Con Nhà Nghèo

Giới thiệu sách Con Nhà Nghèo – Tác giả Hồ Biểu Chánh

Con Nhà Nghèo

(1)

Cai tuần Bưởi ngồi nghe thằng Cu nói chuyện mà sắc mặt buồn xo. Chừng nó nói dứt rồi anh ta cũng không trả lời, cứ châu mày chong mắt ngó sững ngọn đèn. Thị Tố biết chồng rối trí không trả lời thằng Cu được, nên rước mà đáp rằng:

– Vợ chồng qua thấy tính em ăn ở thật thà chắc chắn là thương em lắm, mà còn gả con Lựu cho em chắc là không được.

– Sao vậy chị Hai? Chị chê tôi nghèo hèn phải không?

– Không phải tại vợ chồng qua. Vậy chớ, như em thấy, vợ chồng qua giàu có sang trọng gì hay sao mà chê em nghèo hèn.

– Nếu vậy thì cô Tư Lựu chê tôi chớ gì!

Thằng Cu than mấy tiếng rồi nó đau đớn trong lòng quá, không biết sao mà nói nữa được, nên ngồi cúi mặt mà nước mắt rưng rưng. Cai tuần Bưởi thấy càng thêm buồn nên ngồi day mặt qua phía bóng tối, không dám ngó mặt thằng Cu nữa. Ba người ngồi im lìm một hồi rất lâu, rồi thằng Cu mới nói rằng:

– Tôi không cưới được cô Tư Lựu thì tôi không thèm cưới con ai hết, mà chắc là cũng bỏ xứ nầy tôi đi, còn ở đây nữa mà làm gì. Xin anh Hai chị Hai làm ơn nói giùm lại với cô Tư Lựu, không biết duyên nợ trời khiến làm sao mà tôi thương cô lung lắm. Mấy năm nay tuy tôi không nói ra, nhưng mà trong bụng tôi cứ tính làm vợ chồng với cô hoài. Nếu cô không ưng tôi thì tôi buồn rầu lắm, chắc chịu không nổi. Tôi mồ côi mồ cút, ở đợ ở đần, song tôi biết làm ăn, chớ không phải ham cờ bạc rượu trà như họ. Hễ tôi cưới cô rồi, như cô muốn ở tư ở riêng, thì tôi lo cất nhà cất cửa cho cô ở, cô muốn thế nào mà tôi có thể làm vừa lòng được tôi cũng chịu hết. Đạo vợ chồng miễn là thương nhau thì thôi, dầu nghèo hột muối cắn làm hai cũng vui, giàu có làm giống gì. Nếu anh Hai chị Hai thương tôi, nói giùm, thì chắc cô hết chê tôi nữa.

Cai tuần Bưởi day lại mà nói rằng:

– Không phải con Lựu nó chê em nghèo mà không ưng đâu.

– Vậy chớ tại sao?

– Qua thương em lắm. Vợ chồng qua mới nói chuyện với nhau hồi nãy đây, qua cũng có nói muốn gả nó cho em. Qua mà gả không được, là vì có chuyện riêng, khó nói cho em nghe lắm.

– Việc gì? Anh Hai đừng ngại chi hết, anh nói đại ra đi. Hay là có chỗ nào tử tế hơn tôi họ nói rồi chớ gì?

– Không phải. Nếu mà qua gả nó được thì qua gả cho em liền. Để rồi em coi, qua không gả cho ai hết đâu.

– Anh nói cái gì nghe lạ lắm vậy? Tại sao mà anh gả không được?

Cai tuần Bưởi ngồi ngẫm nghĩ một chút rồi bước lại gần thằng Cu mà nói nho nhỏ rằng:

– Qua không giấu em làm chi. Qua mắc đi ghe mấy tháng, cậu Hai Nghĩa ở nhà tới ve vãn nó, nó dại nên lấy cậu đã có chửa rồi.

Thằng Cu nghe mấy lời dường như sét đánh bên tai, nên vùng la “Trời đất ơi” và đứng dậy ngó Cai tuần Bưởi trân trân. Hai người ngó nhau không ai nói được tiếng chi hết. Thằng Cu chắc lưỡi lắc đầu nước mắt chảy ròng ròng, bước ra dỡ cửa mà đi về, quên từ giã vợ chồng Cai tuần Bưởi.

Cai tuần Bưởi thấy vậy bèn kêu mà dặn với rằng: “Chuyện đó qua nói cho một mình em biết mà thôi; em đừng có nói bậy bạ cho thiên hạ hay, nghe không em Cu”.

Không biết thằng Cu có nghe mấy lời dặn đó hay không mà nó đi tuốt, không nghe nó trả lời trả tiếng chi hết.

(2)

– Cái thân em sống càng thêm tủi, thêm xấu chớ sống làm chi, chị Hai. Em biết xưa rày anh Hai, chị Hai hổ thẹn với chòm xóm lung lắm. Em nghĩ vì em mà anh chị phải mang nhục thì em buồn rầu không biết chừng nào, bởi vậy em muốn chết phứt cho rồi, đặng hết nhọc lòng anh chị nữa.

Thị Tố nghe mấy lời than phiền như vậy thì động lòng, bỏ đi lại bộ ván giữa ngồi vừa ăn trầu vừa ngẫm nghĩ một chút rồi ôn tồn nói rằng:

– Mầy buồn cũng phải đó chớ. Làm thân con gái mà chửa oan đẻ lạnh thì tốt bao giờ. Nhưng mà tao nghĩ chớ chi mầy đi làm đĩ lấy trai gì rồi chửa đẻ là xấu, cái nầy mình là tá điền của cậu Hai, mình cũng như là tôi tớ của cậu, cậu biểu sống thì sống, cậu biểu chết thì chết, cậu tới nhà cậu ám sát, mình làm sao mà dám cự lại với cậu. Tao tưởng trong làng nầy dầu cậu muốn ai đi nữa họ cũng phải chịu, chẳng luận là mầy. Mầy hư đây là tại cậu Hai hãm hiếp, chớ phải tự ý mầy muốn hư hay sao mà sợ xấu.

– Nếu người ta ỷ quyền ỷ thế mà hãm hiếp, mình nghèo hèn nên không dám chống cự, thì mình phải liều thân giữ cho vẹn danh tiết của mình, chớ sao mình thuận tùng để người ta lấy cho đến có chửa rồi mình nói người ta hãm hiếp? Không được, cái lỗi của em lớn lắm, không thể nào em đổ cho ai được đâu.

– Nếu mầy nói mầy có lỗi, thì tao đây cũng có lỗi nữa. Anh Hai mầy mắc đi ghe, để mầy ở nhà với tao. Tao là chị mầy, tao thấy cậu Hai làm trái mà tao không cự với cậu, thì tao quấy lắm.

– Phải, hai chị em mình quấy hết. Em dại dột em không biết liều mình, chị lớn khôn mà chị không dám chống cự, nên em với chị đều quấy hết.

– Trời ơi! Cự làm sao cho được! Chớ chi thằng nào bậy bạ nó tới đây nó chọc ghẹo mầy thì tao bửa đầu nó chớ thèm cự à. Cái nầy là cậu Hai là con của bà Cai mà tao nói sao được. Đã vậy mà còn hồi ban đầu cậu nói tử tế lắm. Cậu nói cậu thấy tánh nết của mầy cậu thương, cậu nói mợ Hai đẻ có một đứa con gái mà thôi, nên cậu muốn kiếm con trai đặng nối dòng, cậu cho tiền bạc, áo quần, vòng bông; cậu hứa làm cho mầy sung sướng trọn đời. Cậu nói nghe phải lắm, ai mà dè cậu chơi cho có chửa rồi cậu bỏ.

– Phải. Hồi đó cậu nói ai nghe cũng phải mê. Mà tại em dại em mê nên bây giờ em mới ăn năn đây. Bây giờ có một mình chị với em nên em tỏ thiệt cho chị biết. Hổm nay em muốn tự vận mà chết cho rồi, ngặt vì em thấy thằng con của em sao em thương quá, nên em còn nuối lại đây.

(3)

… Cái kiếp con người rõ ràng là kiếp khổ não, còn cái thú giàu sang chưa ắt là thú thanh cao. Vì cớ nào trên mặt đất nầy người ta lại tranh nhau đeo đuổi mùi phú quý, làm chi để đến nỗi nhơ nhuốc cũng chịu, ác nghiệt cũng làm, cực khổ buồn rầu, đắng cay khóc lóc.

Chịu làm chi vậy? Làm mà chi vậy? Buồn nỗi gì? Khóc cớ chi? Phù sanh nhứt mộng, giàu sang ích gì? Mà nghèo hèn lại hại gì? Vậy chớ mình tự tĩnh tự giác, lần gỡ mà bỏ cho hết những lục căn, lục trần đặng tiêu diêu cực lạc, thơ thới xác phàm, há chẳng quý hơn là mê mẩn đắm chìm trong vòng tham danh chuốc lợi, mà phải nhuốc nhơ, phải phiền não, phải khóc than hay sao?…

(4)

Thị Tố ngồi dựa góc ván rồi thì thầm kể lại đầu đuôi câu chuyện cậu Hai Nghĩa ỷ thế chủ điền hiếp dọa lấy con Lựu làm sao, chừng con Lựu đẻ cho cậu hay, cậu nói làm sao, con Lựu đau xin tiền cậu, cậu nạt nộ làm sao, giận nói với mợ, mợ ghen làm sao, bà Cai sợ xấu nên biểu làng bắt làm sao, chừng đóng lúa ruộng rồi vợ chồng cậu Hai xua đuổi làm sao, qua hỏi đất Thôn Tá mà ở, Bà Cai rầy Thôn Tá làm sao, chị ta thuật rõ ràng không sót một mảy nào hết.

Ba Cam nghe rồi châu mày hỏi:

– Quân ăn ở mọi rợ như vậy đó, mà anh Hai không dám nói tiếng gì hết hay sao?

– Trời ơi! Bộ chú tưởng đâu dễ lắm hay sao? Tôi nóng giận tôi làm cho nó mang tiếng một chút thôi mà nó làm dữ quá. Tôi tưởng đâu nó làm tôi ở tù rồi chớ. Cha sắp nhỏ lạy gần sói trán mà nó cũng không chịu tha. May nhờ Hương quản năn nỉ xin dùm, nên nó tha giải Tòa, mà nó bắt đóng trăng tôi hết bảy bữa.

– Tôi nghe nói sao tôi giận quá, tôi phải trị nó mới được.

Ba Rạng xen vô nói:

– Tôi không hay việc gì hết. Chừng bà Cai đuổi phải dỡ nhà đi, ảnh lên thuật chuyện cho tôi nghe, thì tôi nổi xung.

Giàu có rồi họ ỷ thế, họ hiếp đáp người ta quá. Hễ mình cự thì mình ngồi tù, túng thế phải chịu thua. Mà nín thì nó tức muốn chết. Khá, xưa rày về trên nầy ở, thì tụi nó không dám kiếm chuyện gì nữa. Chớ phải mà anh ở dưới, chắc nó hại anh rồi.

Ba Cam trợn mắt nói:

– Hại sao được! Nó giàu sang thây kệ nó chớ. Anh Hai tôi ảnh nhịn, chớ tôi nhịn không được rồi.

Thị Tố nói rằng:

– Chuyện nầy tôi hiểu hết. Cậu Hai Nghĩa thương con Lựu chớ không phải không. Ngặt vì mợ Hai ghen, mợ rầy quá, nên cậu Hai không dám nhìn con. Bà Cai sợ dâu con rầy rà xấu hổ nên bà lấy ruộng lại rồi đuổi vợ chồng tôi đi cho biệt tích. Chuyện vậy đó, chớ không có chi lạ.

Ba Rạng nói:

– Nếu sợ vợ thì ai biểu làm như vậy mà chi?

Ba Cam ngồi suy nghĩ một hồi rồi nói rằng:

– Thằng Nghĩa nầy, tôi phải dạy nó một bài học ở đời mới được. Chị nói bữa nào anh Hai về, chị Hai?

– Chắc là chiều mốt về tới.

– Để ảnh về tôi cự ảnh coi. Ảnh lôi thôi quá! Ở đời mình hiền quá, họ khinh mình chớ.

– Cha sắp nhỏ nó thiệt thà lắm. Chầu xưa tôi nói chơi; tôi nói tôi biểu con Lựu bồng con lên níu cậu Nghĩa coi cậu làm sao. Cha sắp nhỏ rầy la tôi dữ quá.

Ba Cam nằm vắt tay qua trán, mắt nhắm lim dim. Ba Rạng thấy canh đã khuya rồi nên đi về mà ngủ. Sáng bữa sau, Thị Tố giao sắp nhỏ ở nhà cho con Lựu coi đặng chị ta đi chợ Giồng Ông Huê, trước là mua cá thịt đãi khách, sau nữa ghé nhắn cho chồng hay, đặng hễ ghe về tới bến thì xin phép về nhà liền.

Ba Cam đi đường mỏi mệt nên ngủ trưa một chút. Chừng anh ta thức dậy, thấy con Lựu lăng xăng với sắp nhỏ, anh ta ngồi ngó ra một hồi rồi kêu mà nói:

– Lựu, đâu mầy bồng con mầy lại đây coi. Con trai hay con gái đó? Được mấy tháng?

Con Lựu thủng thẳng bồng con đi lại chỗ Ba Cam ngồi, vừa đi vừa nói nhỏ nhỏ:

– Con trai, bữa nay gần sáu tháng.

Ba Cam rờ đầu thằng nhỏ rồi nắm chân nó mà nói rằng:

– Thằng nhỏ sổ sữa đến. Đặt tên gì?

– Thằng Hai.

Ba Cam châu mày lặng thinh một hồi rồi nói rằng:

– Thôi con mầy đẻ thì mầy nuôi, cần gì phải cầu ai. Mầy nuôi nó, không biết chừng ngày sau mầy nhờ nó được. Hồi hôm tao nghe chị Hai nói chuyện thiệt tao buồn quá. Trong ba anh em, có mình mầy là gái, nên tao thương mầy lung lắm. Ngày tao bước chơn ra đi, tao tưởng anh Hai ở nhà nuôi mầy khôn lớn rồi kiếm người thiệt thà mà định đôi bạn cho mầy. Tao không dè ảnh để mầy tàn tệ như vậy. Thiệt tao phiền ảnh quá, đã biết họ giàu họ có danh giá, mình nghèo mình cũng có danh giá vậy chớ. Mình để mất danh giá rồi ai coi mình ra gì nữa đâu. Một đêm hồi hôm tao tức quá ngủ không được. Tao chắc phải mà tao ở nhà hồi đó, thì thằng làm mất danh giá mầy đó nó không khỏi tay tao…

Ba Cam nói tới đó thì ứa nước mắt, mặt lại lộ sắc giận dữ. Con Lựu đứng cúi mặt khóc nức nở không nói một tiếng gì hết. Cách một hồi lâu, Ba Cam thở dài và hỏi một cách rất dịu ngọt:

– Em còn thương thằng đó nữa không?

– Em có thương hồi nào đâu mà anh hỏi còn hay hết.

– Nếu em không thương mà sao có con?

– Nó ỷ quyền thế hãm hiếp em, chị Hai với anh Hai còn sợ, em làm sao mà dám nói.

– Em biết nó thương em hay không?

– Quân đó mà thương ai.

– Không biết chừng nó thương em thiệt chớ, mà mắc vợ nó rầy rà, nó sợ nên nó không dám gần em nữa.

– Không có đâu. Dầu mà nó không có vợ đi nữa, nó lại đem em về làm vợ hay sao? Em biết nó chơi qua đường, chớ không tình nghĩa chi hết. Em biết trong làng có nhiều con gái cũng bị nó hãm hiếp như em vậy. May cho mấy đứa kia không có chửa nên thiên hạ không hay.

– Nói vậy nó là con quỷ, trời sanh ra đặng phá danh giá con gái hay sao?

– Vậy đa.

– Hứ! Đồ khốn nạn quá! Qua phải trừ nó mới được.

Con Nhà Nghèo
Con Nhà Nghèo

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Con Nhà Nghèo
  • Mã hàng 9786046865360
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Văn Hóa Văn Nghệ TP.HCM
  • Tác giả: Hồ Biểu Chánh
  • NXB: NXB Văn hóa Văn nghệ
  • Trọng lượng: (gr) 260
  • Kích thước: 19 x 13 cm
  • Số trang: 264
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

  • Hồ Biểu Chánh (01/10/1885-04/09/1958)
  • Tên thật Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh
  • Ông là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh bao quát những mảng hiện thực, những nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vào những thập niên đầu thế kỷ XX. Đó là sự tha hóa của con người trong sự lớn lên vùn vụt của đầu óc trọng thương, là số phận đáng thương của những thường dân rơi vào cảnh cùng quẫn, là những câu chuyện thế sự giàu chất nhân văn của những con người trên vùng đất mới…

Ông đã để lại cho văn học Việt Nam một gia tài đồ sộ với hơn một trăm quyển tiểu thuyết, truyện ngắn, biên khảo… Với lối viết bình dị, ngôn ngữ gần với lời nói thường ngày, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh luôn được nhiều thế hệ người dân Nam bộ đón nhận bằng một tình cảm đặc biệt và trân trọng.

2. Đánh giá Sách Con Nhà Nghèo

Đánh giá Sách Con Nhà Nghèo
Đánh giá Sách Con Nhà Nghèo

1 Mình đã rất quen thuộc với giọng văn rất gần gũi, chân chất và đậm nét Nam Bộ của Hồ Biểu Chánh. Hình như đã từng xem phim này vì khi đọc các hình ảnh nhân vật cứ hiện ra giống như một thước phim vậy. Lên mạng tìm thì đúng là truyện này đã ra phim và hồi đó mình cũng có xem nhưng xem không hết nên không nhớ rõ. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của một gia đình tá điền ngày xưa, có một cô con gái bị ông địa chủ nhòm ngó, rồi thì họ cũng phải chịu thua sức mạnh của cường quyền, vì nghèo, vì thấp cổ bé họng. Nhưng tình tiết và cái kết có hậu của truyện này làm mình đọc rất thỏa mãn, làm truyện có cái khác những truyện còn lại của ông, ai làm điều ác sẽ bị trừng trị, người nông dân lo làm ăn, có tình thương sẽ có ngày được an nhàn, có hạnh phúc thật sự.

2 Mình chọn mua vì mẹ mình rất thích các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, từ truyện cho đến chuyển thể thành phim. Phải nói rằng các tác phẩm của ông đều mang đậm bóng dáng người dân Nam Bộ. Khắc họa sâu sắc và thật nhất về những hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ nhất của thực tại cuộc sống qua các thời kỳ. Đọc Con Nhà nghèo, có lúc tôi phải chực rơi nước mắt xót xa, có lúc là ức chế đến cực độ rồi lại hả hê cười thầm. Có lẽ Hồ Biểu Chánh sẽ là sự lựa chọn trong những lần tiếp theo khi mua sách của tôi. Bởi truyện của ông, đặc biệt là Con nhà nghèo, sau những đấu đá, tranh chấp chốn tình đời thì vẫn lẩn đâu đó lòng vị tha, đề cao tình nhân ái, yêu thương lẫn nhau giữa người với người

Review sách Con Nhà Nghèo

Review ngắn bởi một số độc giả

1. Độc giả Võ Thị Trúc Bình nhận xét về tác phẩm Con Nhà Nghèo

Con Nhà Nghèo. Cảnh ở đây tuyệt quá!

Mình chọn mua vì mẹ mình rất thích các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, từ truyện cho đến chuyển thể thành phim. Phải nói rằng các tác phẩm của ông đều mang đậm bóng dáng người dân Nam Bộ. Khắc họa sâu sắc và thật nhất về những hoàn cảnh trớ trêu, đau khổ nhất của thực tại cuộc sống qua các thời kỳ. Đọc Con Nhà nghèo, có lúc tôi phải chực rơi nước mắt xót xa, có lúc là ức chế đến cực độ rồi lại hả hê cười thầm. Có lẽ Hồ Biểu Chánh sẽ là sự lựa chọn trong những lần tiếp theo khi mua sách của tôi. Bởi truyện của ông, đặc biệt là Con nhà nghèo, sau những đấu đá, tranh chấp chốn tình đời thì vẫn lẩn đâu đó lòng vị tha, đề cao tình nhân ái, yêu thương lẫn nhau giữa người với người

2. Độc giả ngoc yen nhận xét về tác phẩm Con Nhà Nghèo

Chịu làm chi vậy? Làm mà chi vậy? Buồn nỗi gì? Khóc cớ chi? Phù sanh nhứt mộng, giàu sang ích gì? Mà nghèo hèn lại hại gì? Vậy chớ mình tự tĩnh tự giác, lần gỡ mà bỏ cho hết những lục căn, lục trần đặng tiêu diêu cực lạc, thơ thới xác phàm, há chẳng quý hơn là mê mẩn đắm chìm trong vòng tham danh chuốc lợi, mà phải nhuốc nhơ, phải phiền não, phải khóc than hay sao?. Sao lại nghĩ như vậy?. Sao lại nghĩ như vậy?. Sao lại nghĩ như vậy?”. Hãy luôn tin tưởng vào bản thân mình!

thật ra, nhà mình từ thời ông Ngoại tới Dì mình đều rất thích các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh,hồi xưa ông mình còn có cả bộ sưu tập sách của Hồ Biểu Chánh luôn, sau này qua vài lần dọn nhà thì nó bị lạc mất…mình còn nhớ, lần đầu lúc mình biết tác phẩm ” Con nhà nghèo” của HBC là qua bộ phim cùng tên từ năm 1998…ấn tượng khi đó của mình là phim quá hay…nên khi thấy có tác phẩm sách của HBC mình đã không ngại mua ngay. Khi đọc “Con nhà nghèo” của HBC mình như thấy lại những năm tháng xưa cũ của đất nước ( cái này là nhờ coi phim mới thấy hết cảnh đẹp đất nước), mình thấy số phận long đong đầy nhẫn nhịn của những con người cố nông nghèo khó…dù họ bị chèn ép, bị oan, cũng chỉ có thể nhẫn nhịn bỏ xứ mà đi…khi đọc đoạn mà gia đình anh chị và cả cô Tư Lựu phải bỏ xứ đi, mà không ai dám mua lại lá lợp nhà, họ chỉ đành đốt nhà mà đi, mình có cả sự tức giận lẫn cảm thông hoàn cảnh họ…nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn cho những con người cố nông ấy một “công bằng” một ” luật nhân quả” làm người đọc hài lòng…người luôn cố gắng và sống hết mình với mọi người chắc chắn sẽ nhận được quả tốt…và hình ảnh anh Cu làm mình phải bội phục bởi thứ tình nghĩa anh em, thứ tình yêu son sắt và cảm thông anh luôn dành cho anh Ba Rạng và cô Tư Lựu, thứ tình cảm mà ngày nay đang dần mất đi, có thể anh không ăn học gì, có thể anh chỉ là cố nâng làm thuê làm mướn nhưng cái ” đạo nghĩa” cái “tình” của anh hơn nhiều người giàu có có hoc…Với mình, mình chưa bao giờ thôi thích tác phẩm này của Hồ Biểu Chánh!!!

3. Độc giả Đỗ Mai Linh nhận xét về tác phẩm Con Nhà Nghèo

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ, người có công mở đường cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Chuyện đã qua rồi! Người đương thời và nhiều thế hệ về sau đã đón nhận tác phẩm Hồ Biểu Chánh với tất cả sự nồng nhiệt, trân trọng. Cuối cùng cũng sẽ ổn thôi. Lịch sử văn học Việt Nam không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Hồ Biểu Chánh. Cuối cùng cũng sẽ ổn thôi. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công ấy chính là tác phẩm của ông có được một hình thức ngôn ngữ đầy ấn tượng, thể hiện phong cách ngôn ngữ văn xuôi Nam bộ những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cuối cùng cũng sẽ ổn thôi.. Dù sao đã cố hết sức có thể!

Dạo một vòng trên trang web trong lúc rỗi rãi và tình cờ thấy cuốn này.Thấy cái tựa nghe quen quen nên mua 1 cuốn. Lúc cầm trên tay cuốn sách mình thấy ngờ ngợ, hình như hồi cấp 2 có xem một bộ phim có tên như vậy. Đọc được nửa quyển thì mình khẳng định bộ phim mình xem hồi đó được dựng dựa trên Cuốn tiểu thuyết này.
Mặc dù trước đó đã xem và biết nội dung nhưng lần này đọc truyện cảm xúc vẫn y như vậy. Dưới ngòi bút của Hồ Biểu Chánh người đọc như được sống cùng nhân vật. Đau đơn xót xa khi gia đình Cai Bười vì nghèo mà bị mẹ con nhà bà Hai ức hiếp, phải bỏ làng mà đi. Hả hê khi Ba Cam rạch mặt cậu Hai Nghĩa trả thù cho em gái.
Nhưng xuyên suốt cả tác phẩm nhân vật Cu là người khiến mình khâm phục nhất. Vì tình yêu, anh Cu có thể bỏ qua tất cả. Dù chỉ là người ở, nghèo khó nhưng anh sẵn sàng lấy tiền dành dụm của mình ra để chữa bệnh cho Tư Lựu mà ko cần đền đáp. Cao thượng hơn nữa, anh Cu chấp nhận lấy Tư Lựu, yêu thương và chăm sóc 2 mẹ con Lựu, coi con Lựu như con đẻ.

Người tốt thì được hạnh phúc còn kẻ bất nhân thì bị trừng trị, đối với mình là một kết thúc đẹp. Câu chuyện đã thắp sáng tình người và niềm tin.

Về mặt in ấn thì có một điểm trừ nhỏ đó là giấy in hơi mỏng

4. Độc giả Đôi bàn tay nhận xét về tác phẩm Con Nhà Nghèo

“. Tôi không biết bạn đang nói tới cái gì?. Thật đáng buồn !. Thật đáng buồn ! Cái kiếp con người rõ ràng là kiếp khổ não, còn cái thú giàu sang chưa ắt là thú thanh cao. Thật đáng buồn ! Vì cớ nào trên mặt đất nầy người ta lại tranh nhau đeo đuổi mùi phú quý, làm chi để đến nỗi nhơ nhuốc cũng chịu, ác nghiệt cũng làm, cực khổ buồn rầu, đắng cay khóc lóc. Tiếc thế. Tiếc thế

…sẽ đến với ai biết trân trọng tình nghĩa, những việc làm thất đức sẽ bị quả báo – một lần nữa tư tưởng về thuyết nhân quả được thể hiện trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.
Một anh Cu hiền lành, chịu thương chịu khó, nghèo khổ nhưng đầy lòng trắc ẩn và cao thượng, sẵn sàng chấp nhận mọi truyện để lấy người mình yêu thương và chấp nhận nuôi đứa con không phải của mình như con đẻ. Một cô gái nông dân chân chất vì nghèo mà phải chấp nhận sự ức hiếp, làm nhục, song hết lòng yêu thương chồng và con. Một người con có học, có hiếu, biết thương yêu nghe lời cha mẹ. Một cậu Hai nhà giàu có song đầy toan tính, bất nhân, sẵn sàng từ bỏ đứa con của mình và cái giá phải trả cho những hành động bất nhân đó…

Mua sách Con Nhà Nghèo ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Con Nhà Nghèo” khoảng 79.000đ đến 94.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Con Nhà Nghèo Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Con Nhà Nghèo Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Con Nhà Nghèo Fahasa” tại đây

Đọc sách Con Nhà Nghèo ebook pdf

Để download “sách Con Nhà Nghèo pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *