Cánh Cửa Thứ 4

Giới thiệu sách Cánh Cửa Thứ 4 – Tác giả Paul Haulter

Cánh Cửa Thứ 4

Một ngày nọ, người ta tìm thấy một phụ nữ hiền lành nằm chết giữa vũng máu trong căn phòng khóa kín, da thịt đầy những vết dao. Từ đó, ma mị lần quất kêu gào, vô vàn hiện tượng lạ lùng bắt đầu phát sinh trong tư dinh u ám.

Để chấm dứt những bí ẩn ấy, một người tự nguyện bước vào phòng, thử nghiệm gọi hồn với hy vọng xoa dịu hồn ma đang giận dữ và khám phá sự thật ẩn giấu sau cái chết của bà ta. Căn phòng được đóng lại từ bên ngoài, và niêm phong bằng dấu ấn một đồng xu hiếm.

Dấu niêm vẫn nguyên vẹn khi cửa mở ra lần nữa, nhưng xác của một người khác đã im lìm nằm đó…

Kỳ quái. Phi lý. Không thể giải thích theo logic tự nhiên. Và vượt ra ngoài những trải nghiệm bình thường của con người.

Đây là tác phẩm kinh dị của một hồn ma báo oán? Hay đơn giản là trò bịp của những kẻ thủ ác cao tay?

Cánh Cửa Thứ 4
Cánh Cửa Thứ 4

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Cánh Cửa Thứ 4
  • Mã hàng 8935250722308
  • Tên Nhà Cung Cấp IPM
  • Tác giả: Paul Haulter
  • NXB: Hội Nhà Văn
  • Trọng lượng: (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì: 13,5 x 20,5
  • Số trang: 248
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Cánh Cửa Thứ 4

Đánh giá Sách Cánh Cửa Thứ 4
Đánh giá Sách Cánh Cửa Thứ 4

1 Cánh cửa thứ tư kể về một câu chuyện huyền bí xảy ra tại nước Anh. Cách đây nhiều năm có một người phụ nữ chết tại nhà riêng trong căn phòng áp mái khoá trái. Cũng từ đó trở đi, căn phòng lơ lửng dưới tấm màn ma ám khi đêm về lại toát ra đủ thứ âm thanh và ánh sáng mơ hồ. Một ngày kia, một nhà ngoại cảm và vài người khác tổ chứ gọi hồn tại đây nhằm giúp bóng ma siêu thoát và hỏi bà ta ai là hung thủ. Thế nhưng hàng động này đã kéo theo rất nhiều người thiệt mạng.- Đối với mình thì đây là cuốn sách mà đọc cũng được, ko đọc cũng chẳng sao . Vì thực sự mình thấy nó ko cuốn hút lắm. Dù là câu chuyện có một chủ đề gây tò mò như vậy nhưng phải hơn 100 trang đầu (tổng là 244 trang) cứ diễn ra đều đều, chậm chạp, chẳng có tí điểm nhấn nào. Mặc dù lời văn chau chuốt, mạch lạch nhưng lại cổ điển làm mình có cảm giác như đang đọc truyện lãng mạn vậy .thế nên đọc khá là mất hứng .Đã thế, những vụ án mạng xảy ra và cách thức thực hiện mình thấy cứ siêu nhiên, không tưởng thế nào ấy đọc ko thuyết phục cho lắm. Cả truyện ko có một đoạn suy luận nào về cách thức gây án nhưng đến gần cuối, lời giải được đưa ra tới tấp như một sự hiển nhiên . – Bù lại là đoạn kết khá ngạc nhiên và gây sốc.

2 Đây là lần đầu tiên mình đọc truyện của Paul Halter – nhà văn trinh thám người Pháp được mệnh danh là “bậc thầy của những căn phòng khoá kín”. Và “Cánh cửa thứ 4” cũng là tác phẩm đầu tay của ông. Thú thực là không hiểu sao mình cứ cảm thấy là mình không phù hợp với trinh thám cổ điển và rất hiếm khi đọc thể loại này. Mặc dù khá ngần ngại, nhưng vì tò mò về thể loại “locked room” và lời giới thiệu truyện nên cứ thử nhắm mắt “nhảy hố” xem sao :))Cũng may là “Cánh cửa thứ 4” không làm mình thất vọng. Mạch truyện nhanh, cuốn hút. Mình là 1 đứa nhát gan nên khi đọc cuốn này mình không dám đọc khi ở nhà 1 mình, tối ngủ phải trùm chăn kín vì nghĩ tới truyện là lại sợ .Túm lại là, dù quyển này bị nhiều người chê, nhưng mình vẫn thích cực :3 Tình tiết nhanh, nhiều xác chết, đầy rẫy những bí ẩn, 1 chút thriller đủ khiến mình nổi da gà khi đọc và quan trọng là có 1 tá plot twist cho đến tận trang cuối cùng :)) Mình cực thích những quyển mà twist giật đùng đùng tới mức há mồm í ????????Cuối cùng, điểm duy nhất mình không thích ở quyển này là việc tác giả vẽ nên một tên hung thủ với khả năng biến mất trong phòng kín, cách thức gây án gần như là không thể nhưng lời giải thích lại… quá đơn giản khiến người đọc cảm thấy hơi hụt hẫng, nhưng cũng không đến mức vô lý, vẫn có thể chấp nhận được. • Tổng kết: dù ai nói ngã nói nghiêng, mình vẫn thích cuốn này và rất hài lòng với nó.

3 Cánh cửa thứ tư kể về một câu chuyện huyền bí xảy ra tại nước Anh. Cách đây nhiều năm có một người phụ nữ chết tại nhà riêng trong căn phòng áp mái khoá trái. Cũng từ đó trở đi, căn phòng lơ lửng dưới tấm màn ma ám khi đêm về lại toát ra đủ thứ âm thanh và ánh sáng mơ hồ. Một ngày kia, một nhà ngoại cảm và vài người khác tổ chứ gọi hồn tại đây nhằm giúp bóng ma siêu thoát và hỏi bà ta ai là hung thủ. Thế nhưng hàng động này đã kéo theo rất nhiều người thiệt mạng. Đối với mình thì đây là cuốn sách mà đọc cũng được, ko đọc cũng chẳng sao . Vì thực sự mình thấy nó ko cuốn hút lắm. Dù là câu chuyện có một chủ đề gây tò mò như vậy nhưng phải hơn 100 trang đầu (tổng là 244 trang) cứ diễn ra đều đều, chậm chạp, chẳng có tí điểm nhấn nào. Mặc dù lời văn chau chuốt, mạch lạch nhưng lại cổ điển làm mình có cảm giác như đang đọc truyện lãng mạn vậy, thế nên đọc khá là mất hứng. Đã thế, những vụ án mạng xảy ra và cách thức thực hiện mình thấy cứ siêu nhiên, không tưởng thế nào ấy, đọc ko thuyết phục cho lắm. Cả truyện ko có một đoạn suy luận nào về cách thức gây án nhưng đến gần cuối, lời giải được đưa ra tới tấp như một sự hiển nhiên – Bù lại là đoạn kết khá ngạc nhiên và gây sốc, coi như một sự an ủi cho cả cuốn sách cứ đều đều, êm ái . Nchung là mình ko thích cuốn này lắm, đọc xong cũng ko đọng lại điều gì cả.

4 Chuyện thật sự rất cuốn, hấp dẫn, mình không thể ngừng đọc nó luôn vì tình tiết thú vị và bất ngờ khủng khiếp, nhưng ở phần kết mình vẫn chưa hiểu lắm vì lúc đầu ông Ronald đã khẳng định nhìn James Steven và ông rất giống nhau, nhưng ở khúc sau tiến sĩ lại bảo nhìn ông giống Henry White ?? Thế ông Ronald là ai mới được.

5 Mình mua cũng lâu rồi, hồi mình mua bọc đã đẹp rồi nhưng đến gần cuối thì sách bị dính trang với mất, xiêu vẹo chữ nghiêng ngả lắm. Mình mới nhắn bảo Tiki đổi thì được hỗ trợ rất nhiệt tình, dù là vào lúc mình thi nhiều nên trả lời Tiki rất chậm nên trễ cỡ cả tháng vẫn chưa xác nhận được để mà Tiki đổi cho. Nhưng mình nói lí do trả lời trễ thì Tiki vẫn cảm thông và vẫn đổi cho mình dù quá hạn đổi lâu rồi ý, và đổi xong check lại thì bìa đẹp và chữ không có hư gì hết nữa luôn.

Review sách Cánh Cửa Thứ 4

Review sách Cánh Cửa Thứ 4
Review sách Cánh Cửa Thứ 4

Đối với mình, khi gấp lại một cuốn trinh thám, cảm giác duy nhất mình cần đó là THỎA MÃN. Tuy nhiên, thật sự sau khi đọc xong cuốn này thì mình lại không có được cảm giác đó. Về bối cảnh và tình tiết có nhiều điểm không thực tế lắm, mình không tiện kể chi tiết, nhưng bạn nào đã đọc hẳn sẽ hiểu. Tuy nhiên, khi đọc một cuốn trinh thám, đặc biệt là loại classic như cuốn này, mình thường tâm niệm trong đầu rằng đừng bao giờ thắc mắc những vấn đề như: sao hung thủ may mắn vậy, sao lúc nào cũng có tuyết tới rồi ngừng đúng thời điểm gây án vậy, sao cái này như vậy, cái kia như vậy… vì đơn giản, đây không phải trinh thám xã hội, đây là trinh thám cổ điển, là một thế giới riêng biệt mà chính tác giả tạo ra với những bối cảnh, điều kiện phù hợp cho cả thám tử lẫn hung thủ trổ tài. Khi một người đố bạn câu đố về 3 con kiến (ai chưa biết câu này search Google nhé :v) Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ thắc mắc tại sao con kiến cuối cùng lại đi lùi, vì đơn giản đó là một câu đố, người ra câu đố được quyền xây dựng nó tùy thích. Vấn đề ở đây là, một khi đã đặt ra câu đố thì bạn phải giải quyết được mọi khía cạnh của câu đố đó.

Đó chính là điểm khiến mình cảm thấy không thỏa mãn sau khi đọc xong Cánh cửa thứ 4. Tác giả tạo nên một câu đố rất ấn tượng, có thể nói mình đã bị cuốn vào câu chuyện của tác giả. Mình có một thói quen khi đọc truyện trinh thám đó là: đếm số nút thắt và…. nút mở . Mình quan niệm rằng trinh thám phải là một tổng thể hoàn hảo, không hề có tình tiết thừa thải, có thắt có mở, đã đặt được vấn đề thì phải giải quyết được cho triệt để, cái gì không giải quyết được thì đừng đề ra, người viết truyện có thể đưa ra những triết lý về nhân sinh, những bình luận về xã hội, những thắc mắc về cuộc sống mà không cần giải đáp, tuyệt nhiên, những thứ này TUYỆT ĐỐI không liên quan đến cách thức thực hiện tội ác của hung thủ (điều mà mình coi trọng nhất đối với một cuốn trinh thám, vì vậy nên mới cuồng trinh thám cổ điển :v), dù hung thủ có may mắn đến đâu, cách thức thực hiện tội ác vẫn phải dựa trên nền tảng khoa học, phải thực hiện được trong điều kiện hoàn hảo (nếu tập hợp được mọi điều kiện đã nêu trong tiểu thuyết, cũng lại vì vậy mà mình rất không thích các tác phẩm có dính đến ma quỷ, tâm linh). Hơi xa bờ rồi :v quay lại chỗ nút thắt, nút mở, Paul Halter viết nên câu chuyện này với vô vàn nút thắt, thế nhưng chỉ mở được vài nút đàng hoàng, còn lại là….lấy kéo cắt phăng cho xong chuyện, thậm chí có một tình tiết tác giả cắt thô bạo đến không thể chấp nhận được :@. Tóm lại, rất gượng ép, giống như lướt qua luôn vài tình tiết nhỏ (tác giả nghĩ là nhỏ) vì sợ ảnh hưởng đến mạch truyện chính của mình. Nói ra thì sợ spoiler, bạn nào đọc rồi chắc chắn sẽ nhận ra ngay nếu để ý.
Tóm lại, truyện đọc rất giải trí, mặc dù hơi unsatisfied nhưng không cảm thấy hối tiếc khi đọc xong cuốn này (vì không có ma quỷ giết người, nếu có cho ra ve chai ngay và luôn :))))))).

Steven Nguyễn

Tôi vẫn luôn thích văn phong của những tác phẩm trinh thám cổ điển. Không đi sâu vào tâm lý, không có những câu từ câu giờ đầy nhàm chán, trinh thám cổ điển mang một nét duyên dáng riêng biệt, đầy lịch thiệp và tinh tế.
Xin chẳng dám tự tin rằng tôi có một vốn kiến thức trinh thám đồ sộ, nhưng kiến thức hạn hẹp của tôi vẫn có chỗ cho một Agatha với quý ngài Poirot lừng danh cùng Miss Marple thông thái, một Conan Doyle với ngài thám tử cố vấn số một thế giới Sherlock Holmes, một Carr với những mật thất trùng trùng bí ẩn…

Nhưng xin thứ lỗi cho tôi khi mà cái tên Paul Halter thì tôi lại hoàn toàn chẳng có một chút ấn tượng.

Paul Halter là một nhà văn trinh thám người Pháp, được mệnh danh là “Bậc thầy của những căn phòng khóa kín”, và “có vẻ” là tác giả đại diện còn sót lại của phong cách trinh thám cổ điển…
“Oa! Ông ấy mới thật ấn tượng làm sao?”, trớ trêu thay tôi chỉ có thể mỉa mai Paul như thế khi vừa mới đọc về ông. Và tôi đã nghi ngờ liệu rằng truyền thông có đang thổi phồng về sự nổi tiếng của ông, phải chăng Paul chỉ đang bắt chước theo Carr một cách vụng về và tình-cờ-một-cách-ngẫu-nhiên-nào-đó-nổi-tiếng-vì-thế, …? Những nghi ngờ ấy vẫn cứ dai dẳng trong tôi cho đến khi tôi quyết định “liều mạng” mà đọc cuốn “Cánh của thứ tư”, tác phẩm đầu tay của Paul.

Và bạn nghĩ sao? Bạn có nghĩ rằng tôi đã đoán đúng???

Ôi, tôi cảm thấy mình thật may mắn làm sao! Tại sao ư? Vì tôi đã hoàn toàn sai lầm!

Ngay từ những trang đầu tiên của cuốn sách, cái ấn tượng về một tác giả ăn theo, một tay lừa bịp gần như đã rạn nứt trong tôi. Có thể chỉ là một vết xước nhỏ li ti thôi, nhưng nó đủ để làm cho toàn bộ định kiến của tôi sụp đổ ngay tức thì.

Tôi đã ngấu nghiến “Cánh của thứ tư” trong vòng 3 tiếng đồng hồ với một sự tập trung lạ thường. Và khi gấp sách lại thì lại ngẩn ngơ vì những gì nó mang lại.
Với chất văn quen thuộc ta có thể bắt gặp dễ dàng ở trinh thám cổ điển, Paul đã vẽ nên một bức tranh về tấn thảm kịch bi thương của những nhân vật trong cuốn sách.

Với tôi, điểm hấp dẫn của trinh thám cổ điển chính là không đi sâu vào tâm lý nhân vật. Như một bức tranh đen trắng, tác giả phô bày tất cả mọi chi tiết, và gửi đến chúng ta một lời thì thấm đầy ma lực: “Bạn hãy thử tô màu lên bức tranh của tôi bằng chính những gam màu của bạn được không?” Và công việc của bạn là tự mình vẽ nên những gam màu cho từng nhân vật.
Paul đã làm rất tốt việc vẽ nên bức tranh đen trắng kia. Cuối cùng thì liệu chúng ta có thể tự mình tô màu cho bức tranh ấy hay không??? Câu trả lời nằm ở chính các bạn mà thôi…

Tôi xin phép không tiết lộ bất cứ chi tiết nào của bức tranh ấy cho các bạn. Vì tôi sợ rằng thứ văn chương kém cỏi của mình sẽ chỉ làm các bạn cảm thấy chán nản mà thôi.

Cũng xin nói thêm rằng Paul quả là một tay đùa có hạng! “Cánh của thứ tư” không chỉ có những bí ẩn, những cái chết thương tâm, ở đó còn có những câu bông đùa, những lời nói đầy tính hài hước châm biếm. Đôi khi, bạn sẽ phải bật cười mà như quên mất rằng mình đang đọc một cuốn truyện trinh thám với trùng trùng bí ẩn.
Có thể bạn nên ghim những phần đùa cọt của Paul lại, và thử áp dụng với những người bạn của mình xem! Tôi đoán là sẽ rất vui đấy!

Nếu như bạn đang tìm kiếm một cuốn sách để thư giãn vào dịp cuối tuần, hay thậm chí một cuốn sách với những giằng xé, những mâu thuẫn được miêu tả một cách sâu sắc, thì “Cánh của thứ tư” sẽ là cuốn sách cuối cùng trong danh sách mà tôi muốn giới thiệu cho bạn.

Nhưng nếu bạn yêu thích cái chất văn học cổ điển, và cũng có lẽ bạn đang cảm thấy quá nhàn rỗi chăng, thì “Cánh cửa thứ tư” sẽ không phải là một lựa chọn tồi.
Ngồi nhâm nhi một ly cà phê nóng, ung dung tự vẽ nên bức tranh cho mình, mặc sức tạo nên một câu chuyện với những nhân vật mang gam màu của chính bạn. Tại sao lại không nhỉ?!

Với một cuốn sách đầu tay thì tôi hoàn toàn hiểu và châm trước cho một số chi tiết vẫn còn chưa hoàn thiện của cuốn sách. Những lỗi nhỏ ấy là không đáng kể và tôi có thể bỏ qua. Nhưng biết đâu đấy, với tác phẩm sau của Paul, tôi lại đi “bới lông tìm vết” một cách “tàn nhẫn” thì sao?! *Cười*

P/s: Tôi cũng xin cảnh báo bạn, đừng quá sa vào câu chuyện này, bạn cần phải tỉnh táo đến phút cuối. Nếu không, đoạn kết có thể khiến bạn ngớ người mà ngẩn ngơ mất một thời gian đấy.

Mua sách Cánh Cửa Thứ 4 ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Cánh Cửa Thứ 4” khoảng 48.000đ đến 52.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Cánh Cửa Thứ 4 Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Cánh Cửa Thứ 4 Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Cánh Cửa Thứ 4 Fahasa” tại đây

Đọc sách Cánh Cửa Thứ 4 ebook pdf

Để download “sách Cánh Cửa Thứ 4 pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *