Tâm Lý Học Đám Đông
Giới thiệu sách Tâm Lý Học Đám Đông – Tác giả Gustave Le Bon
Tâm Lý Học Đám Đông
Kể từ khi xuất bản lần đầu tại Việt Nam, cuốn sách này đã được tái bản lại rất nhiều lần.
Tác giả Gustave Le Bon (1841 – 1931) là nhà tâm lí học xã hội nổi tiếng người Pháp với lí thuyết về đám đông. Ông viết về nhiều lĩnh vực và có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Pháp đương thời. Những tác phẩm nền tảng nhất của Le Bon là Quy luật tâm lí về sự tiến hoá của các dân tộc (Les Lois psychologiques de l’évolution des peuples, 1894), Cách mạng Pháp và tâm lí học về các cuộc cách mạng (La Révolution française et la psychologie des révolutions, 1912) và Tâm lí học đám đông (La Psychologie des foules, 1895).
Trong kiệt tác sáng rõ và sinh động này, Gustave Le Bon soi sáng những hoạt động vô thức – phi lý trí của các suy nghĩ tập thể cùng cảm xúc đám đông, qua đó đặt tư tưởng của đám đông đối nghịch với tư duy tự do và lý trí độc lập của cá nhân. Ông chỉ ra bằng cách nào hành vi của một cá nhân lại có tác động đến đám đông.
Có rất nhiều sự thật được gợi mở nếu ta thấy hiểu về tâm lý đám đông, như Le Bon khẳng định : “Kiến thức về ngành khoa học này soi rọi rất nhiều hiện tượng lịch sử và kinh tế, mà nếu thiếu thì những hiện tượng đó sẽ hoàn toàn không thể hiểu được.”
Theo Gustave Le Bon, trong cuốn Tâm lý học đám đông, những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.
Cuốn sách là một trong những trước tác kinh điển của thế giới và cũng là tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp khoa học đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực của Gustave Le Bon. Tác phẩm này vẫn luôn được quan tâm nghiên cứu, và đặc biệt, ngày càng tỏ rõ giá trị vượt thời gian. Có lẽ sẽ thật khó khăn cho chúng ta, vào thời đại đã biết quá nhiều về dư luận và đám đông, kiên nhẫn lần theo từng dòng lập luận vừa đơn giản vừa sâu sắc của Le Bon. Nhưng nếu có thể làm thế, chúng ta sẽ nhận được một món quà vô giá của một trí tuệ hàng đầu châu Âu thuở ấy và có thể là cả bây giờ.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tâm Lý Học Đám Đông
- Công ty phát hành: Omega Plus
- Tác giả: Gustave Le Bon
- Kích thước: 14 x 20.5 cm
- Dịch Giả: Nguyễn Cảnh Bình, Nguyễn Mai Chi, Đoàn Vân Hà
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 252
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Thế Giới
2. Đánh giá Sách Tâm Lý Học Đám Đông
1. Một Quyển Sách Đáng Đọc
Tâm lý học đám đông đưa ra những suy luận logic nhưng đa chiều thay vì bó hẹp trong khuôn mãu đúng- sai và giúp người đọc có thể đưa ra cách nhìn nhận, dự đoán rõ ràng hơn về đám đông, cá nhân trong đám đông cũng như xu hướng hành động của họ.
2. Một Quyển Sách Hay
Sách cầm vừa tay, chất lượng in ấn lẫn dịch thuật rất tốt. Tác giả là người có tư tưởng bài tôn giáo nên sẽ có bạn không thích điều này.
Trong khi nhiều triết gia, nhà tư tưởng cho rằng có thể thay đổi con người, xã hội qua các biện pháp đầy lý tính như giáo dục, thuyết phục, lập luận…thì tác giả lại đi theo hướng phân tích con người về mặt tâm lý đám đông- vốn là một tập hợp có tính chất phi lý tính cho dù từng cá nhân lại có lý trí riêng. Qua đó tác giả đã dùng tâm lý học để giải thích hành vi của con người trong những sự kiện trọng đại đã xảy ra trong lịch sử
3. Tư Tưởng Tự Do
Mình đã đọc nhiều tác phẩm về tâm lý học, nhưng tác phẩm này có cách tiếp cận rất khác
Tác giả thể hiện cái tôi rất rõ: ngông nghênh, tự tin, tự cao nhưng rất thông minh, sâu sắc.
Nhìn chung, có nhiều chi tiết có thể không đúng với tư tưởng của nhiều người nhưng mình nghĩ đây là cách tác giả thể hiện quan điểm cá nhân nên hoàn toàn có thể chấp nhận.
3. Đây là một tác phẩm hay
Nói về tính cách bầy đàn và mông muội của đám đông Tất nhiên đây là tác phẩm từ thế kỉ 19 đến không tránh khỏi những hạn chế của lịch sử nhưng vẫn có những tri thức rất giá trị giúp ra lý giải được nhiều hiện tượng ném đá tập thể trên mạng xã hội hay các vụ đập phá bạo loạn trong biểu tình đông người I riêng cá nhân tử thì rất thích Phân tích tâm lý và biểu hiện qua từng trạng thái động tác nhỏ của người đối diện thì ban đầu độc Bộ này có hơi bị rối loạn tiền đình một tí nhưng vẫn nghĩ thì cũng rất thú vị tập đoàn tiếp Nếu lúc trước tớ không Tại em này về nó khiến tử của một cái nhìn khác hơn về tập thể để một cuốn sách lôi cuốn hấp dẫn và chính xác
4. Một quyển sách thực sự rất hay và lôi cuốn
Về phần phía sau tôi cũng rất ấn tượng về những ví dụ mà ông đưa ra về sự mâu thuẫn giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực tế, sự đồng nhất hóa giữa mình với nhân vật lý tưởng, yêu đương và thôi miên cũng tương tự như nhau. Phải nói Tâm lý học học đám đông là một cuốn sách rất khó đọc nhưng cố rắng nghiền ngẫm và hiểu nó thì thấy những quan điểm những ý kiến tác giả đưa ra rất hay và lý thú. Một cuốn sách đáng đọc. Hãy thử đọc và chiêm nghiệm vì có nhiều điều rất đúng đấy,
5. Có thể khi đọc, kiến thức trong cuốn sách đã giúp mình kiến giải một thí dụ nhỏ thế này: cùng coi một đoạn kịch hài thì khi coi ở sân khấu đông người mình lại rất hay cười vang thành tiếng, nhưng khi coi cùng đoạn kịch đó một mình thì mình hiếm khi cười thành tiếng, đôi khi không thấy hài hước như khi ngồi ở sân khấu nữa. Và khi áp dụng những gì đã đọc vào những hiện tượng xảy ra xung quanh như tâng bốc lên mây/dập xuống bùn sâu một cầu thủ trẻ của đám đông facebook, hay các phong trào đòi dân chủ, đòi đổi thay tự phát từ trên mạng tràn xuống đường phố hay là những sự kiện không ai không biết và ví dụ điển hình để áp dụng kiến thức tâm lý học đám đông thì sẽ thấy những điều thú vị cũng như tệ hại mà một đám đông có thể thể hiện và ảnh hưởng tới các thứ xung quanh ra sao.Muốn tìm hiểu thì phải đọc sách này.
Review sách Tâm Lý Học Đám Đông
Một quyển sách tuy khó đọc nhưng rất rất hay. Giúp hiểu rõ về những gì đang xảy ra trên thế giới trong thời buổi hiện đại, ví dụ vì sao Trump có sức hút với một số người nhất định, những kẻ cầm đầu sử dụng các công cụ gì để lôi kéo đám đông,
Tóm tắt một số điểm nổi bật (spoiler alert):
Đặc điểm tình cảm và đạo đức của đám đông: đám đông có tính bốc đồng, dễ thay đổi và dễ bị kích dộng, lại thêm tính dễ bị gợi ý và nhẹ dạ, sự đơn giản và phóng đại trong tình cảm. Đám đông khá hỗn loạn và trí tuệ của đám đông thường thấp hơn trí tuệ của một cá nhân. Ở trong đám đông, cá nhân thường có xu hướng ít kiềm nén, hoang dã và hành động theo bản năng, ý thức trách nhiệm và khả năng phân tích thấp hơn. Nhưng đạo đức của đám đông cũng có khả năng trở nên cao hơn nhiều so với đạo đức của một cá nhân, tùy vào trường hợp và tùy vào sự dẫn dắt.
Niềm tin và ý kiến đám đông bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chủng tộc, truyền thống, thời gian, giáo dục, và những thiết chế xã hội. Tuy vậy, theo quan điểm của ông này (khá tương đồng với Yukichi) là các chính phủ là sản phẩm của chủng tộc, những dân tộc bị cai trị bởi những chế độ xã hội do tính cách hiện tại của dân tộc đòi hỏi. Những thiết chế bản chất không tốt không xấu, và một dân tộc không hề có khả năng thay đổi thật sự thiết chế của mình, bởi vì số phận của một dân tộc bị dẫn dắt bởi tính cách của dân tộc chứ không phải bởi chính phủ.
Ở phần giáo dục, tác giả phản đối việc dạy học phát triển trí tuệ bằng cách học thuộc lòng sách giáo khoa và dựa trên lý thuyết, ông cho rằng điều này biến con người thành một kẻ dễ nổi loạn, chạy trốn khỏi xã hội. Ông đánh giá cao nền giáo dục dạy nghề, cho người ta học tập trong những môi trường thực tế như hầm mỏ, xưởng máy, tòa án, bệnh viện… Ở phần này có khá nhiều quan điểm đáng chú ý.
Đám đông bị ảnh hưởng trực tiếp bởi từ ngữ gợi hình ảnh và dễ hiểu. Người cầm đầu đám đông thuyết phục họ bằng sự khẳng định lặp đi lặp lại một thông điệp nào đó bằng từ ngữ đơn giản nhưng gợi ra hình ảnh sinh động, những từ ngữ gây xúc động mặc dù có thể tính xác thực của những khẳng định ấy cần được chất vấn.
Người cầm đầu thường có các tính cách như ý chí mạnh mẽ và lâu bền, con người của hành động, và thường có uy tín. Uy tín được tạo thành bởi uy thế và uy lực. Uy thế là sự giàu có, tên tuổi, sự nổi tiếng, địa vị xã hội, (mạnh vì gạo bạo vì tiền), còn uy lực là cái gì đó thuộc về cá nhân, ví dụ sự nổi tiếng của những tác phẩm văn học nghệ thuật, sự thành công hay xuất sắc, sự tin cậy của cộng đồng hay xã hội lên người đó.
Phần phía sau về phân tích cái tôi của Freud đọc cũng có vài điểm hay, ví dụ sự mâu thuẫn giữa cái tôi lý tưởng và cái tôi thực tế, sự đồng nhất hóa giữa mình với nhân vật lý tưởng, yêu đương và thôi miên cũng tương tự như nhau.
Mua sách Tâm Lý Học Đám Đông ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tâm Lý Học Đám Đông” khoảng 62.000đ đến 86.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tâm Lý Học Đám Đông Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tâm Lý Học Đám Đông Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tâm Lý Học Đám Đông Fahasa” tại đây
Đọc sách Tâm Lý Học Đám Đông ebook pdf
Để download “sách Tâm Lý Học Đám Đông pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời Like Page để ủng hộ Sach86 và comment Email phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 15/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm