Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
Giới thiệu sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời – Tác giả Vũ Bằng
Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
“Đó là những gương mặt lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Bính, Tô Hoà Những tác phẩm này đặc biệt quý và có giá trị nhiều mặt mà muốn hiểu được nhất thiết phải đặt chúng vào trong toàn bộ các tác phẩm hồi ký, hồi ức của Vũ Bằng.
Những chân dung văn học được viết từ những hồi ức tập trung vào từng đối tượng cụ thể khác nhau, đó là những văn nghệ sĩ cùng thời – những chân dung trong trí nhớ. Khác với loại chân dung của một số tác giả khác viết về những người đang sống cùng thời, lại ở trong cùng một không gian địa lý với nhau, cùng sinh hoạt trong một nền văn học thuần nhất được gọi là chân dung trực họa, thì chân dung của Vũ Bằng tuy viết về những người cùng thời với ông, nhưng đa số là họ đã khuất, hoặc nếu còn thì cũng sống trong sự cách biệt hoàn toàn giữa hai miền Nam Bắc, tất yếu phải là Chân dung hồi ký.
Với riêng Vũ Bằng, ông quan niệm nhà văn cũng là con người, mà đã là con người thì bất kỳ ai cũng đều có mặt tốt mặt xấu, cái hay cái dở, “Người ta có phải là thánh đâu mà hoàn toàn” (Phong Di Vũ Đình Long, ông tiên trong động Tân Dân), và nhất là những người “có tài thì có tật” như một lẽ tiền định, phổ biến, ắt phải thế, như thể Trời chẳng cho không ai một cái gì trọn vẹn bao giờ (Nguyễn Tuân: đứa con nuông của Thiên Thần và Ác Quỷ; Cái tài, cái tật của Vũ Trọng Phụng; Chữ tài, chữ tật của Tản Đà). Chính từ một cách nhìn về nhà văn như vậy, lại được nhấn đậm thêm bằng một cái nhìn bè bạn, nên các chân dung hiện ra như những “người thường” (chữ dùng của ông trong bài Tưởng nhớ một bực thầy: Quan Thành Nguyễn Văn Vĩnh), với những chi tiết sinh hoạt đời thường… Đó chính là gương mặt cuộc sống chân thực nhất.
Nhưng Vũ Bằng cũng ý thức được một cách sâu sắc hơn ai hết rằng đã đành họ là những người thường, nhưng lại không giống những người thường đại trà bất kỳ nào ngoài đời sống, mà là người thường mang nghiệp văn chương – loại người được “văn tinh chiếu mệnh, chiếu thân”. Các chân dung đó đều được Vũ Bằng cảm nhận và thể hiện cùng một lúc trên cả hai tư cách: người thường và nghệ sĩ (thường nhân với văn nhân), cả hai luôn hòa thấm trong nhau, khó có thể tách bạch ra được. Và thế là, từ kho ký ức sống động và phong phú, các chất liệu được hồi sinh, tạo thành xương thịt, khí huyết cho chân dung hiện lên trên mặt giấy.
…Các chân dung văn học của Vũ Bằng đã cho người đọc hiểu thêm và cảm nhận rất rõ tình hình văn học cũng như không khí thời đại thuộc giai đoạn trước 1945, hoặc từ đó đến 1954 ở miền Bắc, và giai đoạn sau 1954 ở đô thị Sài Gòn. Qua Vũ Bằng và một số gương mặt khác, chúng ta thấy cần thiết hơn bao giờ hết là phải có một bộ lịch sử văn học thế kỷ XX toàn diện của một đất nước Việt Nam thống nhất”(Trích lời giới thiệu sách của PGS – TS Văn Giá)
Nhà văn, nhà báo Vũ Bằng (1913 -1984) – Tên thật: Vũ Đăng Bằng – Bút danh khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
Sinh tại Hà Nội trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Vũ Bằng tham gia hoạt động trong mạng lưới tình báo cách mạng. Năm 1954, được sự phân công của tổ chức, ông vào Sài Gòn hoạt động, để lại vợ và con trai ở Hà Nội.
Năm 17 tuổi, Vũ Bằng xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn. Từ thập niên 1930, lúc ông còn rất trẻ, đã là chủ bút tờ Tiểu thuyết thứ Bảy, thư ký tòa soạn tờ Trung Bắc Chủ nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gò Ông được đánh giá là một trong những nhà văn hoạt động sôi nổi nhất trong những năm 1930-1954.
Nhà văn Vũ Bằng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Các tác phẩm chính:
- Lọ văn (tập văn trào phúng, 1931)
- Một mình trong đêm tối (tiểu thuyết, 1937)
- Truyện hai người (tiểu thuyết, 1940)
- Để cho chàng khỏi khổ (tiểu thuyết, 1941)
- Bèo nước (tiểu thuyết, 1944)
- Cai (hồi ký, 1944)
- Chớp bể mưa nguồn (tiểu thuyết, 1949)
- Thư cho người mất tích (truyện dài, 1950)
- Mộc hoa vương (tiểu thuyết, 1953)
- Khảo về tiểu thuyết (biên khảo, 1955)
- Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960)
- Món lạ miền Nam (bút ký, 1969)
- Bốn mươi năm nói láo (hồi ký, 1969)
- Mê chữ (tập truyện, 1970)
- Nhà văn lắm chuyện (giai thoại, 1971)
- Những cây cười tiền chiến (1971)
- Thương nhớ mười hai (bút ký, 1971)
- Người làm mả vợ (tập truyện ký, 1973)
- Bóng ma nhà mệ Hoát (tiểu thuyết, 1973)
- Nước mắt người tình (tiểu thuyết, 1973)
- Tuyển tập Vũ Bằng (3 tập, NXB Văn học, 2000)
- Những kẻ gieo gió (2 tập, NXB Văn học, 2003)
- Vũ Bằng toàn tập (4 tập, NXB Văn học, 2006)
- Vũ Bằng – Các tác phẩm mới tìm thấy (Lại Nguyên Ân sưu tầm. NXB Văn hóa Sài Gòn, 2010)
- Hà Nội trong cơn lốc (NXB Phụ Nữ, 2010)
- Văn hó gỡ (NXB Phụ Nữ, 2012)
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
- Mã hàng 8935244854879
- Tên Nhà Cung Cấp Nhà Xuất Bản Kim Đồng
- Tác giả: Vũ Bằng
- NXB: NXB Kim Đồng
- Trọng lượng: (gr) 400
- Kích Thước Bao Bì: 22.5 x 14 cm
- Số trang: 376
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
1 Bộ sách chân dung văn học, vừa được NXB Kim Đồng ấn hành, giới thiệu đến bạn đọc 10 quyển của các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng: Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Lan Khai, Tô Hoài, Vương Trí Nhàn, Thiếu Sơn, Nguyễn Quang Lập.. Ngoài thông tin về tiểu sử, tác phẩm, còn giúp người đọc hiểu về văn học Việt Nam thời cận đại, hiện đại, nhiều kỷ niệm buồn vui trong đời sáng tác, về tình bạn, tình yêu và cả những thói quen độc đáo của nhiều nhà văn. Sách in ấn khá đẹp, bìa mềm, giấy chất lượng tốt.
2 Kim đồng ra serie sách này rất tuyệt. In đẹp,chất lượng. Đáng mua. Giao rất nhanh,nhân viên Tiki nhiệt tình.
3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
4 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
5 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
Review sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời
Hiện tại chưa có review cho cuốn sách này, hy vọng sẽ có trong lần quay lại tiếp theo của bạn. Xin cảm ơn!
Mua sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời” khoảng 78.000đ đến 109.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời Fahasa” tại đây
Đọc sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời ebook pdf
Để download “sách Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 23/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Cô Gái, Bạn Sống Quá Cứng Nhắc Rồi Đấy
- Sự Đủ Đầy Của Giản Đơn -Triết Lý Sống Từ Vùng Quê Nhật Bản
- Nhật Ký Biết Ơn
- Và Từ Hôm Ấy, Lá Thu Vẫn Tiếp Tục Rơi
- Nhân Duyên Trăm Năm
- Nhật Ký – Nicholas Sparks
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free