Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

Giới thiệu sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí – Tác giả Steven Sloman, Philip Fernbach

Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

“Trí tuệ của chúng ta không tồn tại ở trí não cá nhân mà ở tư duy tập thể. Để làm việc, mỗi cá nhân không chỉ dựa vào tri thức lưu trữ trong hộp sọ của mình mà còn dựa vào tri thức được lưu trữ ở nơi khác như trong cơ thể, trong môi trường và đặc biệt, trong cá nhân khác.

Tư duy con người phát triển tựa như việc mở rộng khả năng hành động hiệu quả; nó giúp chúng ta thực hiện trơn tru hơn những điều cần làm để đạt được mục tiêu. Quá trình tư duy, ngôn ngữ và cảm xúc của chúng ta được tạo lập để tham gia vào quá trình lý giải nhân quả, giúp chúng ta cư xử hợp lý.

Làm thế nào mà tư duy lại sinh ra? Thứ gì đang diễn ra trong bộ não của sinh vật có tri giác này, cho phép họ giải toán, hiểu được sự hữu hạn của cuộc sống, cư xử phải phép và (đôi khi) vị tha, thực hiện cả những hành vi nhỏ nhặt như ăn bằng dao và dĩa? Không máy móc nào và chắc hẳn không động vật nào khác có khả năng làm được những việc trên.

Steven là một chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học Nhận thức, ông đã dành hơn 25 năm để nghiên cứu chủ đề này. Tác giả Philip, với bằng tiến sĩ Khoa học Nhận thức kiêm giáo sư ngành Marketing, cũng có những công trình tập trung khám phá cách thức con người ra quyết định.

“Quản lý cảm xúc, làm chủ lý trí” sẽ giúp bạn hiểu biết sâu hơn về tư duy, đánh giá được sâu xa hơn về việc tri thức của bản thân phụ thuộc vào sự vật và con người quanh bạn ra sao. Những điều diễn ra trong đầu chúng ta rất đỗi đặc biệt, nhưng lại liên quan mật thiết với những điều diễn ra ở một nơi khác.

Câu chuyện trong sách sẽ đưa bạn vào một chuyến đi qua nhiều lĩnh vực, từ tâm lý học, khoa học máy tính, robot, thuyết tiến hóa, khoa học chính trị tới giáo dục, tất cả chỉ với mục đích làm sáng tỏ cách vận hành của tư duy, mục đích vận hành và đáp án cho những câu hỏi trên giải thích tại sao tư duy con người lại có thể vừa nông cạn vừa đột phá đến thế.

“Quản lý cảm xúc, làm chủ lý trí” một mặt đánh thức bạn khỏi tư duy bằng cấp đã lỗi thời, giúp bạn nhìn xa hơn ra ngoài thế giới để thấy bản thân vẫn còn quá nhỏ bé; mặt khác đã gợi ý cho bạn cách tương tác với môi trường xung quanh để học được nhiều nhất từ những điều thân thuộc nhất. Nếu muốn mở rộng tầm nhìn của mình, thì còn chờ gì nữa mà chưa thắt dây an toàn và nhảy lên chuyến tàu khám phá tri thức đầy mê hoặc của bộ đôi tác giả Sloman và Fernbach!”

Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí
Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí
  • Mã hàng 8936066693622
  • Tên Nhà Cung Cấp 1980 Books
  • Tác giả Steven Sloman, Philip Fernbach
  • Người Dịch Nguyễn Phượng Linh
  • NXB NXB Dân Trí
  • Trọng lượng (gr) 370
  • Kích Thước Bao Bì 20.5 x 13 x 1.2 cm
  • Số trang 348
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

Đánh giá Sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí
Đánh giá Sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

1 Sách hay, không quá khó hiểu. Giao hàng nhanh, bọc kỹ, sách mới, nhìn chung hài lòng

2 Sách hay lắm, rẻ , sách rất mới. Shop gói hàng chắc chắn, giao nhanh. Ng giao hàng thân thiện , lần sau sẽ ủng hộ shop thêm nữa

3 Đẹp bọc hàng cẩn thận rất thích nha Sau sẽ còn ủng hộ shop nhìu hơn

4 Sách hay ,shop gói hàng kĩ,giao nhanh,shipper thân thịn, nên mua nhoa

5 Sách màu đẹp, giấy dày dặn, chất lượng ổn, từ vựng kèm chuyện chêm hay cảm ơn shop

Review sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

Review sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí
Review sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí

“Chúng ta luôn nghe lũ trẻ hỏi “tại sao” hết lần này đến lần khác, cho đến khi người lớn buộc phải kết thúc cuộc hội thoại bằng câu trả lời “bởi vì”. Trẻ em nhận thức rõ ràng được sự phức tạp của vạn vật, rằng lời giải thích càng sâu lại càng khơi gợi thêm nhiều câu hỏi. Từ đây, ta có thêm một cách nhìn nữa về ảo tưởng độ sâu của lời giải thích, đó là người lớn quên đi sự phức tạp của vạn vật, nên họ quyết định dừng đặt câu hỏi. Vì không nhận thức được rằng bản thân đã tự quyết định thôi tìm tòi, nên cuối cùng chúng ta nghĩ mình am hiểu kỹ càng cách mọi thứ vận hành hơn so với thực tế.” – Trích “Chương 1: Chúng ta biết những gì?” cuốn sách Quản lý cảm xúc, làm chủ lý trí.

Liệu chúng ta có đang hiểu và biết rõ những điều chúng ta cho là mình nắm “rõ như lòng bàn tay”? Học hỏi là một quá trình cần phải diễn ra liên tục, nếu không, sự phát triển của con người sẽ đi lùi về sau. Trong quá trình học tập và phát triển, có rất nhiều yếu tố đóng vai trò quyết định đến chất lượng của việc học tập: ý thức, tác phong, phương pháp, khả năng, tố chất, tính cách… Càng học nhiều, chúng ta càng nhận ra rằng, thế giới này rộng lớn bao la biết bao, và mỗi cá nhân chúng ta nhỏ bé như hạt cát trong đại dương.

Chúng ta rất dễ rơi vào bẫy ảo tưởng kiến thức, khi mà bản thân chúng ta nghĩ rằng mình hiểu rõ một phạm trù kiến thức, nhưng trên thực tế, chúng ta hiểu sai, hoặc thậm chí chẳng hề biết gì. Để có thể lĩnh hội tri thức, chúng ta cần có hệ thống tư duy phù hợp với bản thân, cũng như phù hợp với tính chất của những thứ mà chúng ta đang tìm hiểu. Nếu có tư duy tốt, nhạy bén chúng ta có thể khai mở tâm trí, đón nhận những kiến thức mới, cũng như những điều tích cực trong cuộc sống đang chờ chúng ta khám phá. Thông qua cuốn sách Quản lý cảm xúc, làm chủ lý trí của bộ đôi tác giả Steven Sloman và Philip Fernbach, chúng ta sẽ được khai sáng về chủ đề tư duy con người cũng như việc khai mở tâm trí.

Giới thiệu về tác giả

Bộ đôi Steven Sloman và Philip Fernbach đều là những nhân vật đạt được những thành tích kì cựu và có nhiều cống hiến đáng ngưỡng mộ cho thế giới. Philip Fernbach là giáo sư chuyên ngành Marketing tại Đại học Kinh tế Leeds cũng như Đại học Colorado. Ngoài ra, ông còn là nhà khoa học về nhận thức, nghiên cứu cách con người suy nghĩ. Ông áp dụng những phát hiện của các nghiên cứu của mình để cải thiện diễn ngôn công khai và giúp người tiêu dùng và nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn. Bên cạnh đó, ông là đồng giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu về Quyết định Tài chính và Tiêu dùng, một chi nhánh của Viện Khoa học Nhận thức, và Trung tâm Đạo đức và Trách nhiệm Xã hội, và là thành viên ban cố vấn của công ty tư vấn McKinsey & Company.

Ông đồng thời dạy phân tích dữ liệu và khoa học hành vi cho sinh viên đại học và thạc sĩ. Về tác giả Steven Sloman, ông nhận bằng Tiến sĩ Tâm lý học từ Đại học Stanford vào năm 1990 và hoàn thành nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Michigan.Ông bắt đầu giảng dạy tại Brown vào năm 1992. Steven là một nhà khoa học nghiên cứu về nhận thức, là người nghiên cứu cách mọi người nghĩ. Ông đã nghiên cứu cách thói quen suy nghĩ của chúng ta ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn thế giới, cách các hệ thống khác nhau cấu thành nên suy nghĩ tương tác với nhau để giúp chúng ta đưa ra kết luận, gây ra xung đột và trò chuyện với nhau, và cách giải thích của chúng ta về cách thế giới hoạt động ảnh hưởng đến cách chúng ta đánh giá các sự kiện và quyết định những hành động cần thực hiện.

Trọng tâm của nghiên cứu hiện tại của ông là nhận thức tập thể, cách chúng ta nghĩ như một cộng đồng, một chủ đề được xây dựng trong cuốn sách của ông với Phil Fernbach: Quản lý cảm xúc – Làm chủ lý trí (Tiêu đề gốc: “The Knowledge Illusion: Why We Never Think Alone.”) Các sản phẩm của ông đã được thảo luận trên các tờ báo The New Yorker, The New York Times Book Review, Vice, Financial Times, Economist, Scientific American, National Geographic, và nhiều tờ báo khác. Ông là cựu Tổng biên tập của tập san Cognition: The International Journal of Cognitive Science.

Đôi nét về cuốn sách

Cuốn sách Quản lý cảm xúc – Làm chủ lý trí là tác phẩm được tạo nên từ những kinh nghiệm chuyên ngành Khoa học Nhận thức của Phil Fernbach và Steven Sloman, được xuất bản lần đầu vào tháng 3, năm 2017. Cuốn sách không đơn thuần nói về tư duy, mà còn chứa đựng nhiều giải thích giá trị về trí tuệ, tâm lý của con người. Từ đó, chúng ta có cách nhìn nhận đa dạng và thấu đáo về tầm quan trọng của tư duy, cũng như ảnh hưởng của tư duy đến cách nhìn nhận cuộc sống của chúng ta. Và tin chắc rằng, bất cứ ai sau khi đọc cuốn sách này, sẽ tích lũy được cho mình thêm nhiều kiến thức vô giá, cũng như có thể phần nào nâng cấp bản thân.

Cảm nhận cá nhân về cuốn sách

Khác với những cuốn sách nói về tư duy, Quản lý cảm xúc – Làm chủ lý trí tập trung đi sâu vào việc giải thích, làm rõ cho tiêu đề sách. Đối với cá nhân tôi, đây là một cuốn sách giúp người đọc suy ngẫm về những phương pháp tư duy của mình. Từ những nghiên cứu, quan sát của mình, các tác giả của cuốn sách không những giải thích hiện tượng “ảo tưởng kiến thức”, các hiện tượng khác liên quan đến tư duy con người mà còn giúp người đọc liên hệ với những thói quen tư duy của bản thân mình. Thông qua cuốn sách, kiến thức lĩnh hội được không chỉ dừng ở việc khai mở, cải thiện tư duy, mà còn mở rộng ra về tâm lý con người, kiến thức về xã hội xung quanh.

Đối với cuốn sách Quản lý cảm xúc – Làm chủ lý trí, có 4 thứ quý giá mà bản thân tôi đã học được:

Tầm vóc của con người

Tư duy không phải là quá trình độc lập

Tư duy không hoàn hảo

Không nhất thiết phải học qua sách vở mới có thể cải thiện tư duy

Tầm vóc của con người

Con người thường được ví như “chủ nhân của Trái Đất”. Chúng ta có thể thấy rằng hầu hết những nơi trên thế giới đều có dấu chân của con người, minh chứng cho sự tồn tại, khám phá của con người. Tuy nhiên, việc khám phá thế giới vẫn là hành trình lâu dài của con người, và việc lĩnh hội tri thức cũng vậy. Nhà văn Oscar Wilde từng nói rằng: “You can never be overdressed or overeducated.” có nghĩa là: “Bạn không bao giờ mặc quá mức hay học quá mức.” Chúng ta học bao nhiêu, cũng luôn có cảm giác không bao giờ đủ, bởi lẽ càng học nhiều, chúng ta càng phát hiện ra rằng chúng ta biết ít hơn so với biển trời kiến thức mênh mông ngoài kia. Đặc biệt là khi tìm hiểu về khoa học – một ngành vừa rộng, vừa phức tạp và nhiều ứng dụng.

Não bộ của con người không được cấu thành hay vận hành như não bộ của máy vi tính. Trong xã hội hay cuộc sống của chúng ta có quá nhiều thứ chúng ta cần quan tâm và ghi nhớ. Nếu chúng ta có bộ não siêu phàm có thể ghi nhớ toàn bộ những sự việc trong đời, có lẽ các ứng dụng ghi nhớ, xây dựng lịch trình, hay các trang mạng xã hội sẽ không cần có tính năng lưu trữ. Con người có thể làm chủ thiên nhiên, Trái Đất, nhưng so với tri thức, con người giống như hạt cát trong đại dương vậy. So với thế giới, với những người xung quanh, chúng ta biết được bao nhiêu? Chúng ta nghĩ rằng mình có thể hiểu cái gì đó, nhưng đó là khi chúng ta chưa nhận ra rằng thứ mà chúng ta nghĩ mình hiểu rõ, trên thực tế lại là tầng tầng lớp lớp những kiến thức mà chúng ta chưa khai phá.

Rất nhiều kiến thức mà con người phải học hàm chứa sự phức tạp khác nhau, dù chúng ta có thể xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng tới đâu. Chưa kể những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của con người như: thời tiết, phản ứng,… lại càng thập phần phức tạp. Tuy nhiên, điều này không phải là thứ khiến cho chúng ta cảm thấy nhụt chí, trái lại điều này là động lực to lớn thúc đẩy con người phát triển tư duy, học hỏi nhiều hơn.

Tư duy không phải là quá trình độc lập

Một trong những điểm mà tôi cảm thấy đặc biệt ấn tượng với cuốn sách này chính là việc các tác giả tiếp cận đến tư duy cá nhân. Con người không thể tự mình tư duy nếu không có sự tác động của các yếu tố khác, một trong số đó là con người. Theo tác giả Yuval Harrari, chúng ta tư duy theo đội nhóm, và đây là thứ đã mang lại cho con người (homo sapiens) thế mạnh vượt xa các giống loài khác. Xã hội càng phát triển, những gì chúng ta biết càng trở nên ít đi. Vì không phải con người toàn năng, chúng ta dựa vào chuyên môn và thế mạnh của người khác để có thể tồn tại và thỏa mãn những nhu cầu của bản thân. Một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này chính là các phát minh đã làm thay đổi cuộc sống như: mạng Internet, bóng đèn, xe lửa… Trên thực tế, việc tự mình nghĩ ra một phát minh hay một điều mới mẻ rất khó, và trên đời này không có gì là nguyên bản. Con người và máy tính là hai cỗ máy tư duy khác nhau.

Và chúng ta tư duy theo suy luận nhân quả vì chúng ta dựa vào những phân tích nhân quả và cách vận hành của thế giới, cũng như việc suy luận về kết quả của một chuỗi sự kiện. Một ví dụ điển hình cho điều này chính là việc đáp ứng những nhu cầu hàng ngày của bản thân. Chính những nhu cầu của con người đã tạo ra những phát minh của thời đại, và hãy thử nghĩ xem nếu những nhu cầu đó không được đáp ứng, có lẽ thế giới sẽ không phát triển như bây giờ. Khả năng lý luận nhân quả cho phép con người giải quyết rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, cũng là nền tảng nhận thức của con người. Việc suy luận ngược và xuôi là nhiệm vụ chính của tư duy, giúp con người không chỉ giải quyết vấn đề, mà còn có thể dự đoán tương lai, định hướng cho bản thân.

Tư duy không hoàn hảo

Vì sao chúng ta tư duy sai lệch? Mỗi chúng ta là một điểm nhìn khác nhau, và vì năng lực có hạn, chúng ta chưa thể có cái nhìn toàn diện hay cụ thể một cách tối đa về bất cứ điều gì. Ở mỗi góc nhìn khác nhau, chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau, từ đó hình thành nên những cách tư duy đa dạng. Nếu phải đối diện cùng một vấn đề, tùy vào trải nghiệm của mỗi người, sẽ có nhiều cách phản ứng và giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, việc đứng ở những góc nhìn khác nhau dễ khiến chúng ta thiếu hiểu biết về những sự việc ở góc độ khác. Và khi chúng ta thiếu thông tin, kiến thức, chúng ta có xu hướng suy đoán mọi việc dựa trên những kinh nghiệm cá nhân cũng như những dữ kiện đã thu thập từ trước. Thậm chí, chúng ta lựa chọn những điều có lợi cho mình để tin rằng chúng là sự thật, dù trên thực tế nó có thể không đúng.

Ngay cả những người như thẩm phán, cảnh sát… khi đứng trước các quyết định, cũng không thể tránh khỏi việc có sự thiên vị cho cá nhân nào đó, hoặc cho bản thân mình, hay một góc nhìn nào đó mà họ cho rằng là hợp lý. Tất cả những thứ chúng ta thấy chưa chắc là sự thật, bởi tại giây phút những sự việc đó lọt vào mắt chúng ta, nó chỉ nằm trong góc nhìn của chúng ta, trừ khi chúng ta chủ động tìm hiểu về thực hư những gì đã xảy ra.

Chính việc này là nguồn gốc cho những hiện tượng mang tính tâm lý như: mâu thuẫn, xích mích hay những góc nhìn phiến diện, một chiều, dẫn đến những trục trặc trong việc giao tiếp, hay sự thiếu thông cảm cho nhau. Mỗi cá nhân chúng ta đều là những cá nhân không hoàn hảo, nên chúng ta phải học cách nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và thấu đáo nhất. Các kiểu tư duy đều có những điểm yếu của nó, nhưng chỉ khi học được cách kết hợp những kiểu tư duy ấy, chúng ta mới có thể trở nên thấu tình đạt lý, không thiên vị khi đối diện với bất cứ chuyện gì. Không có kiểu tư duy đúng, chỉ có kiểu tư duy phù hợp với tính chất của từng sự vật, sự việc. Chúng ta cần nắm bắt rõ tính chất của sự việc để dùng cái đầu, hay dùng con tim để suy luận.

Không nhất thiết phải học qua sách vở mới có thể cải thiện tư duy

Tư duy là một bản năng, cũng là kỹ năng của con người. Lý thuyết trong sách vở góp phần khai sáng về những cách và phương pháp tư duy. Tuy nhiên, vì tư duy là kỹ năng, nếu không được rèn giũa, sẽ dần bị mai một, thiếu linh hoạt và sắc bén. Trên thực tế, chúng ta có thực hành các quá trình tư duy, nhưng đây phần lớn là những phản ứng không điều kiện, nhanh và thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng. Chính vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cách tư duy phù hợp mỗi ngày, thông qua các quyết định giúp chúng ta có lợi, hoặc giảm bớt các rủi ro trong công việc, cân nhắc các lựa chọn đang có… Chúng ta nên thử các phương pháp như liệt kê các điểm yếu, điểm mạnh… để có cái nhìn tổng quan hơn về những chủ đề chúng ta đang tìm hiểu. Tư duy nên dựa vào thực hành để có thể phát huy tối đa năng lực của nó, bởi vì những gì được ghi trong sách vở mang tính tiêu chuẩn, và thực tế thì phức tạp hơn nhiều. Hãy tận dụng những kiến thức đã học trong sách vở, coi như đó là bàn đạp để vận dụng những kỹ năng đó vào đời sống thực tế, rèn luyện bản thân.

Kết luận

Suy cho cùng, hiện tượng “ảo ảnh kiến thức” là cơ sở để các tác giả Steven Sloman và Philip Fernbach có thể phát triển các luận điểm của mình về tư duy của con người. Tư duy của con người không hoàn hảo và có hạn, nhưng việc học tập, rèn luyện để cải thiện và nâng cao tư duy không phải là điều không thể. Cuốn sách Quản lý cảm xúc – Làm chủ lý trí không chỉ là cuốn sách về khoa học tâm lý, mà còn là cuốn sách về con người.

Nhờ có tư duy, con người có thể phân biệt đúng và sai, thích hợp hay không thích hợp, cái gì tốt nhất cho bản thân mình, và dự đoán tương lai. Những công việc này tưởng chừng dễ mà thật khó khăn và tiêu tốn nhiều thời gian của chúng ta. Chúng ta nghĩ mình hiểu rõ điều tốt nhất cho mình, nhưng trên thực tế, chúng ta chỉ có thể làm điều này một cách thuận lợi khi hiểu rõ bản thân, hiểu rõ điều đang xảy ra với mình, và quyết định mà mình phải lựa chọn. Bên cạnh đó, con người cũng có thể học cách thấu cảm cho nhau. Chúng ta cứ nghĩ rằng mình hiểu ai đó, nhưng bản thân mình chúng ta còn đang khám phá, nói chăng đến người khác? Nhưng cũng không phải vì điều này mà chúng ta không học cách thấu hiểu người khác. Chúng ta không nhất thiết phải hiểu tất cả mọi điều về ai đó, nhưng chúng ta cần tư duy tốt để biết cách ứng xử với những người xung quanh, tùy vào đối tượng.

Mua sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí” khoảng 110.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí Fahasa” tại đây

Đọc sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí ebook pdf

Để download “sách Quản Lý Cảm Xúc Làm Chủ Lý Trí pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *