẽ “phơi bày các tinh thể của mình ngay cả với con mắt trần tục. Những hình lục giác bí ẩn tan chảy hoàn toàn.”

Lúc này, một gam màu khác đã xen vào bảng màu trắng: màu đỏ của vết chân chim, một con hạc ra khỏi mặt nước và tiến về phía tảng đá. Bởi sinh vật này tin rằng mình sẽ không bị làm hại bởi con người đang quan sát hành trình của mình, nó tiếp tục đứng và để cho mặt trời hong khô chân mình.

Han Kang viết: “Viết về việc giết chóc thực sự khó. Tôi là kiểu người thấy đau đớn khi người ta ném miếng thịt vào lửa.”

Ở điểm hấp dẫn nhất của tác phẩm, có những đoạn viết gần như trở thành thể loại địa-tâm lí xuất sắc của nỗi buồn, đi lại giữa hai khía cạnh lịch sử và kí ức. Nếu sự đơn điệu của Han Kang được duy trì liên tục và không bao giờ bỏ cuộc trước phẩm cách điềm tĩnh, có lẽ nó không thể được viết bằng bất kì cách nào khác. Đó là sự hài lòng khi nhận ra một thứ màu trắng kia không theo nghĩa đen như những viên thuốc hay mái tóc trắng, như là cụm từ, “cười một cách trắng trẻo”, cách diễn tả của người kể giải thích có lẽ là “tồn tại duy nhất trong giọng nói của mẹ cô”. Để cười một cách trắng trẻo nghĩa là cười nhưng không có ý như vậy: “Tiếng cười đó mờ nhạt, chán chường, thuần khiết đến mong manh. Và gương mặt nơi nó hình thành.”

The White Book là một thông điệp bí ẩn, có lẽ là một phần trong một cuốn kinh thế tục. Tôi hết sức yêu thích ý nghĩa, tổng thể và mục đích của nó. Một số đoạn văn có sức ảnh hưởng nhất là khi người kể chuyện nói trực tiếp người chị mới sinh của mình. “Em hằng muốn cho chị thấy những điều thuần khiết. Trước sự tàn bạo, đau khổ, tuyệt vọng, dơ bẩn, đau đớn, những điều trong sáng nhất chỉ dành cho chị, những điều trong sáng nhất. Nhưng nó không xảy ra như em mong muốn. Từ lần này đến lần khác em đã nhìn vào mắt chị, như thể kiếm tìm hình dạng của một chiếc gương đen, sâu thẳm.”

Trích đoạn sách hay

1 – Tôi

Vào mùa xuân quyết tâm sẽ viết về những thứ màu trắng, việc đầu tiên tôi làm là lên một danh sách.

  • Tã quấn
  • Áo sơ sinh
  • Muối
  • Tuyết
  • Nước đá
  • Trăng
  • Gạo
  • Sóng
  • Mộc liên trắng
  • Chim trắng
  • Cười trắng
  • Giấy trắng
  • Chó trắng
  • Tóc trắng
  • Áo liệm

Mỗi khi viết thêm một từ lòng tôi lại xao động. Tôi cảm thấy rất muốn hoàn thành cuốn sách này, cảm thấy quá trình viết nó có lẽ sẽ thay đổi được điều gì đó. Tôi cần một thứ gì, như một thứ thuốc mỡ màu trắng bôi lên vết thương và một miếng gạc màu trắng đắp lên.

Nhưng vài ngày sau, đọc lại những từ mình viết, tôi đã nghĩ.

Ghé mắt nhìn vào những từ này liệu có ý nghĩa gì?

Như khi giương cung, dây cung kim loại thường vang lên âm thanh hoặc buồn bã hoặc kỳ dị hoặc chói tai, nếu tôi lấy những từ này chà lên ngực hẳn cũng sẽ có những câu văn nào đó tuôn chảy. Liệu tôi có thể đắp miếng gạc trắng và trốn giữa những câu văn ấy?

Khó lòng trả lời câu hỏi đó, nên tôi cứ trì hoãn mãi không bắt đầu. Từ tháng Tám, tôi chuyển đến thủ đô của đất nước xa lạ này và thuê nhà ở. Gần hai tháng trôi qua, vào một đêm trời trở rét, nhờ căn bệnh đau đầu như một người bạn thân quen mà độc địa, sau khi hâm nóng cốc nước và nuốt nắm thuốc viên, tôi (bình thản) vỡ lẽ. Rằng, rốt cuộc, ẩn mình trốn tránh là bất khả.

Cảm nhận về thời gian đôi khi sắc lạnh. Đặc biệt là lúc ốm đau. Bệnh đau đầu sớm gõ cửa từ hồi mười bốn tuổi nay tìm về cùng những cơn đau thắt dạ dày bất thình lình, đã làm gián đoạn nếp sinh hoạt của tôi. Suốt thời gian tôi dừng mọi việc đang làm để chống chọi cơn đau, từng giọt thời gian rơi xuống hệt như những viên đá quý được hợp thành bởi vô vàn lưỡi dao cạo, dường như chỉ cần lướt nhẹ qua là đầu ngón tay ứa máu. Tôi cảm nhận rõ rệt, mình đang hít sâu từng hơi thở để sống tiếp từng giây. Kể cả sau khi tôi quay lại nhịp sinh hoạt thường ngày, cảm giác ấy vẫn nín thở đứng nguyên đấy đợi tôi.

Và như thế, ở mép vách đá vô hình nơi góc sắc thời gian không ngừng được mài bén hơn từng khắc, chúng ta bước tới. Chông chênh đặt một chân xuống rìa đời, không hở chút nào cho ý chí chen ngang, không nao núng, ta cất bước tiếp theo vào hư không. Chẳng phải vì chúng ta dũng cảm phi thường mà bởi ngoài làm vậy đâu còn cách khác. Bây giờ, ngay giây phút này, tôi vẫn cảm nhận được sự chênh vênh hiểm nghèo ấy. Không tính toán, tôi liều lĩnh tiến vào dòng thời gian mình chưa sống, vào trang sách mình chưa đặt bút viết.

Cửa

Chuyện đã lâu rồi.

Trước khi ký hợp đồng thuê tôi có quay lại xem căn nhà đó một lần.

Cửa nhà vốn màu trắng nhưng đã ngả màu theo thời gian. Bẩn thỉu, nhiều chỗ tróc sơn, gỉ sắt bám đầy. Nếu chỉ vậy thì nó cũng chỉ lưu lại trong trí nhớ của tôi như một cánh cửa quá mức cũ kỹ và nhếch nhác. Điều đáng nói là số 301 được viết trên cánh cửa.

Ai đó – có lẽ là một trong số những người từng thuê ngôi nhà này – đã dùng một vật nhọn, hẳn là một cái dùi, khắc ba con số lên mặt cửa. Tôi đưa mắt nhìn thật kỹ theo thứ tự khắc các nét. Số 3 góc cạnh và to đùng, to những ba gang tay. Số 0 nhỏ hơn một chút, nhưng lại đập vào mắt trước cả số 3 nhờ được khắc đi khắc lại nhiều lần đến sậm hẳn. Cuối cùng, được khắc sâu nhất, dài nhất, bằng tất cả sức lực, là số 1. Theo vết rạch của những vạch thẳng và nét cong thô bạo, nước gỉ sét đỏ bầm lan ra, rỏ xuống, đông lại như những vết máu đã khô từ lâu. Ta chẳng tiếc gì hết. Cả nơi ta ở, cả cánh cửa ta đóng mở mỗi ngày, cả cái cuộc đời chết tiệt này của ta.Ba con số nghiến răng, chòng chọc nhìn xoáy vào tôi.

Đó là cửa căn nhà tôi định thuê, nơi tôi định trú ngụ từ mùa đông ấy.

Xếp sắp đồ đạc xong, hôm sau tôi liền mua ngay một thùng sơn trắng cùng một cây chổi quét sơn to. Tường bếp và phòng không được dán giấy nên lốm đốm đủ vết ố to nhỏ. Nhất là quanh mấy cái công tắc, đen kịt. Để sơn có bắn lên người cũng không quá lộ, tôi mặc bộ đồ thể thao màu xám nhạt, khoác áo len trắng ra ngoài, rồi bắt đầu sơn. Ngay từ đầu tôi đã không có ý định sơn thật tươm tất. Dẫu bị vấy bẩn, vết bẩn trắng cũng hơn vết bẩn thường.Nên không một chút bận tâm, tôi điềm nhiên lựa những vết ố bẩn mà vung chổi. Tôi quét sơn trắng xóa đi vết mưa ngấm rất to trên trần nhà và cả những vết màu nâu nhạt trong hốc tủ dưới bồn rửa bát, sau khi lau sạch bằng giẻ ẩm.

Cuối cùng tôi đi ra ngoài sơn cửa. Mỗi nhát chổi quét lên cánh cửa chằng chịt vết thương là một chút bẩn thỉu được xóa sạch. Ba con số khắc bằng dùi biến mất. Những vệt nước gỉ như vết máu cũng biến mất. Tôi quay vào căn phòng ấm áp nghỉ một tiếng rồi lại ra ngoài xem, màu sơn đã thâm lại. Vì dùng chổi thay ru lô nên nhát quét hằn rất rõ trên cửa. Tôi quét đè thêm một lớp sơn dày nữa để che những vết hằn rồi trở vào phòng. Một tiếng sau, khi tôi xỏ dép lê chạy ra ngoài xem cánh cửa lần nữa thì tuyết đang hối hả rơi. Từ bao giờ, con ngõ đã tối om. Đèn đường vẫn chưa bật. Một tay cầm thùng sơn, một tay cầm chổi quét, tôi đứng co ro, ngây người dõi nhìn chuyển động của những bông tuyết đang rơi như hàng trăm sợi lông vũ trải trên nền trời.

Tã quấn

Đứa trẻ mới ra đời được quấn trong lớp tã trắng như tuyết. Để đứa trẻ đang ở trong tử cung ấm áp và chật hẹp hơn bất cứ đâu không hoảng sợ khi thình lình bị đẩy ra thế giới bao la vô tận, y tá ôm nó thật chặt.

Một con người lần đầu tiên trong đời biết thở bằng phổi. Một con người không biết mình là ai, đây là đâu, chuyện gì vừa bắt đầu. Con thú non nớt nhất giữa những loài thú non, yếu ớt hơn cả con chim mới nở hay con chó mới sinh.

Người phụ nữ nhợt nhạt vì mất máu nhìn gương mặt đang khóc của đứa trẻ. Người phụ nữ sửng sốt nhận lấy đứa trẻ quấn trong tã. Một con người vẫn chưa biết cách dỗ cho tiếng khóc kia nín. Một con người vừa mới trải qua cơn đau đớn khó tin. Đứa trẻ chợt nín khóc. Vì một mùi nào đó. Hai con người vẫn đang kết nối. Đôi mắt đen không nhìn thấy của đứa trẻ hướng về phía khuôn mặt người phụ nữ – về phía phát ra âm thanh. Hai con người vẫn đang kết nối, không hay chuyện gì vừa bắt đầu. Giữa sự im lặng thoảng mùi máu. Giữa hai cơ thể cách nhau lớp tã quấn màu trắng.

Áo sơ sinh

Mẹ tôi kể rằng đứa trẻ đầu tiên mẹ sinh ra mới sống được hai giờ đồng hồ đã chết.

Mẹ tả đó là một bé gái mặt trắng như bánh trăng tròn[1], tuy bị đẻ non hơn một tháng nên người nhỏ xíu, nhưng mắt mũi miệng rất rõ nét và xinh xắn. Mẹ bảo không thể quên khoảnh khắc đứa trẻ mở đôi mắt đen láy nhìn mình.

Hồi đó, vì bố tôi được điều về dạy trường làng nên mẹ theo bố về ở ngôi nhà hẻo lánh dành cho cán bộ trong làng ấy. Một sáng, giữa lúc chưa hề chuẩn bị gì vì cũng còn lâu mới đến tháng sinh, thình lình mẹ tôi vỡ nước ối. Quanh mẹ không có một ai. Chiếc điện thoại duy nhất trong làng nằm ở tiệm tạp hóa đối diện bến xe cách nhà hai mươi phút đi bộ. Đợi bố đi làm về cũng phải hơn sáu tiếng nữa.

Đó là một ngày đầu đông sương giá giăng. Người mẹ hai mươi ba tuổi của tôi lê vào bếp đun nước rồi khử trùng kéo theo hướng dẫn từng nghe được từ đâu đó. Mẹ lục hộp đồ khâu vá, có một tấm vải trắng khéo may vừa một manh áo sơ sinh nhỏ. Vừa cắn răng chịu cơn đau, mẹ vừa khâu áo, mặc cho nước mắt lã chã rơi vì sợ. Khâu xong áo, mẹ lôi một cái chăn đơn ra làm tã quấn, rồi chống chịu cơn đau càng lúc càng dữ dội và dồn dập.

Cuối cùng, mẹ tôi một mình sinh con. Một mình cắt dây rốn. Mẹ mặc cho đứa trẻ lấm máu manh áo mình vừa khâu. Xin con, đừng chết. Ôm đứa trẻ lọt thỏm trong lòng bàn tay đang khóc những tiếng mong manh, mẹ thì thầm nhắc đi nhắc lại. Hai mí mắt đứa trẻ đang nhắm chặt, sau một giờ đồng hồ, không thể tin nổi, đã hé mở. Bốn mắt đen nhìn nhau, mẹ lại thì thầm. Xin con, đừng chết. Thêm một giờ nữa trôi qua, đứa trẻ tắt thở. Mẹ nằm nghiêng, ôm đứa trẻ đã chết vào ngực, đau đớn cảm nhận từng giây cơ thể nhỏ bé ấy lạnh dần. Mẹ không khóc nữa.

Bánh trăng tròn

Mùa xuân trước, ai đó đã hỏi tôi. Hồi nhỏ, chị có từng trải qua chuyện gì khiến mình trở nên gần gũi với nỗi buồn không? Đó là trong buổi thu âm một chương trình radio.

Khoảnh khắc đó, cái chết này mơ hồ hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi đã lớn lên trong câu chuyện này. Con thú non yếu ớt nhất giữa các loài thú non. Đứa trẻ trắng trẻo, xinh xắn như bánh trăng tròn. Câu chuyện về đứa trẻ tôi đã lớn lên ở nơi đứa trẻ ấy chết.

Trắng như bánh trăng tròn là như thế nào, tôi từng rất tò mò và đến năm bảy tuổi, lúc nặn bánh trăng khuyết[2]tôi bất chợt nhận ra. Những chiếc bánh được nặn hình bán nguyệt từ bột gạo trắng tinh nhào kỹ, lúc chưa được hấp chín nhìn đẹp đến mức như không thuộc về thế giới này. Nhưng đống bánh vớt ra đĩa sau khi hấp, dính lấy đám lá thông trông thật thất vọng. Những chiếc bánh đi qua nhiệt và hơi của bếp hấp đã đổi hẳn màu sắc và bề mặt, bóng loáng nhờ dầu vừng béo ngậy dĩ nhiên ăn sẽ ngon, nhưng chúng đã trở thành thứ gì khác hẳn bột gạo trắng tinh đẹp đến thoát tục trước đó.

Bánh trăng tròn mẹ nói chắc chắn là bánh trước khi hấp rồi, giây phút đó tôi đã nghĩ vậy. Khuôn mặt đứa trẻ ấy chắc chắn vô cùng thanh sạch. Suy nghĩ ấy khiến lồng ngực tôi nặng trịch như bị sắt đè lên.

Mùa xuân đó, ở trong phòng thu tôi đã không nhắc đến chuyện này. Thay vào đó, tôi kể câu chuyện về chú chó từng nuôi thời nhỏ. Chú chó trắng đã chết năm tôi lên sáu ấy có nửa dòng máu thuộc giống chó săn Jindo nên đặc biệt linh lợi. Tuy còn một bức ảnh đen trắng chụp chung rất tình cảm, nhưng tôi hầu như không có một ký ức gì về nó cả. Tôi chỉ nhớ rõ nhất hôm nó chết. Bộ lông trắng, đôi mắt đen, chóp mũi vẫn còn ươn ướt. Từ sau ngày hôm đó, và cho đến tận bây giờ, tôi đã trở thành một người không thích chó. Một người không thể vươn tay ra xoa đầu và vuốt ve lưng chó.

Mua sách Trắng ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Trắng” khoảng 62.000đ đến 63.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Trắng Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Trắng Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Trắng Fahasa” tại đây

Đọc sách Trắng ebook pdf

Để download “sách Trắng pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

One Reply to “Trắng – Han Kang”

  1. Mình like fanpage rồi ạ. Cảm ơn admin đã gửi link download cho mình và chúc mọi người năm mới vui vẻ nha.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *