Trật Tự Thế Giới

Giới thiệu sách Trật Tự Thế Giới – Tác giả Henry Kissinger

Trật Tự Thế Giới

Trong tác phẩm, Kissinger xuất phát từ Hòa ước Westphalia để phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào. Tác giả dành chương cuối (chương 9) để bàn về vấn đề toàn cầu hoá trong thời đại khoa học công nghệ, đặc biệt là tin học và truyền thông đại chúng lan tràn đã tác động mạnh mẽ đến dư luận, các nhà lãnh đạo và các quyết định chính trị hiện nay.

Theo cách nhìn của Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản:

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế;

2. Và để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như các khu vực, cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Để có một trật tự quốc tế tồn tại và bền vững, Kissinger cho rằng nó phải liên quan đến “quyền lực có tính chính danh.” Tới cuối cùng, Kissinger, con người thực tế và nổi tiếng, lại có vẻ duy tâm đến mức ngạc nhiên. Thậm chí khi có những sự xung đột giữa các giá trị Mỹ và các mục tiêu khác, ông khích lệ chúng ta hãy tiếp tục đứng lên vì những giá trị đó, không lẩn tránh; đi đầu trong việc trợ giúp các quốc gia dân tộc, các lực lượng chính danh, chứ không chỉ các chính phủ đơn độc, nếu những sự trợ giúp ấy đảm bảo cho cán cân quyền lực có thể chống đỡ trật tự quốc tế, cũng như những giá trị và nguyên tắc của chúng ta có thể được những người khác chấp nhận và hấp dẫn họ.

Trật Tự Thế Giới
Trật Tự Thế Giới

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Trật Tự Thế Giới
  • Mã hàng 8935251408478
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Henry Kissinger
  • Người Dịch: Phạm Thái Sơn, Võ Minh Tuấn
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 700
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
  • Số trang: 474
  • Hình thức: Bìa Cứng

2. Đánh giá Sách Trật Tự Thế Giới

Đánh giá Sách Trật Tự Thế Giới
Đánh giá Sách Trật Tự Thế Giới

1 Có thể những nội dung mà tác giả đề cập muốn hiểu sâu sắc hơn thì cần một kiến thức cơ bản về lịch sử cũng như chính trị của các quốc gia trên thế giới, vì vậy cảm thấy khá khó hấp thu. Mặc khác, phần dịch thuật không được tốt lắm dẫn tới một số ý tối, khó hiểu và cần nghiền ngẫm lại khá nhiều.

2 Sách viết hay, chặt chẽ, mạch lạc về trật tự thế giới. Tôi giao hàng lần này rất tệ. Thông báo 17h giao, tới hơn 18g không thấy gì, rồi một bạn giao hàng gọi lại báo gọn lõm sáng mai giao nhe anh. Mình không đồng ý cái bạn cúp máy. Gọi lên tổng đài cskh, bạn trực cũng nói y hệt: nếu không kịp mai giao nhé anh rồi hứa kiểm tra lại. Sau đó im luôn, hơn 8h bạn shipper tới giao, sau đó mới nhắn tin báo delay giao hàng và đa giao đúng thời gian trong tin nhắn. Lần này mình phản hồi Tiki có mấy chỗ: 1. Nếu delay thì báo trước với KH để khách khỏi đợi, tiếc cho cuộc đt hoặc tin nhắn là vui cả làng. Ai cũng biết giao thông này này nọ khó lườn trước. 2. Bạn nhân viên CSKH: nhận phản hồi có lẽ nên kiểm tra thông tin với NVGH trước, rồi kết quả ra sao thì gọi điện báo: hoặc e giao lại hay delay, cái này cũng im như thóc. Cũng tiếc cho cuộc điện thoại để KH sắp xếp việc của người ta chứ. 3. Chuyện nhỏ thôi nhưng bạn shipper nhắn tin báo delay sau khi giao hàng thì hơi rảnh, chắc sợ bị trách. Nói chung 5 sao cho sách, 2 sao cho dịch vụ giao hàng của Tiki. Hơi bất ngờ vì đa số Tiki đều giao hàng rất tốt, thích mua Tiki vì tốc độ nhanh và nhiệt tình. Hy vọng chỉ là trường hợp cá biệt.

3 Tiki gửi hàng nhanh, nhưng hy vọng Tiki lót thêm xốp để tránh sách bị đè, gây hỏng bìa. Cuốn của mình may mắn chỉ bị một chút ở góc.

4 Siêu phẩm. Xứng đáng là sách gối đầu giường cho các bạn muốn tìm hiểu về địa chính trị và trật tự thế giới.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Trật Tự Thế Giới

Review sách Trật Tự Thế Giới
Review sách Trật Tự Thế Giới

Chưa Từng Tồn Tại Một Trật Tự Thế Giới Mang Tính Toàn Cầu Đích Thực Nào

“Không một trật tự thế giới mang tính toàn cầu đích thực đã từng tồn tại”. Đây là lời khẳng định xuyên suốt toàn bộ tác phẩm “Trật tự thế giới” của Henry Kissinger. Phần lớn lịch sử thế giới, cho tới tận gần đây, trật tự thế giới thực tế chỉ là trật tự khu vực. Bởi không có một luật lệ nào được tất cả mọi người, mọi nền văn minh chấp nhận. Tác giả viết cuốn sách nhằm nêu ra sự khác biệt trong quan điểm của các nền văn minh khác nhau về cách thế giới vận hành như thế nào và tương lai của một trật tự mới sẽ ra sao. Có quan điểm của Trung Quốc, quan điểm của Hồi giáo, của phương Tây, và đặc biệt là quan điểm của Mỹ (trên góc độ nào đó tác giả cũng phảng phất nêu quan điểm của Nga). Và các quan điểm này không phải luôn đồng nhất.

Theo cách nhìn của Henry Kissinger thì trật tự thế giới ngày nay cần được đặt trên hai yếu tố căn bản. Một là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia có tính chính danh dựa trên căn bản của các hiệp ước và tổ chức quốc tế. Và hai là để đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới cũng như trong khu vực cần phải dựa trên một sự cân bằng quyền lực mà chủ yếu phụ thuộc vào các cường quốc thế giới và khu vực.

Quan điểm của châu Âu: “chủ quyền quốc gia” và “cân bằng quyền lực”

Trong hai chương đầu, xuất phát từ Hòa ước Westphalia, tác giả phân tích về tương quan giữa các nước, chủ yếu là các cường quốc và các khu vực giữ một vai trò đặc biệt đối với bức tranh địa chính trị thế giới, với những khác biệt trong thế giới quan và vị trí địa lý đã ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của mỗi nước như thế nào.

Hòa ước Westphalia và khái niệm “chủ quyền quốc gia”

Khi sự thống trị của Đế quốc La Mã kết thúc, tính đa nguyên trở thành một đặc điểm chính trong trật tự châu Âu. Ý tưởng về một châu Âu hiện ra chưa thực sự rõ nét, chưa có một bản sắc thống nhất cố định và một chủ thể cai quản duy nhất (do không vị vua nào đủ mạnh để áp đặt ý chí của mình lên các vị vua khác).

Kissinger cho rằng hệ thống quốc tế hiện nay là sáng kiến của các lãnh đạo châu Âu trong thế kỷ thứ XVII qua hội nghị Westphalia tại Westfalen, Đức, sau những cuộc chiến tranh liên miên mà cao điểm là Chiến tranh Ba mươi năm (1618 – 1648); là quả từ những buổi nhóm họp riêng rẽ của các đại biểu từ các quốc gia Thiên Chúa giáo và các đại biểu từ các quốc gia Tin lành. Các quốc gia – chứ không phải đế chế, triều đại hay cộng hòa tôn giáo – đã được xác định như một phần trong khối trật tự châu Âu đang hình thành. Khái niệm chủ quyền quốc gia được thiết lập. Mỗi bên ký kết đều được quyền tự do lựa chọn cấu trúc trong nước và định hướng tôn giáo mà không bị can thiệp. Hòa ước không sắp đặt cụ thể một liên minh hay một cơ chế chính trị châu Âu lâu dài.

“Học thuyết bình đẳng chủ quyền trở nên thịnh hành. Các quốc gia có quyền như nhau trong việc theo đuổi sự an toàn cho người dân của mình. Để làm được điều này cần một người có quyền lực tối cao (quyền lực nhà nước). Đấu trường quốc tế ở trong một trạng thái hỗn loạn do không có một chủ quyền tầm cỡ thế giới nào tồn tại để đảm bảo cho sự an toàn của toàn bộ các quốc gia. Vì vậy mỗi nhà nước sẽ phải đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên hết.”

Hội nghị thành Vienna và hệ thống cân bằng quyền lực ở châu Âu

Tại Hội nghị ở thành Vienna (1814 – 1815) nhà ngoại giao người Pháp Talleyrand và người Áo Klemens von Metternich chính thức công bố nguyên tắc cân bằng thế lực, đồng thời áp dụng nguyên tắc này để vạch lại ranh giới lãnh thổ của hầu hết các nước Âu châu sau các xáo trộn do cuộc cách mạng Pháp 1789 và các cuộc chiến tranh của Napoleon gây ra. Một điểm mới nữa của hội nghị thành Vienna là đã hình thành cơ chế đồng thuận giữa các cường quốc để đối phó với những cuộc khủng hoảng mới xuất hiện (đây là tiền đề của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc).

Thành tựu nổi bật của Hội nghị thành Vienna là đưa tới khái niệm cân bằng quyền lực và tính chính danh (giữa các cường quốc bấy giờ bao gồm Áo, Phổ, Nga, Anh, và Pháp). “Không nước nào coi thể chế của những nước khác là mối đe dọa đối với sự tồn tại của mình. Cán cân quyền lực tuy cứng nhắc nhưng không có tính áp đặt.” Quan hệ giữa các quốc vương là thân thiện, thậm chí là thân mật và như người nhà. Trạng thái cân bằng của hệ thống Hội nghị thành Vienna có dấu hiệu tan vỡ vào giữa thế kỷ XIX dưới tác động của cuộc cách mạng 1848, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và cuộc chiến tranh Crimea.

Giữa hai cuộc Thế chiến, các siêu cường nỗ lực thể chế hóa nỗi sợ chiến tranh thành một hình thức mới của trật tự quốc tế hòa bình. Một công thức mơ hồ về giải trừ vũ khí quốc tế được đưa ra; Hội Quốc Liên và một loạt các điều ước trọng tài được đặt ra nhằm tạo cơ chế pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trong khi đa số các nước tham gia vào những cấu trúc mới này thì lại không một quốc gia nào tỏ ra sẵn sàng thực thi các điều khoản. Cuối cùng, trật tự theo Hòa ước Versailles không đạt được tính chính danh hay trạng thái cân bằng.

Kết thúc hai cuộc Thế chiến, khái niệm về chủ quyền theo Hòa ước Westphalia và các nguyên tắc về cân bằng quyền lực theo Hội nghị thành Vienna bị suy giảm đáng kể trong trật tự đương đại ở lục địa châu Âu, nơi sản sinh những khái niệm và nguyên tắc này.

Trật tự quốc tế thời kỳ Chiến tranh Lạnh phản ánh sự cân bằng hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ, sự cân bằng trong nội bộ Liên minh Bắc Đại Tây Dương. Khi cường quốc Xô-viết suy yếu, ở một mức độ nào đó, thế giới trở nên đa cực và châu Âu nỗ lực xác định một bản sắc độc lập, có nguy cơ tự tách mình khỏi cuộc tìm kiếm trật tự thế giới đương đại.

Theo tác giả, trong những năm gần đây, Liên minh châu Âu tuyên bố xây dựng một châu Âu thống nhất và tự do, điều chỉnh những khác biệt của mình bằng các cơ chế hòa bình, xác định xây dựng nội bộ là mục tiêu chính trị tối thượng.

Quan điểm của Hồi giáo: Hồi giáo chính thống là chuẩn mực của trật tự thế giới
Muhammad và cộng đồng tín đồ Hồi giáo của mình đã tổ chức một mô hình nhà nước, thống nhất bán đảo Ả-rập và nỗ lực thay thế các niềm tin tôn giáo khác đang hiện hành trong khu vực (Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Bái hỏa giáo…) bằng tôn giáo của mình.

“Họ bành trướng đức tin thông qua “thánh chiến”, các đạo quân Ả-rập mang Hồi giáo lan rộng xuyên khắp các châu lục. Các khu vực mà Hồi giáo đã chinh phục đều được coi là “Nhà của Hồi giáo” hay địa hạt hòa bình, nó sẽ được cai trị bởi vương triều Hồi giáo. Những vùng đất bên ngoài là địa hạt chiến tranh, nhiệm vụ của Hồi giáo là hợp nhất các khu vực này vào trật tự thế giới của riêng mình và do đó mang lại hòa bình toàn cầu.”

Theo quan điểm này, các nguyên tắc trong nước của một quốc gia Hồi giáo được ban hành là thiêng liêng, còn các chủ thể chính trị phi Hồi giáo là không chính danh, họ không bao giờ có thể được các quốc gia Hồi giáo chấp nhận như những đối tác thực sự bình đẳng.

Khi Đế quốc Hồi giáo thời kỳ đầu bành trướng đã chia nhỏ thành nhiều trung tâm quyền lực khác nhau. Một cuộc khủng hoảng về người kế vị sau cái chết của Muhammad đã dẫn đến sự chia rẽ giữa phái Sunni và Shia của Hồi giáo, rằng ai mới là sứ giả sau cùng của Thượng đế, có đầy đủ quyền kế vị trở thành caliph – nhân vật có vai trò duy trì sự thống nhất và hài hòa trong cộng đồng Hồi giáo.

Cuối thế kỷ XIX, một đại diện của thế giới Hồi giáo – Đế quốc Ottoman bị suy yếu, họ bước vào cân bằng quyền lực ở châu Âu như một thành viên tạm thời của trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia, với tư cách một cường quốc đang thoái trào không hoàn toàn nắm quyền kiểm soát số phận của mình và bị các cường quốc khác chi phối. Sau Thế chiến II, các xã hội Trung Đông bắt đầu định nghĩa lại bản thân như những quốc gia hiện đại, điều chỉnh những khái niệm về chủ quyền và vị thế quốc gia độc lập theo mục đích của riêng mình. Thế giới Hồi giáo bị mắc kẹt giữa trật tự quốc tế theo Hòa ước Westphalia và việc hiện thực hóa khái niệm “Nhà của Hồi giáo”.

Đồng thời, “sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã làm suy yếu vị thế mặc cả của những quốc gia Hồi giáo và khiến họ trở nên không cần thiết về mặt chính trị.” Trước thách thức về tính chính danh đang bị đe dọa, hai nhóm cực đoan Sunni và Shia dù theo hai cách tiếp cận phổ quát khác nhau thì đều cam kết phá bỏ trật tự khu vực hiện tại và xây dựng lại nó như một hệ thống dựa trên tôn giáo, coi trào lưu Hồi giáo chính thống cao hơn bất kỳ quy tắc chuẩn mực của trật tự thế giới nào khác trước đó.

Tác giả đưa ra một loạt các minh họa về sự hỗn loạn của thế giới Hồi giáo, bao gồm: Mùa xuân Ả-rập (mâu thuẫn nội bộ của thế giới Ả-rập Hồi giáo); biến động Syria (xung đột nhân khẩu học giữa người Shia và Sunni – mỗi bên nhất định không giao phó số phận của mình cho bên kia quyết định); vấn đề Palestine (xung đột với Do Thái giáo); Ả-rập Saudi – nơi có thánh địa Mecca mang ý nghĩa tôn giáo độc đáo và trữ lượng dầu giàu có (chính phủ phải ngăn chặn những tích tụ căng thẳng có nguy cơ bùng nổ khi vừa liên minh với Mỹ vừa phải trung thành với Ả-rập Hồi giáo, đồng thời lo sợ sự đe dọa của dòng Shite ở Iran).

Sau các cuộc xung đột, các quốc gia có chủ quyền có xu hướng tan rã thành các tổ chức bộ tộc và giáo phái, không tuân theo các quy tắc chung nào ngoài luật của kẻ mạnh (trạng thái tự nhiên theo Hobbes). Họ xung đột một cách công khai để giành quyền lực, cuốn vào tình trạng vô chính phủ. Lãnh thổ của một số quốc gia sụp đổ có thể biến thành căn cứ cho chủ nghĩa khủng bố, cung cấp vũ khí hoặc kích động phe phái chống lại các nước láng giềng.

Sự đa dạng của châu Á

Trong quá trình khai hóa những vùng đất mới, phương Tây mang theo những quan điểm về tôn giáo, khoa học, thương mại, quản trị và ngoại giao được định hình từ quan điểm lịch sử của mình, thứ họ coi là đỉnh cao của thành tựu loài người. Phương Tây đã bành trướng chủ nghĩa thực dân – sự tham lam, chủ nghĩa Sô-vanh văn hóa và ham muốn vinh quang đi khắp nơi. Theo Henry Kissinger, châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) là một nạn nhân chứ không phải một người chơi trong trật tự quốc tế do chủ nghĩa thực dân áp đặt. Cho đến khi Thế chiến II kết thúc, hầu hết các nước châu Á thực hiện các chính sách của mình như là một sự lệ thuộc vào các cường quốc châu Âu hoặc Mỹ (như trường hợp của Philippines).

“Trong lịch sử châu Á, trật tự tôn ti cấp bậc là nguyên tắc tổ chức của các hệ thống quốc tế. Và quyền lực được thể hiện bởi sự tôn kính đối với người trị vì chứ không phải ở việc phân định biên giới cụ thể trên bản đồ.” Sau nhiều thập kỷ chiến tranh và bất ổn là sự trỗi dậy của “những con hổ châu Á”. Từ năm 1970, chính sách đối ngoại dựa trên lợi ích quốc gia chiếm ưu thế ở châu Á.

Các quốc gia từ thời thuộc địa nói chung đã khẳng định chủ quyền lẫn nhau và cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Những đất nước tại châu lục này tuân theo những chuẩn mực của các tổ chức quốc tế khu vực hoặc liên vùng. Đặc điểm chung nhất của các quốc gia châu Á là họ coi mình như đại diện cho các nước “mới nổi”, “hậu thuộc địa”, cùng chung một niềm tin rằng trật tự thế giới hiện đang tái cân bằng sau khi bị phương Tây cố tình can thiệp trong nhiều thập kỷ, và rằng thế giới chưa nhìn nhận đầy đủ vai trò mà họ xứng đáng đảm nhận.

Cũng theo tác giả, yếu tố đe dọa tiềm ẩn luôn hiện diện ở châu lục này là việc sử dụng lực lượng quân sự trong việc theo đuổi các lợi ích quốc gia cốt lõi. Các cường quốc lớn ở châu Á tự trang bị cho mình kho vũ khí có sức hủy diệt lớn hơn nhiều so với các quốc gia châu Âu hùng mạnh nhất thế kỷ XIX từng sở hữu. Do đó, cách tổ chức châu Á luôn là thách thức đối với hệ thống trật tự thế giới đã định hình.

Trung Quốc và trật tự quốc tế

Trung Quốc với lịch sử truyền thống lâu đời đã ăn sâu tư duy coi mình là tối cao duy nhất, là “chúa tể thiên hạ”, nói cách khác, là trung tâm trật tự thế giới. Theo quan điểm này, trật tự thế giới phản ánh một tôn ti trật tự toàn cầu chứ không phải trạng thái cân bằng quyền lực của các quốc gia có chủ quyền cạnh tranh lẫn nhau.

“Với quan niệm triều cống kiểu như vậy, ngoại giao không phải là một quá trình thương lượng giữa lợi ích của các chủ quyền mà là hàng loạt nghi lễ, sắp đặt vị trí trong hệ thống tôn ti trật tự toàn cầu. Và mục tiêu của triều cống là duy trì sự tôn kính, chứ không phải thu về lợi ích kinh tế hay thống trị các nước khác về mặt quân sự.”

Tuy nhiên theo như nhận xét của Henry Kissinger, Trung Quốc không phải là một xã hội truyền giáo. Quốc gia này tìm cách để thu phục lòng tôn kính chứ không phải thay đổi quốc gia khác. Một quốc gia có thể trở thành bằng hữu lâu năm nhưng sẽ không bao giờ được coi là ngang hàng với Trung Quốc. Và trong một chừng mực, Trung Quốc mở rộng không phải nhờ chinh phạt mà bằng biện pháp đồng hóa “mưa dầm thấm lâu”.

Phương Tây trong quá trình khai sáng muốn thu nạp Trung Quốc vào hệ thống thế giới kiểu châu Âu – hệ thống cấu trúc cơ bản của trật tự thế giới – nhưng lại bị Trung Quốc coi như một “cuộc tấn công” và đã hết mực chối bỏ việc thiết lập quan hệ ngoại ngoại giao với các nước châu Âu. Sau cuộc tấn công của quân Anh nhằm thẳng vào Bắc Kinh, Trung Quốc miễn cưỡng chấp nhận một “tòa công sứ” để các đại diện ngoại giao ở đó. Nước này cảm thấy phẫn uất khi phải chịu khuất phục trước khái niệm ngoại giao đối ứng trong hệ thống các quốc gia có chủ quyền theo Hòa ước Westphalia.

Câu hỏi đặt ra là liệu bản thân Trung Quốc có là một trật tự thế giới, hay chỉ là một quốc gia – một phần trong hệ thống quốc tế rộng lớn hơn? Bản thân Trung Quốc vẫn níu giữ quan điểm truyền thống của mình, trong khi phương Tây cho rằng vị thế của Trung Quốc đã thay đổi khi nó bắt đầu tham gia các hiệp ước dựa trên những điều khoản bình đẳng. Trung Quốc vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế kỷ XXI với cương vị vừa là một cường quốc đương đại theo mô hình Hòa ước Westphalia, vừa thừa kế một nền văn minh cổ xưa.

Năm 1928, dưới thời Tưởng Giới Thạch, một chính quyền trung ương lớn mạnh ra đời và cố gắng tìm cách để Trung Quốc giành được một vị trí trong trật tự thế giới theo Westphalia và trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Sau thất bại của “Đại nhảy vọt” năm 1958 và “Cách mạng văn hóa” năm 1966 khiến đất nước kiệt quệ, Trung Quốc toan tính mở cửa với Mỹ để chấm dứt sự cô lập và thúc đẩy những quốc gia khác công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Để thúc đẩy quá trình chuyển biến này, dưới thời Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc dù không mấy tin tưởng nhưng vẫn quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và thừa nhận các nguyên tắc được thiết lập từ trước của trật tự thế giới, bị yêu cầu tuân thủ những nguyên tắc mà mình không góp phần tạo nên (mâu thuẫn với lịch sử). Nhưng Trung Quốc vẫn tham gia với hy vọng rằng trật tự quốc tế này sẽ phát triển theo cách cho phép Trung Quốc tham gia ngày càng quan trọng hơn vào việc đề ra các nguyên tắc quốc tế sau này, thậm chí đến mức có thể thay đổi một số nguyên tắc đang thịnh hành.

Nước Mỹ trên vũ đài thế giới

Nhằm khẳng định sự độc lập của mình, Mỹ tự xác định mình như một kiểu cường quốc mới. Nguyên tắc của Mỹ là quan điểm của nhân loại. Khi các biên giới của nước này len lỏi trên khắp lục địa, đây không chỉ là sự mở rộng lãnh thổ theo nghĩa truyền thống mà là sự truyền bá những nguyên tắc của tự do, dân chủ. Mỹ hiện diện ở khắp các lục địa, trải dài từ vùng biển Caribbean tới các vùng biển ở khu vực Đông Nam Á.

Theo Henry Kissinger, bởi kích thước, vị trí và các nguồn lực của mình, Mỹ là một nước đóng vai trò quan trọng nhất trên toàn cầu. Các hành động của nó giờ đây bị soi xét, kiểm tra, đôi khi bị chống đối bởi các cường quốc truyền thống đã đóng chốt trên các vùng lãnh thổ và các tuyến đường biển mà những lợi ích của Mỹ đã xâm phạm.

Mỹ – một cường quốc thế giới. Đây là mục tiêu tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt theo đuổi dựa trên những tính toán địa chính trị. Theo đó, vào thế kỷ XX, Mỹ sẽ đóng vai trò toàn cầu là duy trì hòa bình bằng cách đảm bảo trạng thái cân bằng, nghiêng các cân quyền lực đối chọi lại cường quốc nào đe dọa thống trị một khu vực chiến lược. Tác giả cũng cho rằng, nếu một quốc gia không thể hoặc không sẵn sàng hành động để bảo vệ lợi ích riêng của mình, nó không thể mong đợi các quốc gia khác tôn trọng những lợi ích đó.

Mỹ – lương tâm của thế giới. Đây là quan điểm của Woodrow Wilson khi thiết lập tầm nhìn của mình về hòa bình, đồng thời lên án sự cân bằng quyền lực (vì đây là nguyên nhân khiến các đồng minh bước vào cuộc chiến). Ông cố gắng để nước Mỹ giữ trung lập trong các vấn đề quốc tế, tham gia như một nước hòa giải không vụ lợi và thúc đẩy hệ thống trọng tài quốc tế nhằm ngăn chặn chiến tranh, coi dân chủ và sự “tự quyết” của các quốc gia là sự đảm bảo duy nhất cho nền hòa bình mãi mãi. Hội Quốc Liên ra đời và sẽ thực hiện “không phải một sự cân bằng quyền lực mà là một cộng đồng quyền lực; không phải những sự kình địch có tổ chức mà là nền hòa bình chung có tổ chức” (khái niệm “cộng đồng quyền lực” sau này được gọi là “an ninh tập thể”). Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ bác bỏ việc Mỹ gia nhập Hội Quốc Liên khiến Wilson cực kỳ thất vọng.

Vị Tổng thống Mỹ ba-nhiệm-kỳ duy nhất trong lịch sử Franklin Roosevelt thậm chí còn đi xa hơn Wilson khi giải thích rõ ý tưởng của ông về nền tảng của hòa bình quốc tế, bày tỏ niềm tin rằng trật tự quốc tế mới sẽ được xây dựng trên cơ sở tin tưởng cá nhân. Ông nhập nhằng nước đôi về tính hai mặt của trật tự quốc tế. Ông hi vọng một nền hòa bình dựa trên tính chính danh (nghĩa là sự tin tưởng giữa các cá nhân, tôn trọng luật pháp quốc tế, mục tiêu nhân đạo và thiện chí). Nhưng đối mặt với vấn đề sức mạnh Liên Xô, ông đã trở lại xu hướng Machiavelli (một kiểu chính trị sử dụng mọi thủ đoạn để đạt tới mục đích, bất chấp phương tiện là tốt hay xấu).

Mỹ – siêu cường nước đôi

Chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa biệt lệ của Mỹ là những động lực đằng sau việc xây dựng một trật tự quốc tế mới. Mỹ bất lực trong việc giải quyết mâu thuẫn nước đôi về vũ lực và ngoại giao, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lý tưởng, quyền lực và tính chính danh…

Khởi đầu của Chiến tranh Lạnh

Nhiệm vụ đầu tiên của Truman trong nhiệm kỳ Tổng thống là cụ thể hóa tầm nhìn của Roosevelt về một tổ chức quốc tế tên là Liên Hợp Quốc dựa trên thuyết bình đẳng giữa các quốc gia “một quốc gia độc lập, một phiếu biểu quyết”; và trọng trách đặc biệt “duy trì hòa bình an ninh quốc tế” được trao cho Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán về thực hiện hiệp định, phương Tây và Liên Xô đối mặt với sự bế tắc ngày càng tăng khi Nga áp đặt hệ thống của Moscow trên khắp Đông Âu bất chấp nguyên tắc của hòa ước Westphalia. Về phía Mỹ, Truman đã thực hiện một lựa chọn chiến lược với sự ra đời của NATO như đỉnh điểm của trật tự quốc tế mới do Mỹ tài trợ.

Chiến lược trong trật tự Chiến tranh Lạnh

Mỹ coi sức mạnh và ngoại giao như những giai đoạn nối tiếp nhau: đầu tiên Mỹ sẽ củng cố và thể hiện sức mạnh của mình, buộc Liên Xô ngừng việc thách thức và đi đến một thế giới không cộng sản. Mỹ coi việc tham gia Chiến tranh Lạnh không phải như một cuộc đối đầu địa chính trị nhằm giới hạn sức mạnh của Nga, mà như một cuộc thập tự chinh đạo đức cho thế giới tự do. Trong cuốn sách, tác giả đề cập tới một loạt các cuộc chiến tranh nóng: Chiến tranh Triều Tiên (cuộc đối đầu giữa hai khái niệm khác nhau về trật tự thế giới); Chiến tranh Việt Nam (sự tan vỡ đồng thuận quốc gia, chia rẽ gay gắt nội bộ Mỹ)…

Là một người theo chủ nghĩa lý tưởng, Richard Nixon đưa ra khái niệm trật tự quốc tế theo hệ thống, rằng “năm trung tâm lớn về quyền lực chính trị và kinh tế sẽ hoạt động trên cơ sở một cam kết không chính thức của mỗi nước về việc kiềm chế theo đuổi lợi ích của mình; kết quả đan xen giữa những tham vọng và sự kiềm chế của họ sẽ là trạng thái cân bằng.” Nixon lập luận rằng Mỹ nên là một phần không thể thiếu trong một sự cân bằng luôn biến đổi chứ không phải là nước tạo ra thế cân bằng. Ông hướng tới một trật tự quốc tế ở đó có sự liên hệ giữa quyền lực và tính chính danh – rằng tất cả các thành viên chủ chốt của trật tự đó coi sự dàn xếp này là công bằng. Tầm nhìn này là động lực cho việc mở cửa với Trung Quốc – quốc gia mà Nixon coi là một phần không thể thiếu của trật tự đó.

Jimmy Carter trở thành Tổng thống đã tái khẳng định những giá trị nhân quyền, điều rất quan trọng với hình ảnh của nước Mỹ bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc, củng cố sự đồng thuận của cả hai; phản ứng mạnh mẽ trước cuộc tấn công của Liên Xô vào Afghanistan, yểm trợ cho những người chống lại sự chiếm đóng của Liên Xô.

Kết thúc của Chiến tranh Lạnh

Là một người thấu hiểu thời đại (sự suy yếu tiềm tàng của Liên Xô và niềm tin vào thế ưu việt của hệ thống Mỹ), Ronald Reagan thách thức Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang và công nghệ. Việc ông đưa ra Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược đã đạt hiệu quả trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo Liên Xô về sự vô vọng trong chạy đua vũ trang với Mỹ, dần dần nhận ra sự ưu việt trong các nguyên tắc của Mỹ.

Trọng trách đối phó với tàn dư Chiến tranh Lạnh được đặt trên vai George H.W. Bush. Nhờ tài ngoại giao khéo léo, ông xử trí trước sự thống nhất của Đức bằng việc quyết định không khai thác thình trạng rối ren của Liên Xô khi quốc gia này sụp đổ. Đồng thời, ông cũng kêu gọi “một khối thịnh vượng chung của tự do” được quản lý bằng pháp quyền, “một cộng đồng đạo đức thống nhất trong cam kết về những lý tưởng tự do”.

Sự mâu thuẫn kiểu nước đôi của Mỹ thường được miêu tả như là cuộc đối đầu giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa thực tế. Nhưng đối với Mỹ, nếu nước này không thể hành động theo cả hai chủ nghĩa, kết cục có thể là nó sẽ không thể hiện thực hóa chủ nghĩa nào cả.

Công nghệ, cân bằng và ý thức con người

“Khoa học công nghệ là những khái niệm chi phối thời đại chúng ta. Công nghệ đã tạo ra một phương tiện truyền thông cho phép liên lạc tức thời giữa mọi người ở mọi nơi trên địa cầu; lưu trữ và tìm kiếm thông tin số lượng lớn chỉ bằng một cái nhấn nút. Nhưng chúng cũng sản xuất ra những loại vũ khí có khả năng hủy diệt nhân loại”.

Điều gì sẽ xảy ra với trật tự quốc tế trước sự ảnh hưởng ngày càng phổ biến của khoa học công nghệ đối với đời sống?

Thách thức từ sự phổ biến vũ khí hạt nhân

Cùng với cuộc cách mạng công nghệ là sự thay đổi của sức mạnh quân đội với sức tàn phá lớn hơn. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân đưa quá trình này lên tới đỉnh điểm, với thiệt hại mà nó có thể gây ra quá lớn so với bất kỳ lợi ích nào có thể tưởng tượng được. Triển vọng cho bất kỳ hình thức trật tự quốc tế nào giờ đây khẩn thiết đòi hỏi sự cải thiện, thậm chí là xóa bỏ xung đột giữa các cường quốc, để đạt tới sự ổn định chiến lược (sự cân bằng) trong đó không bên nào sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để tấn công phủ đầu bởi vì đối thủ luôn có khả năng trả đũa bằng một mức độ tàn phá không thể chấp nhận được. Với mức độ thương vong diễn ra trong vài giờ còn khủng khiếp hơn cả cuộc thế chiến, “răn đe hạt nhân” trở thành một nỗi ám ảnh khiến không siêu cường nào nghĩ đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân để trực tiếp chống lại nhau hoặc trong các cuộc chiến tranh với các nước thứ ba phi hạt nhân.

Với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh, mối đe dọa về chiến tranh hạt nhân giữa các siêu cường hạt nhân về cơ bản đã biến mất. Nhưng sự lan truyền về công nghệ sản xuất năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đã làm gia khả năng đạt được năng lực vũ khí hạt nhân. Phổ biến vũ khí hạt nhân trở thành một vấn đề lớn đối với trật tự quốc tế hiện đại. Trước nguy cơ này, Nga và Mỹ đã ký “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” NPT tuy nhiên lại bị một số quốc gia đả kích là sự phân biệt, sự áp đặt của nước giàu về vấn đề hạt nhân. Tuy vậy, NPT cũng có một số thành công đáng kể trong việc tháo dỡ các chương trình hạt nhân thông qua đàm phán (Nam Phi, Brazil. Argentina và một số nước “hậu Xô-viết” đã từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân).

Theo thời gian, sự phổ biến không ngừng của vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hạt nhân tổng thể giữa các siêu cường hạt nhân, buộc những nước này phải tính toán cho những tình huống tồi tệ nhất. Đó là mối đe dọa từ các quốc gia phổ biến vũ khí hạt nhân, phá hủy trật tự hạt nhân tương đối ổn định của thời Chiến tranh Lạnh.

Công nghệ ảo và trật tự thế giới

Cuộc cách mạng tin học với không gian ảo mở ra viễn cảnh hoàn toàn mới chưa từng có trong lịch sử. Sự thâm nhập của truyền thông mạng vào lĩnh vực xã hội, tài chính, công nghiệp và quân sự có những lợi ích to lớn; nhưng cũng đã để lại những lỗ hổng, bỏ qua cả những quy định và luật lệ, thoát khỏi quyền lực vận hành tạo ra một trật tự chính trị. Một cá nhân có khả năng đủ lớn có thể thâm nhập không gian mạng để đánh cắp thông tin, vô hiệu hóa hoặc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng tương tự như các cuộc tấn công vũ trang. Điều này gây rối loạn trật tự thế giới, đòi hỏi sự quy định rõ ràng về quy tắc ứng xử quốc tế trước khi khủng hoảng an ninh mạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, truyền thông mạng nếu được áp dụng đúng đắn với lĩnh vực quan hệ quốc tế thì có thể giúp giải quyết những vấn đề xung đột bạo lực muôn thuở. Bằng cách, “với nhiều dữ liệu được cung cấp hơn, con người sẽ có được khung tham chiếu tốt hơn, họ có đầy đủ thông tin để không có một cái nhìn phiến diện hay bị huyễn hoặc về những câu chuyện mang nặng màu sắc phe phái”. Theo quan điểm này, sự lan truyền của truyền thông mạng sẽ trở thành động cơ tích cực: hạn chế sự nhũng lạm, làm dịu mâu thuẫn xã hội và chính trị, góp phần giúp các vùng xưa chia rẽ nay trở nên gắn kết vào một hệ thống toàn cầu hài hòa hơn.

Kết luận

Một trật tự quốc tế phải đối mặt với hai xu hướng thách thức sự gắn kết của nó: hoặc xác định lại tính chính danh, hoặc một sự thay đổi đáng kể trong cân bằng quyền lực. Trong thời đại chúng ta, quyền lực thay đổi liên tục chưa từng có, khi những tuyên bố về tính chính danh sau mỗi thập kỷ lại gia tăng phạm vi nhiều lần, khi vũ khí phát triển có khả năng xóa sổ cả một nền văn minh, khi sự tương tác giữa các hệ thống giá trị được thực hiện tức thời, khi các tính toán thiết lập từ trước về sự duy trì cân bằng quyền lực đã lỗi thời. Công cuộc tìm kiếm trật tự thế giới hiện nay đòi hỏi thiết lập một khái niệm về trật tự trong các khu vực khác nhau, và gắn kết các trật tự khu vực này với nhau. Trong một trật tự như vậy, dưới quan điểm của một tác giả người Mỹ, nước Mỹ đương nhiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Sau khi điểm qua một loạt sự kiện dọc theo tiến trình lịch sử, có cân nhắc tới đặc điểm về lịch sử, địa lý, tôn giáo, sắc tộc của các quốc gia và của các khu vực nhưng tác giả Henry Kissinger vẫn nghiêng về xu hướng tán đồng kiểu trật tự thế giới do phương Tây xây dựng dựa theo khuôn mẫu của Hòa ước Westphalia. Ông cho rằng, để đạt được một trật tự thế giới thực sự, trong thời đại này, cần một sự hiện đại hóa của hệ thống theo Hòa ước Westphalia sau khi được cập nhật những thực tế hiện thời.

Điểm trừ của tuyệt phẩm là coi nhẹ chức năng của các nước nhỏ. Các phân tích của Henry Kissinger về thế giới quan và quan điểm chiến lược giữa những nước lớn chỉ có giá trị khi họ đối thoại với nhau; còn đối với các nước nhỏ như Việt Nam, Ukraine, Georgia… lại có cái nhìn rất đơn giản là cá lớn nuốt cá bé dù ngụy trang dưới màu sắc dân tộc hay tôn giáo. Ông viết rằng trật tự thế giới “nên được vun trồng chứ không phải áp đặt”, không quốc gia nào đủ mạnh, đủ khôn ngoan để một mình tạo lập trật tự thế giới. Tuy nhiên theo ông, quan hệ giữa các siêu cường vẫn là yếu tố then chốt cho sự ổn định của thế giới.

Mua sách Trật Tự Thế Giới ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Trật Tự Thế Giới” khoảng 125.000đ đến 150.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Trật Tự Thế Giới Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Trật Tự Thế Giới Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Trật Tự Thế Giới Fahasa” tại đây

Đọc sách Trật Tự Thế Giới ebook pdf

Để download “sách Trật Tự Thế Giới pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *