Lò Sát Sinh Số 5

Giới thiệu sách Lò Sát Sinh Số 5 – Tác giả Kurt Vonnegut

Lò Sát Sinh Số 5

“Đời là thế.”

Với Lò Sát Sinh Số 5, Kurt Vonnegut đưa người đọc lần theo cuộc đời của Billy Pilgrim – một anh lính Mỹ đi qua Thế chiến thứ Hai rồi trở thành một bác sĩ đo thị lực vào thời bình. Những mảnh ghép cuộc đời anh ta lần lần hé lộ qua những cuộc du hành xuyên thời gian dường như đột ngột và ngẫu nhiên xảy đến với Billy Pilgrim, tạo thành bức tranh thân phận con người trong một cuộc chiến tranh lố bịch và điên rồ với những chấn thương chỉ có thể được nói đến bằng giọng điệu báng bổ và cười cợt.

Pha trộn giữa tự thuật và hư cấu, giữa phản chiến và khoa học viễn tưởng, giữa cảm giác hư vô và buồn cười nôn ruột, Lò sát sinh số 5 – tác phẩm được xem là lớn nhất của Kurt Vonnegut – là biên bản độc nhất vô nhị về Thế chiến thứ Hai nơi con người bị sự vô nghĩa nghiền nát.Xuất bản năm 1969, cuốn sách phản chiến đầy sức mạnh này đã sớm trở thành sách gối đầu giường của những người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam bấy giờ.

Kurt Vonnegut Jr. (1922-2007) được xem là một trong những nhà văn Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỉ 20. Nổi tiếng với chất hài hước đen đầy báng bổ trong các tác phẩm của mình, Kurt Vonnegut khi còn sống được xem là một Mark Twain đương đại.

Lò Sát Sinh Số 5
Lò Sát Sinh Số 5

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Lò Sát Sinh Số 5
  • Công ty phát hành: Nhã Nam
  • Tác giả: Kurt Vonnegut
  • Kích thước: 14 x 20.5
  • Loại bìa: Bìa cứng
  • Số trang: 270
  • SKU 8660600738226
  • Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hà Nội

Tác giả Kurt Vonnegut Jr: Kurt Vonnegut Jr. (1922-2007) được xem là một trong những nhà văn Mỹ có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Nổi tiếng với chất hài hước đầy báng bổ trong các tác phẩm của mình, Kurt Vonnegut khi còn sống được xem là một Mark Twain đương đại.

2. Đánh giá Sách Lò Sát Sinh Số 5

Đánh giá Sách Lò Sát Sinh Số 5
Đánh giá Sách Lò Sát Sinh Số 5

1. Tác giả viết cuốn sách với giọng văn có chút hài hước và nội dung thì tuyệt hay và sâu sắc

2. Nội dung hay nhưng văn hơi khô và cứng nhắc. Đọc vài trang là thấy hơi stress

Review sách Lò Sát Sinh Số 5

Review sách Lò Sát Sinh Số 5
Review sách Lò Sát Sinh Số 5

1. Nỗi ám ảnh khi con người bị sự vô nghĩa nghiền nát

Tác phẩm văn học “Lò sát sinh số 5” của Kurt Vonnegut, một trong những tiểu thuyết phản chiến được đọc nhiều nhất thế kỷ 20, được Modern Library bình chọn là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất mọi thời đại.

Lò sát sinh số 5 được viết dựa trên những trải nghiệm của chính bản thân tác giả khi tham gia thế chiến thứ 2, đã mang lại danh tiếng cho Kurt Vonnegut, đưa ông lên thành một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng nhất thế giới trong thế kỷ 20. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài suốt 50 năm của mình, ngoài Lò sát sinh số 5, Kurt Vonnegut đã xuất bản 14 tiểu thuyết, 3 tập truyện ngắn, 5 vở kịch và 5 tác phẩm phi hư cấu.

Với Lò sát sinh số 5, Kurt Vonnegut đưa người đọc lần theo cuộc đời của Billy Pilgrim – một lính Mỹ đi qua thế chiến thứ 2 rồi trở thành một bác sĩ đo thị lực trong thời bình. Những mảnh ghép cuộc đời của Billy dần dần hé lộ qua những cuộc du hành xuyên thời gian, dường như đột ngột xảy đến với anh một cách đầy ngẫu nhiên, tạo thành bức tranh thân phận con người trong một cuộc chiến tranh lố bịch và điên rồ với những chấn thương chỉ có thể được nói đến bằng giọng điệu báng bổ và cười cợt.

Pha trộn giữa tự thuật và hư cấu, giữa phản chiến và khoa học viễn tưởng, giữa cảm giác hư vô và buồn cười nôn ruột, Lò sát sinh số 5 – tác phẩm được xem là lớn nhất của Kurt Vonnegut – là biên bản độc nhất vô nhị về Thế chiến thứ 2, nơi con người bị sự vô nghĩa nghiền nát. Xuất bản năm 1969, cuốn sách phản chiến đầy sức mạnh này đã sớm trở thành sách gối đầu giường của những người Mỹ phản đối chiến tranh Việt Nam lúc bấy giờ.

Các chi tiết trong Lò sát sinh số 5 đến từ chính trải nghiệm của Vonnegut trong thế chiến thứ 2. Sau chiến tranh, với nỗ lực thấu hiểu hành vi con người, Vonnegut đã nghiên cứu một mảng lạ trong nhân chủng học: tạo hình câu chuyện. Để làm điều đó, ông phác thảo số phận nhân vật chính xuyên suốt toàn bộ câu chuyện. Những đường phác thảo kỳ lạ hé mở những điểm tương đồng trong cổ tích và thần thoại phổ biến trong nhiều nền văn hóa.

Vonnegut cho rằng những đường cong phác thảo đó phản ánh chân thật nhất cuộc sống, “nơi ta là kẻ ngốc đối mặt với hàng loạt sự kiện ngẫu nhiên, không tài nào đoán nổi những tác động lâu dài của chúng”. Ông nhận thấy đường nét đẹp, gãy gọn trong nhiều câu chuyện mâu thuẫn với thực tế, và quyết định thử nghiệm may rủi bất định trong chính các tác phẩm của mình. Bên cạnh việc bỏ qua vận số rõ ràng, Vonnegut cũng bỏ qua trình tự thời gian. Thay vì viết theo mạch thời gian từ đầu đến cuối, trong tác phẩm của ông, “mọi khoảnh khắc từ quá khứ, hiện tại, đến tương lai luôn cùng tồn tại”.

“Nhà văn có một không hai… một trong những tác gia đã phác ra chân trời cho chúng ta, người đặt tên cho những nơi chốn chúng ta tưởng đã biết rõ”, Doris Lessing – The New York Times Book Review

“Kurt Vonnegut là nhà văn hài hước đen tuyệt vời nhất của chúng ta” – The Atlantic Monthly

“Một người thầy thuốc, tạo ra những huyễn tưởng để cảnh báo thế giới” – The Charlotte Observer

“Kurt Vonnegut, nhà tiên tri cười cợt của sự diệt vong” – The New York Times

Hạt giống tâm hồn

2. Khi mọi khoảnh khắc là vĩnh hằng

Tác phẩm này là vở bi-hài kịch về cuộc đời của nhân vật tên Billy, một anh chàng có khả năng du hành xuyên thời gian như cách mà anh ta nghĩ, hoặc bạn có thể hiểu đó là một dạng loạn trí, các móc thời gian trong quá khứ đan xen vào nhau không theo trình tự trước sau. Lúc thì Billy thấy anh ở năm 1958, rồi trượt về 1945, trượt đến 1964, rồi trượt về 1939. Ta không hiểu theo cách quay về quá khứ để thấy được một ta khác ở đó, mà cuộc sống ở mỗi thời khắc là vĩnh hằng, mọi thứ diễn ra như cách nó đã diễn ra ở thời điểm đó, chỉ là khi trượt về thì nó biến thành hiện tại. Khi nhìn thời gian theo cách ấy, ta thấy được cuộc sống là sự phi lý cùng cực, khóc cười lẫn lộn, và sự khác nhau lớn nhất là cái “Ta” trong cuộc du hành ấy là “Ta” tổng hợp của cả đời người đang nhìn mọi thứ qua cái “Ta” ở quá khứ mang tính thực tại đó.

Nếu con người có thể nhìn thời gian theo cách ấy, khoa học nói rằng anh ta đang sống trong chiều không gian thứ 4, mọi khoảnh khắc đều là thực tại vĩnh hằng. Nhưng liệu điều đó thì có ý nghĩa gì với ta? Nó sẽ làm biến đổi quan điểm của ta về cuộc sống, khi đó con người không chết, hoặc cái chết chỉ tồn tại ở thời điểm ta chết và chỉ là một trong ti tỉ thời điểm ta sống. Con người sẽ không làm những điều khiến họ phải đau khổ, mỗi việc họ làm đều trở nên ý nghĩa với sự sống. Đó chính là vì sao mà người trên hành tinh Tralfamadore xem con người giống như bọn trẻ con ngu ngốc hoặc như loài thú lạ trong thảo cầm viên. Người Tralfamadore sẽ không kinh ngạc khi nhìn vào cuộc đời của những con người sống theo lý tưởng tốt đẹp hoặc chính trực, họ ngạc nhiên và thấy lạ lùng khi con người cứ thích chiến tranh hoặc sự phù phiếm.

Trong tác phẩm có 2 đoạn khiến tôi thật sự cảm động, đó là cái chết của vợ Billy, ngay sau khi nhận được tin Billy gặp tai nạn, cô đã tức tốc lái xe đến bệnh viện và đụng xe trên đường đi, cô không chết bởi tai nạn mà chết vì nhiễm độc khói xe khi tiếp tục lái chiếc xe đang bốc khói đó đến bệnh viện. Một cái chết buồn cười đến nỗi khiến ta phải thổn thức và muốn khóc. Cô rất yêu Billy vì tuy giàu có nhưng với thân hình béo phị của mình thì cô nghĩ sẽ chẳng thể lấy được chồng, ấy thế mà Billy đã lấy cô và tặng viên kim cương rất lớn mà anh kiếm được trong cuộc chiến. Đoạn khác kể về chuyện Billy xem ngược một bộ phim máy bay Mỹ ném bom thành phố Đức:

“Đội hình bay giật lùi ngang qua một thành phố Đức chìm trong biển lửa. Các máy bay đánh bom mở cửa chứa bom, phát ra một từ tính kỳ diệu thu nhỏ đám lửa lại, gom chúng vào những ống thép hình trụ, và nhấc những ống đó vào trong bụng máy bay. Người Đức phía bên dưới cũng có những thiết bị kỳ diệu của mình, là những ống thép dài. Họ dùng những ống này hút thêm những mảnh đạn khỏi phi hành đoàn và máy bay. Nhưng tuy vậy vẫn còn một số người Mỹ bị thương, khi bay ngang qua Pháp, các máy bay chiến đấu Đức lại xuất hiện và giúp cho cả người lẫn máy bay Mỹ trở về nguyên vẹn như mới. Khi các máy bay ném bom trở về căn cứ, các ống thép hình trụ được lấy khỏi giá và chở ngược về Hoa Kỳ, nơi các nhà máy ngày đêm làm việc , gỡ các ống trụ ra, tách những chất nguy hiểm bên trong thành khoáng chất. Cảm động làm sao, chủ yếu là phụ nữ làm công việc này. Khoáng chất sau đó được chở đến các chuyên gia. Việc của họ là trả các khoáng chất này vào trong lòng đất, che giấu chúng khéo léo, để chúng không bao giờ làm hại ai nữa”

Tôi không biết bạn cảm thấy thế nào khi đọc xong đoạn đó, về phần mình, tôi nghĩ rằng đó là những việc lẽ ra chúng ta phải làm. Điều mĩa mai ở đây là chúng ta lại thích làm ngược lại điều phải làm, chúng ta bắt phụ nữ lao động trong các nhà máy sản xuất bom, còn các nhà khoa học thì chiết xuất chất nổ nhằm hủy diệt con người.

Trong cái “chất” châm biếm thâm thúy đó, tác giả cũng đề cập đến một góc nhìn khác về tôn giáo, có thể nghĩ đó là báng bổ, nhưng trong ấy chứa đựng tính nhân văn và phù hợp với hàm ý của Đức Jesus. Khi con người nhìn thấy Đức Jesus bị đóng đinh trên thập tự, họ khóc lóc và xót thương. Nhưng thử hỏi họ có còn như thế nếu họ nghĩ rằng Đức Jesus không phải là con Đức Chúa Trời? Chứng minh hùng hồn nhất chính là con người đa phần quay lưng với những người cùng khổ bên cạnh họ, dù Đức Jeusus từng có lời “những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta”. Đoạn châm biếm báng bổ đó thế này:

“Nhưng các sách Phúc âm thật ra dạy thế này: Trước khi ngươi giết ai, cần đảm bảo tuyệt đối kẻ đó không dây mơ rễ má gì với những người quyền thế.

Vị khách từ vũ trụ tặng cho trái đất một Phúc âm mới làm quà, trong đó Jesus thật sự là một kẻ tầm thường, và là một cái gai trong mắt những người thạo quan hệ hơn. Ngài vẫn nói tất cả những điều đáng yêu và đánh đố như trong các phúc âm khác.

Thành thử một ngày nọ người ta tiêu khiển bằng cách đóng đinh ngài lên một thập tự giá…

Và rồi, ngay trước khi kẻ tầm thường kia chết, các tầng trời mở ra, sấm vang chớp lóe. Tiếng của Thượng đế ầm ầm vọng xuống. Ngài bảo rằng Ngài nhận kẻ ăn bám kia làm con nuôi, trao cho y toàn bộ sức mạnh và đặc quyền của Con Trai Đấng sáng tạo vũ trụ suốt đến vĩnh hằng. Thượng Đế truyền: Kể từ giây phút này trở đi, Ngài sẽ trừng phạt tàn khốc bất cứ kẻ nào dám giày vò một kẻ ăn bám không thân thích!”

Xin lưu ý bạn đọc là đừng vì đọc xong đoạn trên rồi đâm ra cười chê Kinh Thánh, nếu làm vậy nghĩa là bạn chẳng hiểu tác giả muốn nói gì. Điều tác giả nhắm đến không phải chế giễu Kinh Thánh, mà chế giễu những kẻ đã không hiểu Kinh Thánh. Ngày nào đó tôi thấy vinh dự vì Đức Jesus là dòng dõi vua David, nhưng khi hiểu ra, điều đó không còn quan trọng nữa, quan trọng là những gì Ngài nói và cách mà Ngài sống – sống trong sự thật, sống công chính, và chết đi để bảo vệ những điều đó. Con người luôn thích khoát lên những chiếc áo hoa hòe không cần thiết. Đời là thế!

Đời là thế! Đời là thế!… câu này lặp lại vô số lần trong tác phẩm khi nói về cái chết hay sự phi lý đến buồn cười… nhưng ta cười không nổi. Ở đoạn đầu của tác phẩm, tác giả cứ nhắc đi nhắc lại là sẽ viết về vụ Mỹ đánh bom thành phố Dresden, ấy thế mà đoạn mô tả vụ đó không dài lắm, vì chẳng có gì để mà nói, bom đổ xuống thế là hàng chục ngàn người bị chết thế thôi, họ bị bom biến thành từng mảnh, chết cháy, chết như bị hấp chín trong nồi, chết vì nhà cửa sụp đổ, cả thành phố giống như bề mặt của mặt trăng, bạn có thể tìm ảnh trên Google. Đời là thế!

Để chuẩn bị cho một cuộc chiến, dù phe này hoặc phe kia, người ta ca ngợi sự chính nghĩa của “bên ta”, vẽ lên những huyền thoại về lòng anh dũng, hoặc vẽ vời về một người lính hiên ngang đẹp đẽ. Thực tế thì sao? Những kẻ được đưa ra chiến trường là một đám những anh chàng ngớ ngẫn, bọn du côn, những lão già, những đứa trẻ miệng còn hôi sữa, và để bọn họ giết nhau, để bọn họ đi tìm chết. Đời là thế! Giống như cách mà tác giả tả những tù nhân người Anh, họ tươm tất, lịch lãm, mập mạp … trong trại tù, họ trữ hàng tấn thức ăn tiếp viện cho tù nhân, và nến họ đốt làm từ mỡ người được quân Đức cung cấp. Đời là thế! Còn anh chàng Billy của chúng ta thì giống như một thằng hề, anh khoát lên người chiếc rèm màu thiên thanh làm áo, xỏ vào đôi giày được sơn trắng, đây là 2 đạo cụ dùng trong vở kịch Lọ Lem của các tù nhân người Anh.

Không sai khi người Tralfamadore bảo rằng cuộc sống giống như con bọ bị đóng cứng và lơ lửng trong viên hổ phách. Kết bài, tôi chép lại dòng chữ trên mặt dây chuyền của Montana:

“Xin Chúa hãy ban cho con sự bình thản để chấp nhận những gì con không thể thay đổi, lòng dũng cảm để thay đổi những gì con có thể và trí khôn để luôn nhận thấy sự khác biệt giữa chúng”

Chí Blog

Mua sách Lò Sát Sinh Số 5 ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Lò Sát Sinh Số 5” khoảng 82.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Lò Sát Sinh Số 5 Shopee” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Lò Sát Sinh Số 5 Tiki” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Lò Sát Sinh Số 5 Fahasa” tại đây

Đọc sách Lò Sát Sinh Số 5 ebook pdf

Để download “sách Lò Sát Sinh Số 5 pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

[Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *