Bàn Về Sinh Tử

Giới thiệu sách Bàn Về Sinh Tử – Tác giả Andrew Holececk

Bàn Về Sinh Tử

Thủa còn nhỏ, không rõ vì lý do gì nhưng chúng tôi thường rất tò mò về cái chết, muốn biết “chết” là cái gì, “chết” là thế nào… tuy muốn như vậy nhưng cũng lại rất sợ chết. Sợ chết một phần vì theo chúng tôi hình dung thủa đó, chết là không “biết” gì cả, mà không “biết” thì làm sao giải đáp nỗi tò mò. Tâm lý mâu thuẫn đó cứ quanh quẩn cho đến tuổi thanh niên và rồi có một câu hỏi mà chúng tôi không thể ngờ rằng đã đưa mình thẳng tới trọng tâm của giáo lý thâm sâu từ Đức Phật: Có thể nào “chết” mà vẫn “biết” được không? Hay diễn đạt một cách khác: Có cái gì vượt qua sống-chết được không?

Câu trả lời thật kinh ngạc, nhưng đồng thời cũng khơi gợi trong chúng tôi một loạt những câu hỏi: Làm sao có thể thực chứng được điều này? Làm sao có thể ứng dụng điều này để giúp mình và giúp người hiệu quả nhất? Có những cách nào để giúp mình và giúp người khi chết? Và cách nào là tốt nhất? Những câu hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi tiếp tục hành trình tìm kiếm câu trả lời, cuộc hành trình đã đưa chúng tôi tới gặp rất nhiều người thầy, người bạn, và những cuốn sá Trong số những tài liệu mà chúng tôi hiện biết, Bàn Về Sinh Tử là một tác phẩm đặc biệt, một cẩm nang tham khảo tổng thể về các vấn đề liên quan đến việc có một cái chết an lành, và do đó là một cuộc sống an lành, đối với bất cứ ai thực sự quan tâm đến việc khám phá những chiều sâu ý nghĩa của sự sống ẩn tàng nơi những dạng hình đối nghịch như sinh và tử. Bàn về từng vấn đề liên quan đến sinh-tử thì hiện cũng đã có nhiều tác phẩm rất sâu sắc, nhưng bàn một cách tổng thể về các vấn đề liên quan đến sinh-tử như tác phẩm này thì hiện chúng tôi rất ít thấy. Với tính chất như vậy, chúng tôi đã không ngại khả năng còn hạn chế mà cố gắng chuyển dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, khởi đầu chỉ như một hoạt động cùng học tập, sau đó nhờ sự hỗ trợ của các anh chị em Công ty TNHH Xuất Bản Thiện Tri Thức mà dịch phẩm này mới được thành hình như dạng thức hiện thời. Xin cảm tạ anh chị em và bày tỏ lòng biết ơn vô tận tới lớp lớp thế hệ các đạo sư, hành giả, học giả đã dâng hiến cuộc đời cho dòng chảy bất tận không ngừng của sự sống! Xin tha thứ cho tất cả những lỗi lầm có thể có của bản dịch! Và nguyện mong tác phẩm này sẽ mang đến điều lợi ích cho tất cả mọi sinh loài!

Bàn Về Sinh Tử
Bàn Về Sinh Tử

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Bàn Về Sinh Tử
  • Mã hàng 8938539539147
  • Tên Nhà Cung Cấp CÔNG TY TNHH XUẤT BẢN THIỆN TRI THỨC
  • Tác giả Andrew Holececk
  • Người Dịch Nhóm Dòng Sông
  • NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 440
  • Kích Thước Bao Bì 24 x 16 x 2.1 cm
  • Số trang 420
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Bàn Về Sinh Tử

Đánh giá Sách Bàn Về Sinh Tử
Đánh giá Sách Bàn Về Sinh Tử

1 Sách hay, nhiều thông tin mới lạ.

2 Hàng giao đến rất nhanh, mình đặt trưa hôm qua mà trưa hôm nay đã có rồi. Sách được bọc một lớp seal, không móp gáy và góc bìa, mình rất thích. Về nội dung sách thì mình chưa đọc nên không thể đưa ra đánh giá, ai muốn mua thì hãy xem review trên mạng trước nhé!

3 Nội dung sách hay, bổ ích, được trình bày cẩn thận, giao hàng nhanh, gói bọc cẩn thận. Còn được tặng thêm quà là 01 quyển sách tự chọn. Dù là sách tặng nhưng chất lượng tuyệt vời nha

4 In ấn/màu sắc rõ nét, Khổ sách nhỏ gọn, dễ mang đi, Nội dung sách hấp dẫn, bổ ích, Trình bày/Bố cục dễ hiểu

5 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.

Review sách Bàn Về Sinh Tử

Review sách Bàn Về Sinh Tử
Review sách Bàn Về Sinh Tử

Nếu đã biết tới hai tác phẩm: “Tử Thư Tây Tạng” (nguyên tác: Bardo Thodol của đại sư Padmasambhava) và “Tạng Thư Sống Chết” (The Tibetan Book of Living and Dying, của Sogyal Rinponche), bạn không nên bỏ qua “Bàn Về Sinh Tử” của Andrew Holecek.

“Bàn Về Sinh Tử” là cuốn sách cung cấp tri thức về cái chết. Nhưng điều đó không có nghĩa là cuốn sách nhuốm màu chết chóc, thê lương. Tôi nhận ra rằng con người thường mang theo rất nhiều ảo tưởng và ảo tưởng về cái chết thường là đáng sợ nhất. Bởi những cách hiểu lệch lạc như: cái chết là mất mát, cái chết là thảm họa cần né tránh hay cái chết là giải pháp chấm dứt mọi buồn phiền mà người ta tránh né nó hoặc lao vào nó một cách thiếu suy xét.

Có lẽ, bên cạnh công cuộc mưu sinh bận rộn, đã đến lúc chúng ta dành ít phút trong ngày để nghĩ về cái chết, để bầu bạn với cuốn sách “Bàn Về Sinh Tử”. Sẽ có một điều gì đó rất khác xảy đến khi bạn chọn cách đối mặt. Tôi nói như vậy bởi điều đó đã đến với tôi. Không phải là ngay lập tức tôi đạt được giác ngộ hay có thần thông biến hóa. Chỉ đơn giản rằng tôi nhận ra ai cũng có thể chết: người tôi yêu thương, người từng làm tổn thương tôi và chính bản thân tôi cũng vậy. Nhận ra cái chết thì mới hiểu về sự sống, giống như nhận ra sự mất mát góp phần làm tăng thêm thái độ trân trọng.

Cuốn sách gồm 3 phần: Chuẩn bị tinh thần, Chuẩn bị thực tế, Lời khuyên tâm huyết từ các bậc thầy tâm linh. Với những bạn chưa quen với các thuật ngữ trong Phật giáo Tây Tạng, có riêng phần Thuật ngữ để tiện tra cứu (đây là điểm tôi thích ở phiên bản sách này, vì đôi lúc tôi bị quên các thuật ngữ trong khi đọc sách).

Chuẩn bị tinh thần

Con người chuẩn bị cho sự sống nhiều hơn là cái chết. Điều đó khiến cái chết trở nên khó chấp nhận, giống với vị khách không mời làm hỏng bữa tiệc một cách đầy thô lỗ. Những hình ảnh các nền văn hóa tạo dựng lên về cái chết cũng không mấy tốt đẹp: xương sọ, lưỡi hái, vạc dầu, ma quỷ, đau đớn v.v… càng làm cho cái chết thêm rùng rợn.

Chướng ngại nằm ở tinh thần, vậy nên cần sự chuẩn bị về tinh thần cho chính mình và người khác trước cái chết. Bởi khi thân thể phân rã, tinh thần vẫn tiếp tục hành trình của nó. Theo quan niệm của Kim Cương Thừa, tinh thần cần được rèn luyện để trở nên sáng suốt, quen thuộc khi tiến vào cõi Trung Ấm (Bardo). Điều này sẽ quyết định xem tinh thần đó được nâng lên cõi cao hay rơi xuống cõi thấp. Đây chính là nơi luân hồi xuất hiện, và theo tôi nghĩ, nếu cái chết là ảo ảnh về nỗi sợ thì bản thể của nỗi sợ chính là luân hồi này. Nếu bạn đọc nào từng xem bộ phim Ngày Chuột Chũi (Groundhog Day), bạn sẽ thấy sống đi sống lại cùng một ngày không phải là trải nghiệm thú vị. Có thể luân hồi vận hành theo cách đó, nhưng vì vô minh níu giữ, chúng ta vẫn cố gắng bám chắc lấy vòng luẩn quẩn, bởi con người cần sự an toàn. An toàn thường được đồng hóa với những gì quen thuộc. Nhưng cái chết không quan tâm đến cảm giác của bạn và tôi, cũng không quan tâm đến những lo lắng đời thường của chúng sinh. Vì vậy, bước đầu tiên chúng ta cần thực hành ngay là học cách chấp nhận về sự tồn tại của cái chết để từ đó sống sao cho trọn vẹn. Đời sống trọn vẹn đủ để khuất phục cái chết là gì? câu trả lời nằm trong bài kệ này, tôi trích từ trang 110 của cuốn sách:

“Không làm những điều ác

Luôn làm các điều lành

Điều phục tâm thức mình

Là lời chư Phật dạy”

Mặc dù có vẻ ngoài đối lập với sự sống, nhưng cái chết đến từ sự sống. Nếu nhìn nhận theo quy luật nhân quả, bạn sẽ thấy ý tưởng “sống sao, chết vậy” là có cơ sở. Nếu bạn có một đời sống thiện lành, thì bạn sẽ mang theo hành trang ấy tới cõi chết. Tôi chú ý đến chi tiết về Chúa tể của cái chết, Tử Vương Yama trong Phật Giáo Tây Tạng và Nghiệt Kính Đài có điểm chung là phản chiếu lại một cách chính xác tâm thức của người đã khuất (có thể vì lẽ đó, người ta thường tin rằng sự phán xét của lương tâm là nặng nề nhất chăng?). Nếu tâm thức của người đã khuất trong sáng, thì Tử Vương Yama sẽ hiện lên tương ứng với tâm thức ấy và Nghiệt Kính Đài cũng phản chiếu lại y nguyên. Ngược lại, nếu qua đời mà mang theo tâm thức bất thiện, thì mọi thứ sẽ trở nên thật đáng sợ.

Để giúp người khác chuẩn bị, bạn nên hoàn thành phần chuẩn bị của bản thân trước. Nếu tóm gọn lại thì nội dung và mục đích của sự chuẩn bị tinh thần này nằm trong câu “Sống hạnh phúc, chết bình an”.

Chuẩn bị thực tế

Đây phần tác giả Andrew Holecek đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về người trước, trong và sau khi chết. Chúng ta sẽ tìm hiểu về những khía cạnh thực tế như: việc viết di chúc, hoạt động phân chia tài sản, nguyện vọng về cách thức an táng, hình thức tổ chức tang lễ, các thao tác vệ sinh khi người chết mới qua đời v.v… Chết là một sự kiện trọng đại, nên dù khó có thể biết chính xác khi nào điều đó xảy ra thì chúng ta vẫn nên có sự chuẩn bị. Càng chuẩn bị sớm thì mọi thứ diễn ra càng bớt bối rối cho người ra đi và người ở lại.

Đây là lúc những người thân của chúng ta sẽ than khóc, nhân danh tình yêu để níu kéo chúng ta ở lại (hoặc tranh giành nhau tài sản như là một cách gìn giữ di vật của người quá cố). Để tránh cho cả họ lẫn chúng ta phải rơi vào trạng khó xử, hãy chuẩn bị. Nếu yêu thương ai đó mà không hiểu yêu thương là gì thì chúng ta sẽ dễ dàng gây ra đau khổ (cuốn sách “Nói về Tình Yêu” của Krishnamurti sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình yêu). Yêu thương không có nghĩa là bắt ai đó phải sống bằng mọi giá hay giữ lại thật nhiều tài sản của họ. Yêu thương có nghĩa là yêu thương trong mọi khoảnh khắc, bao gồm cả khoảnh khắc thiêng liêng người thương của chúng ta từ giã cõi đời.

Tác giả cũng đưa ra lời khuyên là không nên ép người khác phải chết theo cách chúng ta hình dung là tốt đẹp nhất, với những nghi thức, kiểu cách phục vụ cho đức tin của chúng ta. Trạng thái phù hợp nhất cho cái chết là sự thư giãn, và tình yêu thương sẽ giúp cho sự thư giãn diễn ra trọn vẹn, tự nhiên nhất có thể.

Phần “Lời khuyên tâm huyết từ các bậc thầy tâm linh” tôi xin dành tặng lại cho các bạn trực tiếp tìm hiểu. Tôi thường review sách theo nguyên tắc sẽ chỉ ra phần tôi tin là hay nhất, nhưng không bàn luận thêm. Bởi tôi nghĩ những điều tinh túy nhất nên để bạn đọc trực tiếp lĩnh hội theo lối “tâm truyền tâm”. Nội dung này rất ngắn gọn, cô đọng nên không tốn thời gian đọc nhưng cần thời gian hiểu- và hoàn toàn xứng đáng để làm vậy.

Thay cho lời kết

Tôi có đến tham dự buổi ra mắt cuốn sách Bàn Về Sinh Tử do Sách Thiện Tri Thức tổ chức. Trong khi lắng nghe, tôi nhận thấy chương trình tiếp nhận được những câu hỏi rất thú vị từ các khán giả trẻ tuổi, như: “Liệu không tu thì đọc cuốn sách “Bàn Về Sinh Tử” có thể hiểu được không?’ Giải đáp thắc mắc này, nhóm dịch giả Dòng Sống đã làm rõ hiểu lầm của đa số mọi người về khái niệm “tu” là một trạng thái khổ hạnh, xa lánh cuộc đời. Nhưng thực ra “tu” (tu sửa bản thân) là việc làm hằng ngày, rất đời thường: từ những bạn học sinh tới trường được học môn Đạo Đức, môn Giáo Dục Công Dân cho đến những người trưởng thành sống ngay thẳng, lương thiện, có ích cho gia đình, xã hội.

Câu hỏi “Làm thế nào để trò chuyện với trẻ em về cái chết?” cũng nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả. Giải đáp thắc mắc này, nhóm Dòng Sống chia sẻ cần dựa vào tình huống cụ thể, “nhập gia tùy tục” khi cha mẹ giải thích cho con về cái chết. Cha mẹ nên dành thời gian giải thích cặn kẽ các câu hỏi của con về chủ đề này, thay vì từ chối trả lời con bằng theo thái độ né tránh, khiến trẻ có ấn tượng tiêu cực về cái chết tự nhiên.

Tôi nghĩ cái chết sẽ bớt đáng sợ khi chúng ta có can đảm nghĩ về sự chết khi đang còn sống. Trả lại sinh tử những kì vọng về cuộc sống cùng nỗi sợ hãi về cái chết, bạn chỉ cần thành tâm tích lũy công đức và yêu thương mọi người. Và tôi tin, bạn sẽ đến nơi bạn xứng đáng thuộc về.

Mua sách Bàn Về Sinh Tử ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Bàn Về Sinh Tử” khoảng 200.000đ đến 220.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bàn Về Sinh Tử Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bàn Về Sinh Tử Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bàn Về Sinh Tử Fahasa” tại đây

Đọc sách Bàn Về Sinh Tử ebook pdf

Để download “sách Bàn Về Sinh Tử pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 29/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *