Lịch Sử Loài Ong

Giới thiệu sách Lịch Sử Loài Ong – Tác giả Maja Lunde

Lịch Sử Loài Ong

Anh Quốc, 1852: William – một nhà tự nhiên học kiêm chủ cửa hàng hạt giống nuôi tham vọng thiết kế ra loại thùng nuôi ong tiên tiến.

Hoa Kỳ, 2007: George – một người nuôi ong truyền thống kiên định trước ngành công nghiệp nuôi ong thụ phấn hiện đại.

Trung Quốc, 2098, loài ong đã vắng bóng, Đào – một nữ công nhân phải thụ phấn bằng tay cho cây ăn quả mười hai tiếng mỗi ngày. Khi đứa con nhỏ của cô gặp một tai nạn bi thảm và bị nhà chức trách đưa đi mất tích, cô quyết tâm từ bỏ tất cả để lần theo dấu cậu bé, bất chấp thế giới của cô khi ấy đã suy tàn chết chóc và trở nên quá mức hiểm nguy.

Trong lúc kể những câu chuyện của từng người, khiến người đọc đồng cảm với những kỳ vọng nhức nhối và mối quan hệ phức tạp điển hình giữa cha mẹ và con cái, Lịch sử loài ong cũng đồng thời là khúc tụng ca nghệ thuật nuôi ong và là hồi chuông thức tỉnh trước một thảm họa môi trường đang dần hiện hữu. Ở một thời điểm, khi ba tuyến truyện được kết nối, chúng đã trở thành một câu chuyện duy nhất, vừa đau lòng, ám ảnh, vừa lấp lánh hy vọng không phải chỉ về loài ong mà còn về chính chúng ta: loài người.

Lịch Sử Loài Ong
Lịch Sử Loài Ong

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lịch Sử Loài Ong
  • Mã hàng 8935235222809
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Maja Lunde
  • Người Dịch: Lê Minh Đức
  • NXB: NXB Thế Giới
  • Trọng lượng: (gr) 400
  • Kích Thước Bao Bì: 15.5 x 24
  • Số trang: 393
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Lịch Sử Loài Ong

Đánh giá Sách Lịch Sử Loài Ong
Đánh giá Sách Lịch Sử Loài Ong

1 Hóa ra ong có vai trò trong tự nhiên quan trọng hơn lúc đầu mình hình dung. Đi học thì ai cũng được biết là ong giúp hoa thụ phấn, từ đó cây mới sinh trái. Nhưng chắc chả mấy ai hình dung được nếu một ngày kia loài ong biến mất thì sẽ thế nào. Khi không có ong, hàng ngàn hecta đất trồng thành hoang hóa, những cánh đồng nở hoa không thể kết quả, cây không có trái, những nông sản vốn là đồ ăn hằng ngày giờ thành của hiếm: táo, cam…Rồi thức ăn cho gia súc cũng không thể trồng cấy được, con người phải sống thiếu sữa và các sản phẩm từ sữa vì gia súc không còn cho đủ sữa nữa. Kéo theo đó là các vấn đề vĩ mô hơn: sự gia tăng dân số chững lại, giống loài của chúng ta đang suy giảm….Tuy nhiên, sách không đơn thuần nói về môi trường hay nghệ thuật nuôi ong, mà trong đó là 3 câu chuyện khác nhau của 3 gia đình ở 3 thời điểm lịch sử khác nhau. Những khác biệt thế hệ trong một gia đình, mâu thuẫn giữa cha con, người cha luôn muốn con trai mình phải nối nghiệp gia đình, sống tiếp giấc mơ của mình nhưng lại không hề biết con mình thực sự muốn gì. Khi người con hỏi “Con thích gì? Con giỏi cái gì? Con sợ gì?”, ông chỉ có thể trả lời “ Con là con trai bố”…Ở một câu chuyện khác là khoảng cách ngày càng lớn giữa 2 vợ chồng sau một mất mát lớn, họ đã không chia sẻ, không dám nhìn vào mắt nhau, không thể cùng nhau vượt qua…” Không phải lỗi của em” – câu nói muộn màng, chỉ trút bỏ được gánh nặng, áp lực nhưng không đủ để cứu vãn điều gì.

2 Ba câu chuyện với ba cách bắt đầu khác nhau và những cảm xúc thoạt đầu có vẻ khác nhau. Nhưng rồi ta nhận ra William của 1852, George của 2007 hay Đào của 2098 đều đang mắc kẹt trong một tình thế mù mờ, chán chườn. Xuất phát đầu tiên đến từ công việc của họ, và cả ba đều liên quan đến những sinh vật nhỏ bé nhưng dữ dội: ong. Những chú ong, bằng cách này hay cách khác, đều mang đi một phần niềm vui của họ: niềm đam mê của William, sự ổn định của George, hy vọng của Đào. Cũng chính chúng, một cách sâu xa hơn, làm nảy nở vấn đề của họ với gia đình, nhất là những đứa con. Cả ba cho thấy, dù rằng ở thời điểm nào, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn có những mẫu số chung trong việc trở nên phức tạp. Những đứa con là kỳ vọng của họ, về một tương lai rạng rỡ hơn hẳn hiện tại họ đang chịu đựng. Với William và George, kỳ vọng này còn gắn liền vào những chú ong. Và thế là, một cách vô hình, vận mệnh của ba con người lẫn tương lai họ đều gắn liền với vận mệnh của chúng.

3 ”Con ong sẽ chết khi đôi cánh đã rã rời, xơ xác vì phải cố gắng quá sức, như cánh buồm của con tàu "Người Hà Lan bay". Nó sẽ chết giữa lúc cất cánh, đúng khi nó đang chuẩn bị bay lên, có lẽ vì nó phải mang nhiều hơn thường lệ, trĩu nặng vì mật và phấn hoa, lần này là quá nhiều đối với nó, cặp cánh không mang nổi nó nữa. Nó sẽ không bao giờ quay về tổ nữa mà rơi thẳng xuống đất cùng với toàn bộ gánh nặng của mình. Nếu nó có cảm xúc của con người thì hẳn vào khoảnh khắc đó nó sẽ thấy hạnh phúc, nó sẽ thẳng tiến vào cổng thiên đàng vì biết rằng nó đã sống đúng với bản chất của mình, của loài Ong, như Plato đã phát biểu. Đôi cánh rã rời của nó, đúng thế, toàn bộ cái chết của nó, đều là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng nó đã làm tròn trách nhiệm của nó trên cõi đời này, đã đạt được một điều vô cùng vĩ đại so với thân hình nhỏ bé của nó.

4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Lịch Sử Loài Ong

Review sách Lịch Sử Loài Ong
Review sách Lịch Sử Loài Ong

Lịch sử loài ong của Maja Lunde là một tiểu thuyết môi trường, nó kể câu chuyện về loài ong và cả câu chuyện của loài người trong quan hệ gia đình và trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Trong cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy những thông tin hữu ích về loài ong được lồng ghép trong 3 câu chuyện với những chi tiết hấp dẫn và kịch tính. Và những gì mà cuốn sách truyền tải chắc chắn thú vị hơn nhiều so với tưởng tượng của chúng ta khi mới nhìn vào bìa sách.

Nếu bạn đang tìm kiếm một cuốn sách khoa học tự nhiên viết về loài ong với những mô tả và nghiên cứu đầy học thuật thì cuốn sách này sẽ khiến bạn thất vọng, đừng bị cái tên của nó đánh lừa. Những đặc tính của loài động vật đặc biệt này chỉ như lớp phông nền, được lồng ghép trong 3 câu chuyện để mang tới khúc ca ca ngợi nghệ thuật nuôi ong, tình cảm gia đình ấm áp cũng như cảnh tỉnh con người trước những tác động khôn lường mà họ đang gây ra cho môi trường sinh thái.

1. Ba câu chuyện riêng rẽ hội tụ trong một đường dây gắn kết

Cuốn sách xoay quanh câu chuyện cá nhân của 3 con người ở 3 lục địa khác nhau: Châu Âu, chây Mỹ, châu Á; có tính đại diện cho xã hội loài người. William – một nhà tự nhiên học sống tại Anh, dành rất nhiều tâm huyết để nghiên cứu về loài ong và để sáng chế ra một loại thùng nuôi ong tiên tiến. George – một người nuôi ong tại Hoa Kỳ kiên định nuôi ong bằng phương pháp truyền thống với những thùng ong nuôi tự đóng. Và Đào – một công nhân người Trung Quốc làm việc thụ phấn bằng tay cho cây, công việc mà đáng lẽ do loài ong đảm nhiệm. Ba câu chuyện ở không gian và thời gian khác nhau, với những nhân vật khác nhau, được kể đan xen nhưng bằng ngòi bút tài tình của tác giả, chúng đan cài chặt chẽ vào nhau, vẫn đảm bảo tính liền mạch và có sự kết nối mật thiết.

Ba câu chuyện xảy ra tại 3 mốc thời gian khác nhau: William – 1851, George – 2007 và Đào – 2098. Tiến trình ấy kể về câu chuyện của loài ong từ khi chúng còn sinh sống và phát triển rất thuận lợi trên trái đất cho đến khi con người nhận ra sự sụt giảm ngày một nhiều hơn của loài động vật này bởi những tác động tiêu cực từ chính họ. Và loài người không thể làm gì để khắc phục, hay nói đúng hơn là chỉ cố gắng nửa vời; cho đến khi mọi nỗ lực đều trở nên vô nghĩa, điều tệ hại nhất đã xảy ra, loài ong hoàn toàn biến mất trên thế giới.

Sự biến mất của sinh vật nhỏ bé ấy có ảnh hưởng quá lớn đến đời sống con người, không có ong để thụ phấn, khan hiếm lương thực trở thành khủng hoàng toàn cầu. Ngay cả ở nơi Đào sống – khi con người đã phải lao động cật lực để thụ phấn bằng tay cho cây cối 12 giờ mỗi ngày thì lượng lương thực họ sản xuất ra cũng không đủ để phục vụ nhu cầu của chính họ. Dân số sụt giảm nhanh chóng, người ta phải hy sinh những người già, những em nhỏ phải tới những cánh đồng từ khi lên 8 tuổi để học cách làm công việc giúp chúng và đồng loại có thể tiếp tục sinh tồn – thụ phấn cho cây. Học hành lúc này không còn ý nghĩa gì nữa khi mà chúng còn không có nổi một cái bụng no!

2. Lời cảnh tỉnh cho con người trước thực trạng tàn phá thiên nhiên

Câu chuyện của Đào – câu chuyện của tương lai là giả tưởng, nhưng rõ ràng khi lật từng trang sách, chúng ta không thể lướt qua vì cho là bất khả, là viển vông. Thay vào đó, nó bắt ta phải dừng lại, phải suy ngẫm và phải nhìn lại những gì đang diễn ra xung quanh mình.

Lạm dụng thuốc trừ sâu, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến hiện tượng Rối loạn sụt giảm bầy đàn – CCD và theo đó là sự biến mất hoàn toàn của loài ong. Ngày nay, chúng ta đang đối mặt với nó và nhiều nguy cơ khác: trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm trắng… Dân số thế giới không ngừng tăng lên đi cùng với đó là những tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên. Nếu chúng ta không thật sự đánh giá nghiêm túc về những gì đang xảy ra và có những nỗ lực kịp thời để khôi phục hệ sinh thái – những gì mà con người đã và đang tàn phá, thì viễn cảnh u tối trong câu chuyện của Đào hay thậm chí tệ hơn nữa là điều tất yếu sẽ xảy ra.

“Để sống trong thiên nhiên, cùng thiên nhiên, chúng ta cần tách mình ra khỏi bản chất tự nhiên của chính mình… Giáo dục là để thử thách chính chúng ta, để thử thách tự nhiên, thử thách bản năng của chúng ta…” Đúng vậy, con người cần chế ngự được bản năng của mình để học cách cùng chung sống với thiên nhiên, bởi chắc chắn sự phát triển dựa trên việc dẫm đạp lên tự nhiên chỉ là sự phát triển giả dối!

3. Bức tranh về tình cảm gia đình gắn bó, thiêng liêng

Đi cùng với câu chuyện về sự tồn vong của loài người là câu chuyện gia đình của từng nhân vật, câu chuyện muôn thuở về những xung đột giữa hai thế hệ, câu chuyện về những kỳ vọng và tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái. Có lẽ tình cảm ấy là thứ tình cảm thiêng liêng và mãnh liệt nhất nên tác giả đã dùng nó làm sợi chỉ dẫn lối để đưa tới lối thoát, tìm ra hy vọng cho câu chuyện và cho cả loài người. Chính vì đứa con trai bé bỏng của mình mà Đào bất chấp mọi khó khăn và hiểm nguy để đi tìm câu trả lời mà cô cần được biết, và cũng chính nhờ nó mà cô có đủ sức mạnh và quyết tâm để nói ra điều đúng đắn mà cô tin là mình phải làm để cứu vãn mọi chuyện. Bởi vậy mà niềm hy vọng đã được thắp sáng lên cho con người, cho thế hệ tương lai.

Lối viết chuyện của Maja Lunde sẽ khiến bạn khó rời khỏi những trang sách đầy lôi cuốn và có sức ám ảnh. Câu chuyện đem đến một kết thúc mở, hơi hụt hẫng cho độc giả nhưng rõ ràng mọi thứ đã được sắp xếp ổn thỏa, những mối quan hệ gia đình được hàn gắn, những sai trái được sửa chữa dần dần, để hai từ cuối cùng của tác phẩm trở nên đầy thuyết phục và lay động người đọc: “Hy vọng”

Lịch sử loài ong là một câu chuyện cảm động ca ngợi sự tuyệt diệu của thiên nhiên, tôn vinh tình cảm gia đình và đem đến cho chúng ta niềm hy vọng. Bất chấp những sai lầm, bất chấp những tăm tối con người phải trải qua, cuối cùng chúng ta vẫn có thể trở lại con đường đúng đắn và gây dựng lại từ những mất mát và tàn lụi.

Mua sách Lịch Sử Loài Ong ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lịch Sử Loài Ong” khoảng 94.000đ đến 111.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lịch Sử Loài Ong Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lịch Sử Loài Ong Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lịch Sử Loài Ong Fahasa” tại đây

Đọc sách Lịch Sử Loài Ong ebook pdf

Để download “sách Lịch Sử Loài Ong pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 28/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *