Yến Hội Và Phaedrus

Giới thiệu sách Yến Hội Và Phaedrus – Tác giả Platon

Yến Hội Và Phaedrus

Từ khi được sáng tác lần lượt vào khoảng năm 385-380 TCN và 370 TCN, Yến hội và Phaedrus vẫn được coi là các triết phẩm gây nhiều ấn tượng mà Platon thực hiện trong sự nghiệp triết học của mình.

Tác phẩm gồm 2 phần Yến hội và Phaedrus dành cho những ai quan tâm tới văn học – triết học Hy-La cổ đại. Nếu như Yến Hội dành cho những người tò mò muốn biết người xưa nhìn nhận ra sao về tình yêu, nhất là tình yêu đồng tính thì Phaedrus là triết phẩm phù hợp với bất kỳ ai muốn học hỏi thuật hùng biện từ các triết gia.

Yến hội bao gồm các thảo luận về tình yêu của nhiều nhân vật, trong đó có Socrates, tại bữa tiệc mà kịch gia Agathon tổ chức – một lễ nghi sinh hoạt quen thuộc của lớp trí thức Hy Lạp cổ đại.

Đối thoại đi từ nguồn gốc đến bản chất, sự cần thiết của Tình Yêu đối với con người, và hơn hết, vai trò của Tình Yêu trong sự tiến triển của thế giới tinh thần vươn đến thực tại cao nhất, hay còn gọi là Sự thật. Liệu Tình Yêu là sự hợp nhất trong thế giới cảm tính, hay là cái đưa đường chỉ lối để con người đi từ thế giới cảm tính sang thế giới lý tính – nơi chứa đựng Chân lý? Phải lèo lái thế nào để thần Tình Yêu trở thành phương tiện khai phá cái Đẹp tối cao thay vì đẩy con người lao xuống vực thẳm dục vọng?

Giới học giả Tây u đánh giá cao Yến hội về cả mặt văn chương lẫn mặt tư tưởng. Đối thoại kể mẩu chuyện khá sinh động và miêu tả chân dung Socrates rất chi tiết; hàm chứa biểu thị tuyệt vời về niềm tin thầm kín mà Platon mang trong lòng: cái không nhìn thấy là cái bất diệt và vĩnh viễn quan trọng.

Phaedrus kể cuộc chuyện trò phức tạp giữa Socrates và Phaedrus, chàng thanh niên cũng xuất hiện trong Yến hội. Phaedrus thường được các nhà nghiên cứu Platon xếp loại là đối thoại sáng tác giai đoạn hai trong số các sáng tác của triết gia, miêu tả những đặc điểm nổi bật của xã hội Athens thời xưa, cụ thể là việc giảng dạy và thực tập nghệ thuật hùng biện.

Ảnh bìa minh họa lễ nghi sinh hoạt phổ biến của giới trí thức Hy Lạp cổ đại – tức “yến hội”.

ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:

“Yến hội đan xen khéo léo các quan điểm và ý tưởng khác nhau về bản chất của Tình Yêu: là phản ứng trước cái đẹp, sức mạnh siêu nhiên, động lực thúc đẩy hành động xã hội hay phương tiện giáo dục về mặt đạo đức.”

– Penguin Books

“Yến hội của Platon cung cấp một loạt các chủ đề lôi cuốn cho việc luận bàn, nghiên cứu về các tác phẩm triết học kinh điển hiện thịnh hành.”

– Pierre Destrée, Zina Giannopoulou

“Platon được coi là người đặt nền móng cho truyền thống triết học phương Tây và Yến hội là một trong các triết phẩm hấp dẫn nhất của ông.”

– Edward Skidelsky

“Phaedrus của Platon là một đối thoại đặc biệt giàu tính huyền thoại… một đối thoại siêu triết học.”

– Annie Larivée, Đại học Carleton

Yến Hội Và Phaedrus
Yến Hội Và Phaedrus

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Yến Hội Và Phaedrus
  • Mã hàng 8935270700744
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Platon
  • Người Dịch Đỗ Khánh Hoan
  • NXB NXB Thế Giới
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 320
  • Kích Thước Bao Bì 14 x 20.5 cm
  • Số trang 316
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Yến Hội Và Phaedrus

Đánh giá Sách Yến Hội Và Phaedrus
Đánh giá Sách Yến Hội Và Phaedrus

1 Sách in trên giấy xốp nên rất nhẹ. Phải giữ kỹ không thì rất mau ố vàng. Hình thức thì quá OK rồi, vì shop gói hàng kỹ, còn chèn tấm xốp các góc nữa nên sách đến tay không hề hấn gì.

2 Sách mới đẹp, tiki đóng góp bọc sách cẩn thận. giao nhanh, tối qua đặt sáng nay đã có. hi vọng sách giúp ích cho mình.

3 Sách giao đc đóng gói đẹp. Mặc dù chưa đọc tới nhưng mình đã ấn tượng cách trình bày chỉnh chu của sách.

4 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

5 Đợi mãi mới có sách để đọc, shop đóng gói kỹ, bao bìa của sách không bị nhăn, đọc sơ qua thì thấy nội dung khá hấp dẫn, đáng để mua.

Review sách Yến Hội Và Phaedrus

Review sách Yến Hội Và Phaedrus
Review sách Yến Hội Và Phaedrus

ÁI TÌNH ĐÍCH THỰC CHỈ CÓ THỂ ĐƯỢC THẤU HIỂU BỞI MỘT VỊ KIỆT XUẤT TRIẾT GIA?

Tình yêu, giới tính và bản năng – ba chủ đề mang tính chất kinh điển, đã được các tác phẩm văn học trên toàn thế giới khai thác không ngừng nghỉ, nhưng đồng thời vẫn chưa bao giờ vắng bóng trong những mối quan tâm thường trực của nhân loại.

Trong hai cuộc đối thoại kinh điển “Sumpósion” (Yến hội) và “Phaedrus”, được thuật lại bởi triết gia Hy lạp cổ đại lừng danh Platon, ba chủ để ấy đã được bàn luận hết sức ấn tượng, dưới hình thức hai cuộc bàn luận về “Êrôs” – “Thứ tình yêu bắt nguồn từ sự thèm muốn thể xác, song có khả năng vượt qua nguồn gốc trần tục để vươn tới đỉnh cao nhập định.”

#Cuộc_đối_thoại_thứ_nhất – “Sumpósion”, hay “Yến hội”, là một cuộc đối thoại xoay quanh chủ đề cái đẹp, với sự tham gia của nhiều học giả lừng danh của thành Athens cổ đại. Bối cảnh của “Yến hội” là một bữa tiệc rượu Hy Lạp cổ đại, cả chủ tiệc lẫn khách mời đều là đàn ông, nâng ly, thưởng rượu và đàm đạo nhằm thắt chặt tình thân trong giới quý tộc, đồng thời giúp đỡ các quý tộc trẻ tuổi, non dại hơn được khai tâm từ những vị học giả đứng tuổi, gạo cội.

“Toàn cảnh tạo thành không gian riêng biệt, khép kín, trong đó tửu khách chú ý lẫn nhau, chia sẻ nguồn vui qua ly rượu, câu chuyện, khúc nhạc và nhục cảm thầm kín. Cảm giác gợi tình do nữ nô lệ trong vai kỹ nữ, đôi khi do nam nô lệ trong vai bồi tửu tạo nên; họ sắm vai khêu gợi trong buổi tiệc rượu song dường như chỉ lả lướt bề ngoài hơn là thực sự gợi tình bên trong …”

#Cuộc_đối_thoại_thứ_hai, được đặt theo tên của chàng thanh niên được Socrates quý mến – “Phaedrus”, có bối cảnh là một khoảng trời ngoại ô sáng rỡ với bãi cỏ xanh tươi, bóng mát trải rộng dưới tán cây tiêu huyền, hương thơm cánh đồng hoa trinh nữ và nước sông trôi êm đềm.

“Phaedrus” thiên nhiều hơn về việc làm thế nào để sáng tạo ra một diễn từ lôi cuốn, tuy nhiên cũng ẩn chứa nhiều chi tiết gợi cảm phần nào phản ánh quan niệm của người Hy Lạp cổ đại về tình yêu. Trong số các quan niệm đó, có lẽ quan trọng nhất là quan niệm về những mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa một nam giới lớn tuổi – được gọi là người yêu – và một nam thanh niên non trẻ – gọi tên là người tình.

Người Hy Lạp cổ đại cho rằng, việc hợp nhất giữa đàn ông và đàn bà chỉ có thể “giúp con người tồn tại lâu dài trong cái đẹp và cái tốt của thế giới cảm tính. Còn sáng tạo, chỉ có thể được thực hiện qua giao tiếp giữa đàn ông với nhau, giúp con người tìm thấy tình trạng bất tử chân thực hiện hữu không phải trong thế giới cảm tính mà trong thế giới lý tính.”

Còn sáu nhân vật phát biểu trong “Yến hội”, bao gồm Phaedrus, Agathon, Pausanias, Eryximachus, Aristophanes, và Socrates, sẽ lần lượt đưa ra những lời ngợi ca của họ đối với Êrôs, qua đó sẽ làm vui thích quý độc giả bởi những mẩu chuyện thần thoại, cũng như những tranh cãi đời thực xoay quanh vị thần của tình yêu – tình ái này.

Tại sao con người lại luôn luôn sốt sắng đi tìm “nửa kia” của đời mình?

Đồn rằng, từ thuở hồng hoang, con người có hình dạng tròn như quả trứng, được cấu thành từ hai nửa: nam nam, nữ nữ, hoặc nửa nam nửa nữ. Loài người khi ấy, cái gì cũng có gấp đôi: có bốn tay, bốn chân, hai mặt đối diện nhau, và hai giới tính. Một ngày nọ, loài người từ thuở hồng hoang ấy học đòi muốn lật đổ thần linh. Để trừng phạt, thần Zeus đã quyết định chẻ con người làm đôi. Sự trừng phạt này đã dẫn loài người tới chỗ mất mát: nửa này lúc nào cũng cố gắng đi tìm nửa kia. Êrôs chính là thứ duy nhất có thể lấp đầy sự mất mát từ thuở đó: bằng tình yêu và tình dục, hai nửa của con người có thể tìm thấy nhau, ôm nhau và hợp nhất, đồng thời có thể tạo ra kết tinh của tình yêu – những đứa con – đồng thời cũng phục vụ cho việc phát triển nòi giống tương lai.

Tại sao chúng ta khuyến khích người yêu theo đuổi người tình, đồng thời thôi thúc người tình lảng tránh khi người yêu tiếp cận? Vì đó là phép thử cho chúng ta biết người yêu của mình thuộc loại nào: nhún nhường trước tiền bạc, run sợ trước hiểm nguy, hay lóa mắt trước quyền hành?

Tại sao nhân loại chúng ta ca ngợi tình yêu, nhưng lại không ngợi ca những kẻ lụy tình? Thế nào mới là một tình yêu đích thực? Thích chỉ đàn ông/ đàn bà, hay thích cả đàn ông lẫn đàn bà? Thích cả tâm hồn lẫn thể xác, hay chỉ thích tâm hồn, hoặc thể xác? Thích cung cách thực hiện hành vi tình dục, thích bản thân việc thực hiện hành vi tình dục, hay quy phục trước cả hai thứ đó? …

Về tình yêu và cái đẹp, có thể nói rằng, về đại khái và tổng quát thì ai cũng có thể nói, nhưng để bàn luận chuyên sâu thì chúng ta chỉ có thể kiếm tìm giữa những học giả và vở sách. Các bạn hãy thử tìm đọc và tự khám phá xem, liệu quan niệm cổ xưa của Socrates, rằng có phải niềm đam mê đích thực chỉ có thể được thấu hiểu bởi một vị kiệt xuất triết gia không?

“Yến hội và Phaedrus” là một tác phẩm ẩn chứa lời giải đáp cho câu hỏi đó, với cách diễn đạt nên thơ, cùng những cấu trúc uyển chuyển tựa như một câu chuyện thường nhật được thuật lại dưới ngòi bút tài hoa của nhà triết học – sử gia Platon.

Mua sách Yến Hội Và Phaedrus ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Yến Hội Và Phaedrus” khoảng 93.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Yến Hội Và Phaedrus Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Yến Hội Và Phaedrus Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Yến Hội Và Phaedrus Fahasa” tại đây

Đọc sách Yến Hội Và Phaedrus ebook pdf

Để download “sách Yến Hội Và Phaedrus pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *