Bản Chất Của Người
Giới thiệu sách Bản Chất Của Người – Tác giả Han Kang
Bản Chất Của Người
“Bây giờ, tôi xin được hỏi anh.
Như vậy, có phải con người là một sinh vật tàn nhẫn từ trong bản chất? Hay đó chỉ là những trải nghiệm phổ biến của chúng ta? Có phải chúng ta chỉ đang sống trong ảo tưởng về phẩm giá con người, còn thực ra bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể biến thành một thứ chẳng là gì cả, thành sâu bọ, thành thú vật, thành một đống mủ dịch lẫn lộn? Bỉ sỉ nhục, bị bôi nhọ, bị tàn sát, phải chăng đó là bản chất của con người đã được chứng minh trong lịch sử?
Tôi đang chiến đấu. Ngày nào tôi cũng một mình chiến đấu. Tôi chiến đấu với nỗi nhục nhã vì mình đã sống sót, và vì mình vẫn còn đang sống tiếp. Tôi chiến đấu với sự thật rằng mình cũng là con người. Tôi chiến đấu với ý nghĩ rằng chỉ có cái chết mới là con đường duy nhất có thể kéo tôi thoát khỏi sự thật đó. Cùng là con người với nhau, anh có thể cho tôi một câu trả lời không?”
Bản chất của người, với sự kiện lịch sử Phong trào dân chủ Gwangju (1980) làm bối cảnh chính, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết xuất sắc và giàu sức lay động nhất của Han Kang, được chính tác giả thừa nhận là “tác phẩm mà tôi không thể trốn tránh, không thể không viết, nếu không viết, không vượt qua, có lẽ tôi sẽ không thể đi tiếp đến bất cứ đâu.”
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Bản Chất Của Người
- Mã hàng 8935235222533
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Han Kang
- Người Dịch: Kim Ngân
- NXB: NXB Hà Nội
- Trọng lượng: (gr) 380
- Kích Thước: Bao Bì 14 x 20.5
- Số trang: 350
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Bản Chất Của Người
1 Từ Nam Kinh, Việt Nam đến Hàn Quốc, không nơi nào bạo lực đi qua mà không để lại dấu vết đẫm máu tàn bạo. Những điều khủng khiếp đó ngay từ đầu thường không được nhìn nhận đúng bản chất và những chi tiết nhỏ, những dòng máu đỏ nếu không soi xét kĩ thì cứ thế sẽ bị lướt qua lạnh lùng, nhạt nhoà trong những con số thống kê mà thôi. Han Kang có thể đã viết để khiến câu chuyện sáng tỏ, viết để người ta không còn có thể làm lơ, viết để biết đâu những người thanh niên đó lại được sống lần nữa. Năm 1980, một sự kiện đặt nền móng cho nền dân chủ đương đại của Hàn Quốc đã phải trả giá bằng máu của hàng trăm thanh niên tại thành phố Gwangju. “Bản chất của người” dựa trên Phong trào dân chủ của thành phố này, những mảnh chắp vá của những người sống sót, của linh hồn đã khuất, nhập nhằng giữa quá khứ – hiện tại đã cất lời cho những ngày đen tối, hãi hùng đó. Không dài dòng giải thích, từ những trang đầu của tác phẩm đã xộc lên một mùi tử khí nồng nặc, khiến người đọc ngơ ngác trước mức độ kinh khủng của giết chóc. Vậy nhưng không có một vẻ gì là đau thương, trầm lắng, dường như có thứ gì đó gấp gáp hơn khiến Gwangju trở nên sục sôi trong câm lặng. Giữa quá khứ và hiện tại đan xen, giữa những tiếng súng đàn áp, tiếng hét tra tấn, những phận người mỏng manh liên kết cùng nhau, những câu chuyên thay nhau xoay chuyển từ lý tưởng, tuổi trẻ, nhân quyền đến bất công lao động, cùng thống thiết hướng về một xã hội nơi chính phủ phi nhân tính đẩy những thân xác trẻ trung chưa kịp tận hưởng cuộc đời đã thối rữa ở nơi không người biết. Sau cùng câu hỏi còn đó là lương tâm con người là gì? nó đáng sợ đến mức nào? nếu thứ chảy rần rật trong ADN là sự tàn bạo hay sau những tổn thương vật lý và huỷ hoại nhân phẩm thì con người có còn là người chăng?
2 Đọc xong cuốn sách, người ta không thể không tự hỏi vì sao cùng là đồng bào mà những người Hàn Quốc lại có thể tàn bạo với nhau, và tại sao đằng sau những thành công về kinh tế và dân chủ của quốc gia này trong nửa sau thế kỷ XX lại có những trang sử đẫm máu đến thế…Trạng thái tâm lý của những người tham gia nổi dậy được miêu tả rất kỹ và hay: họ hoàn toàn biết rằng mình sẽ thua và sẽ chết, họ rất sợ chết, song họ đã vẫn lựa chọn ở lại đến cùng, tất cả vì lương tâm của con người. Phong trào Gwangju không chỉ diễn ra trong chục ngày bi thảm của tháng 5 năm 1980 (hiện nay người Hàn gọi đây là “sự kiện 18/5”), mà theo tác giả tiếp tục kể một cách khéo léo trong những trang sách có vẻ như “không đầu không đuôi”, trải dài qua nhiều “người kể chuyện” cũng như nhiều mốc thời gian liên tục thay đổi, nó còn tiếp tục trong nhiều năm sau đó tại đất nước này, như một nỗ lực minh oan, chiêu tuyết cho những nạn nhân trẻ tuổi. Nhờ vậy, cuốn tiểu thuyết tuy vô cùng bi thảm song vẫn có những tia sáng hy vọng lóe lên đâu đó ở phía xa….
3 Ngay khi đọc trên cuốn sách và bìa sau thì mình đã cảm thấy hơi tò mò về nội dung cuốn sách, phải chăng trong đó sẽ phơi bày ra một hiện thực đến phũ phàng hay một thế giới đối lập hiện tại nơi con người là những thiên sứ với tình yêu thương? Không! Xuyên suốt trong cuốn sách là bối cảnh được trích ra từ lịch sử, đó là Phong trào dân chủ Gwangju (1980). Chiến tranh chưa từng mang lại điều gì tốt đẹp dù là bất kì ai, con người chỉ để thỏa mãn sự ích kỉ của mình nên đã tạo ra chiến tranh. Và chính điều đó đã khiến bao người ngoài cuộc phải chịu đựng nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Vậy ra bản chất con người chính là vậy ư? Vị kỉ, tàn bạo, vô tâm..? Han Kang đã kể chuyện qua góc nhìn của nhiều nhân vật- đó là những người làm thời vụ, là học sinh… và còn dưới cái nhìn của linh hồn một người đã mất. Bạn nghĩ sao nếu bản thân nhìn thấy thể xác của chính mình đang dần thối rữa..? Hiện thực của chiến tranh đòi lại công bằng dân chủ được tác giả khắc họa khá rõ nét qua những hình ảnh miêu tả sâu sắc và vì kể dưới nhiều góc nhìn nên điều đó càng thể hiện rõ nét hơn. Mỗi nhân vật một ý góc nhìn nhưng điểm chung là họ đều đang chịu sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Đúng là chiến tranh chưa bao giờ tốt đẹp… Mình đọc ít sách của Hàn nhưng mình thấy các tác giả Hàn Quốc đều có văn phong rất sâu lắng, mỗi câu chuyện họ viết ra đều đi sâu vào cảm xúc. Cuốn này mình đọc nhiều đoạn cũng khá day dứt vì miêu tả khá chân thực. Tuy nhiên có lẽ là dịch giả dịch nhiều đoạn hơi.. thô khi mà viết hẳn ngôn ngữ nói vào.
4 Lại một ngày nữa sắp qua, trở về nhà trong một trạng thái cố tạo niềm tin vui. Tôi leo lên tầng, trên tay là giỏ đi chợ màu đỏ, gồm một củ cà rốt, đậu cô que và một ít ớt với trứng gà.Hà Nội hôm nay khác lạ, thời tiết đẹp đẽ, nhưng tôi thì chẳng khác tí nào so với dạo này.Sau tiết học sáng nay, tôi quyết định không về nhà vì không thích lái xe về và Một giờ thì quay lại để học lớp buổi chiều (nghĩ tới thôi tôi đã không hứng thú gì rồi). Tôi đi bộ đọc Giảng Võ, ghé hiệu sách Nhã Nam, gọi nước, định bụng đọc nốt quyển "Bản chất của người" mà bé em cho mượn lâu rồi chưa có thì giờ để đọc.Đến đoạn còn ba mươi phút nữa tôi phải về trường để học. Tôi ngước lên nhìn thì thấy thầy giáo trong khoa tôi. Kì trước thầy có đứng lớp một môn học của lớp tôi. Các bạn trong lớp không thích thầy, nhưng tôi thì giữ thái độ trung lập, vì nghĩ tôi không đủ lí do để đánh giá hay ghét hay thích thầy và với tất cả mọi người.Đoạn, đi bộ về trường. Thầy bảo, "Trang này, phải mạnh mẽ lên."Tôi không thắc mắc hay nói gì, chỉ cười. Hơi chạnh lòng vì phải để thầy nói như thế. Tôi cũng nhận ra từ khi nào đó, tôi không hay dùng từ Trưởng thành và Mạnh mẽ để nói về mình, nên không muốn biện minh, hay tranh luận với ai nữa, bởi chính mình mới biết được mình, dù ai có đọc đúng mình thế nào, sau rốt thì đó cũng là mình mà.
5 Cuốn sách có rất nhiều chi tiết gây ám ảnh. Tin tôi đi, khi đọc cuốn này xong bạn sẽ cảm thấy may mắn vì vẫn còn sống, được sống trong sự hòa bình. Sẽ rơi nước mắt vì những tinh thần cao quý như những viên ngọc sáng. Sẽ cảm thấy đau đớn, kinh khủng vì những sự hy sinh quá lớn. Chiến tranh đã lấy đi rất nhiều thứ kể cả tính mạng, cướp đi những người bạn, những người thân yêu, nhưng suy cho cùng những sự hy sinh đó đều rất tuyệt vời. Hãy thử đọc một lần để cảm nhận mọi người nhé.
Review sách Bản Chất Của Người
Tái hiện bức tranh lịch sử tàn bạo
Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee sau 18 năm giữ chức đã bị ám sát vào ngày 26/10/1979. Sự việc bất ngờ này chấm dứt chế độ độc tài dưới thời tổng thống Park và đưa tình hình chính trị tại Hàn Quốc vào trạng thái bất ổn định. Ngày 12/12 cùng năm, tướng Chun Doo-hwan thực hiện đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ lâm thời của tổng thống Choi Kyu-hah, lên cầm quyền và ban bố tình trạng thiết quân luật. Sinh viên, giáo sư, nghệ sĩ và người lao động – những công dân bình thường không vũ trang – đã phản đối và yêu cầu một cuộc bầu cử công bằng và tự do và dỡ bỏ đạo luật.
Tại Gwangju, một thành phố nằm khoảng 160 dặm về phía nam Seoul, tự trang bị cho mình bằng mọi cách có thể, cư dân Gwangju đã đấu tranh buộc quân đội phải rời đi. Trong năm ngày vào tháng 5/1980, thành phố đã thực hành tự quản. Các bà mẹ nấu ăn cho cộng đồng, các tài xế taxi đưa các phiến quân ủng hộ dân chủ bất cứ nơi nào họ cần đến. Một số cư dân đứng thành hàng dài để hiến máu, ngay cả những học sinh cấp hai cũng đã giúp chăm sóc và xác định các thi thể.
Bản chất của người diễn ra trong bối cảnh ấy, mở đầu với bức tranh đầy máu và nước mắt, trên những xác người chết, và những mặt người sống, khi quân đội quay lại và đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của người dân nơi đây.
Bằng cách tập trung vào công việc phân loại các thi thể của các tình nguyện viên tại nhà thi đấu, Han Kang đưa độc giả bước vào thế giới của nỗi sợ hãi, khiến chúng ta kinh ngạc trước sự đau đớn mà con người có thể gây ra cho nhau.
Han Kang xoáy ngòi bút miêu tả từng chi tiết khi các tình nguyện viên lau rửa và chăm sóc cho những người chết, tái hiện sống động những khuôn mặt vỡ nát vì dùi cui, súng đạn, hay những đôi mắt còn mở trừng trừng, những bàn tay vỡ nát, những vết thương đang thối rữa. Những trang sách mở ra cả một không gian lịch sử đau thương, Han Kang buộc ta phải đối diện với điều kinh khiếp ấy, không ai được phép lãng quên.
Ở đó, có những người phụ nữ đã trải qua sự tra tấn dã man, những người bị tù đầy, bị bỏ đói, bị tra tấn bằng những hình phạt kinh tởm, bẩn thỉu đối với thân thể. Những vùng kín cũng bị từng sợi thừng dài xuyên vào. Cơn ám ảnh đó đã khiến nhiều người chết, và khiến nhiều người sống sót ám ảnh suốt đời bởi cơn buồn nôn không bao giờ có thể ngừng.
Han Kang viết Bản chất của người không phải để kết tội lịch sử, cô viết bởi sự thôi thúc, bởi những khắc khoải buộc phải lên tiếng, về chính con người.
Câu hỏi nhức nhối về lương tâm con người
Han Kang đã viết những gì? Ký ức đã phải tỉnh thức bao lần, nỗi đau phải bám trụ ra sao, để tái dựng nên những đau thương dẫu chết đi cũng còn khắc khoải ấy.
Trong suốt cuốn tiểu thuyết Bản chất của người, con người rên xiết lên trước những truy vấn: “Có phải con người là một sinh vật tàn nhẫn từ trong bản chất? Hay đó chỉ là những trải nghiệm phổ biến của chúng ta? Có phải chúng ta chỉ đang sống trong ảo tưởng về phẩm giá của con người, còn thực ra bất cứ lúc nào, chúng ta cũng có thể biến thành một thứ chẳng là gì cả, thành sâu bọ, thành thú vật, thành một đống mủ dịch lẫn lộn? Bị sỉ nhục, bị bôi nhọ, bị tàn sát, phải chăng đó là bản chất của con người đã được chứng minh trong lịch sử?”.
Cuốn sách như một bản thu đa âm sắc, được kể bởi chứng nhân còn sống sót và bị ám ảnh bởi vụ thảm sát Gwangju. Ở đó, Dong-ho, là tình nguyện viên chăm sóc người chết trong nhà thi đấu, có người bạn đã chết của Dong-ho, một nữ biên tập viên đối mặt với sự tra tấn gắt gao, một tù nhân bị bạo lực vì liên quan đến cuộc nổi dậy, có mẹ của Dong-ho thẫn thờ trong những dòng ký ức không ngừng tuôn chảy, và cuối cùng, chính là lời tự sự của chính tác giả Han Kang, người bị ảnh hưởng một cách gián tiếp sự kiện tháng 5/1980 khi cô 9 tuổi. Mỗi người đều có thể một lần được cất tiếng nói, chân thực nhất, đau đớn nhất.
Lối kể chuyện mang đầy tính siêu thực huyễn hoặc, với việc tạo nên chất giọng của những linh hồn đã chết của Han Kang, càng khiến cuốn tiểu thuyết trở nên đau đáu và cuốn hút.
Từng chương sách là từng dòng tự sự dài, lần lượt dẫn độc giả qua nhiều những sự kiện được lặp lại, những quan điểm khác nhau, và khoảng cách thời gian khác biệt, nhưng đều vô cùng tàn bạo, đã tạo nên từng đợt sóng dữ dội, va đập vào từng vùng suy nghĩ của mỗi người.
Đọc cuốn sách Bản chất của người, độc giả sẽ kinh ngạc vì thứ ngôn ngữ trữ tình, thơ mộng đến đau lòng mà Han Kang dùng, để phác họa nên bức tranh tột cùng tàn nhẫn, tột cùng đau thương mà con người đã phải chịu đựng. Thứ ngôn ngữ đẹp đẽ ấy, lại càng soi rọi cái bạo lực trần trụi và khủng khiếp mà cuốn sách đề cập đến. Đọc Bản chất của người, để đau đớn, thảnh thốt, nhức nhối. Dù bạn có từng nghe về Gwangju hay chưa, bạn cũng có thể có được hình dung gần gũi, chân thực và bi ai nhất về Gwangju. Ở Bản chất của người, bạn sẽ tiếp tục cơn truy vấn dài về việc làm thế nào những hành vi nghịch lý của con người – bạo lực và lương tâm – có thể cùng tồn tại?
Han Kang sinh năm 1970 tại Gwangju sau đó cùng gia đình chuyển lên Seoul sống từ năm mười tuổi. Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Yonsei, Han Kang đăng đàn năm 1993 trên báo Văn học và Xã hội với tư cách một nhà thơ. Năm 1994, cô ra mắt tập truyện ngắn Mỏ neo đỏ, dành giải sáng tác cho tác giả trẻ của báo Seoul Shinmun, kể từ đó bắt đầu chính thức hoạt dộng văn chương.
Suốt sự nghiệp viết văn gần ba mươi năm, với 3 tập truyện ngắn, 6 tiểu thuyết và 1 tập thơ, Han Kang dành được nhiều giải thưởng văn học danh giá trong và ngoài nước, trở thành một trong những nhà văn quan trọng nhất của văn học Hàn Quốc hiện đại. Trong đó nổi bật nhất là giải Man Booker International năm 2016 dành cho tác phẩm Người ăn chay. Năm 2018, cô tiếp tục lọt vào danh sách đề cử của giải thưởng này với tiểu thuyết giàu tính tự thuật Trắng.
Mua sách Bản Chất Của Người ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Bản Chất Của Người” khoảng 74.000đ đến 84.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bản Chất Của Người Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bản Chất Của Người Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bản Chất Của Người Fahasa” tại đây
Đọc sách Bản Chất Của Người ebook pdf
Để download “sách Bản Chất Của Người pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Những Quy Luật Của Bản Chất Con Người
- Người Trong Đau Khổ Vẫn Cười
- Người Xưa Đã Quên Ngày Xưa
- Đông Đô Chà Bàn
- Thế Giới Hiện Đại Con Người Cô Đơn
- Cảm Ơn Người Đã Rời Xa Tôi
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
Tôi có thể tải file pdf cuốn sách Bản chất của người không? Cảm ơn a