Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Giới thiệu sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX – Tác giả Nguyễn Mạnh Sơn

Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Kể từ sau cuộc Minh Trị duy tân thành công, người Việt đã có mối quan tâm đến Nhật Bản nhiều hơn, điều đó cũng được thể hiện qua các bài viết về Nhật Bản được đăng trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX. Hầu hết các bài viết dù khảo cứu, dịch thuật… bất kỳ vấn đề gì, thì dung lượng dành cho thời kỳ Minh Trị duy tân vẫn là nhiều nhất, thậm chí có những bài chuyên bàn về vấn đề tài chính hay hiến pháp thời kỳ Duy tân. Ngoài những lời ca tụng có cánh dành cho công cuộc duy tân của Nhật Bản thì đi sâu vào từng vấn đề cụ thể các tác giả người Việt cũng có sự phê phán, chê trách một vài vấn đề trong thực tiễn quá trình triển khai Duy tân của Nhật Bản. Thậm chí còn từ những lỗi lầm, những vấn đề đáng phê phán đó mà kêu gọi và chỉ ra cho độc giả nhằm khuyên răn nên tránh đi vào những vết xe đổ Nhật đã gặp phải.

Qua các tài liệu nghiên cứu, mối quan hệ bang giao Việt Nhật có lịch sử từ rất lâu đời, từ thế kỷ VIII thời nhà Đường đô hộ An Nam, có một vị quan nhà Đường gốc Nhật là Abe no Nakamaro sang An Nam làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ. Và bẵng đi một khoảng thời gian rất dài, mãi đến cuối thế kỷ XVI trở về sau, sử liệu Nhật, Việt mới bắt đầu ghi chép mối quan hệ giao thiệp giữa hai nước. Có thể nói sử liệu Việt Nam do bị thất tán nhiều thành ra sự ghi chép về mối quan hệ bang giao giữa hai nước thực sự không có quá nhiều, dẫn tới hiện nay việc nghiên cứu mối quan hệ bang giao này chủ yếu dựa vào những sử liệu của Nhật, có thể kể đến một vài tư liệu Nhật Bản đáng chú ý về chủ đề này như An Nam kỷ lược cảo, Thông hàng nhất lãm… Ngược lại, khi nói đến tư liệu thành văn của người Việt viết về Nhật Bản phải mãi tới thế kỷ XIX với cuốn sách Nhật Bản kiến văn lục viết bằng Hán văn của Trương Đăng Quế. Cuốn sách này hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, từng được GS. Kim Vĩnh Kiện khảo cứu và dịch sang tiếng Nhật, sau này được học giả Ngô Thế Long dịch, đăng trên tạp chí Hán Nôm, và GS. Trần Ích Nguyên (Đài Loan) cũng có những nghiên cứu sâu hơn. Sang đến đầu thế kỷ XX, trước tình hình thế giới có sự biến động lớn, đặc biệt công cuộc Minh Trị duy tân của Nhật Bản chấn động địa cầu đã dẫn đến nhu cầu tìm hiểu về Nhật Bản của Việt Nam cũng nhiều hơn, các cuộc Đông du được diễn ra tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… và thông qua các nguồn tư liệu sách báo từ Trung Quốc, từ Pháp viết về Nhật Bản, người Việt cũng bắt đầu có những mối quan tâm nhiều hơn và sâu hơn đến Nhật, điều đó được thể hiện qua nguồn tư liệu trên báo chí hồi đầu thế kỷ XX của Việt Nam viết về những vấn đề có liên quan đến Nhật khá nhiều. Với mong muốn hiểu hơn về xu hướng cũng như nội dung các lĩnh vực người Việt quan tâm đến Nhật Bản hồi đầu thế kỷ XX qua tư liệu báo chí, cuốn sách này đã được ra đời.

+TRÍCH DẪN:

“Nước này sở dĩ không bao lâu mà tiến hóa được mau chóng lạ lùng, khiến cho cả thế giới phải kính phục, là nhờ được về hồi đầu đời Minh Trị có một hạng thượng lưu sáng suốt, giàu cái tư tưởng quốc gia, hiểu cái nghĩa vụ của mình, hăng hái đứng lên chủ trương việc giáo dục cho quốc dân, gây thành một cái công cộng tinh thần đã nhiều lần tỏ ra rất cương cường hoạt bát.

Nước Nhật lại được nhà vua cũng cùng một lòng ái quốc như bọn thượng lưu, nên cải hóa được cả tâm lý người dân, phá được cái lòng tây riêng các phiên các đảng phân rẽ trong nước, dạy cho dân biết thờ danh dự, thờ tổ quốc, lấy Hoàng đế làm tiêu biểu cho nước nhà, nói tóm lại là huấn luyện thành một dân tộc rất có đoàn thể, rất có kỷ luật, biết nghe lời khuyên bảo của kẻ thượng lưu, biết theo cái quyền chủ trương sáng suốt của người đàn anh trong nước mà làm nên những công nghiệp vĩ đại vẻ vang cho cả nòi giống.” Phạm Quỳnh

“Thần giáo, Khổng giáo và Phật giáo, là ba tôn giáo đã cùng nhau dựng nên một nền luân lý cho dân tộc Nhật Bản, và có ảnh hưởng rất sâu xa đối với tư tưởng, tính tình, phong tục người Nhật. Người Nhật sở dĩ ưa sạch sẽ, thích giản dị, đối với người ngoài rất lễ phép, đối với gia đình rất yêu mến, đối với nước với vua một dạ trung thành, người Nhật mà thế là nhờ những tôn giáo trên kia cả; vì theo Thần giáo thì khi đi lễ bái các thần trong mình phải sạch sẽ, trong lòng phải thanh khiết, theo Phật giáo thì chỉ cốt tu tâm tu tính chớ không cần trang sức bề ngoài, theo Khổng giáo thì phải biết ơn người trước, phải quý trọng những của ông cha để lại không nên phí phạm, phải kính cẩn những ông già bà cả, phải một lòng trung tín với đấng quân vương…” Nguyễn Văn Hiếu

“Khác với phần đa người đọc quan tâm đến ‘thiên triều’ hay ‘mẫu quốc’ nhìn về Việt Nam ra sao, cuốn sách này tiếp cận một chủ đề không thật sự phổ biến khi quan tâm đến cách nhìn của người Việt đối với thế giới mà cụ thể ở đây là Nhật Bản. Cuốn sách này với mong muốn tập hợp các bài viết, tư liệu trên báo chí của người Việt dịch, thuật, khảo cứu về các khía cạnh trong xã hội, lịch sử Nhật Bản để qua đó đi trả lời câu hỏi: Đầu thế kỷ XX, người Việt nghĩ gì, viết gì và quan tâm đến vấn đề gì của Nhật Bản? Đồng thời thông qua việc trả lời câu hỏi đó cũng tự nhiên có rất nhiều câu hỏi nghiễm nhiên được trả lời dù chưa thực sự thỏa đáng hoàn toàn như: Tại sao người Việt quan tâm đến Nhật Bản? Người Việt biết về Nhật Bản thông qua đâu, bằng hình thức nào?” Nguyễn Mạnh Sơn.

Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX
Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX
  • Mã hàng 8935270701451
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Nguyễn Mạnh Sơn
  • NXB: NXB Lao Động
  • Trọng lượng: (gr) 600
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24 cm
  • Số trang: 580
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Đánh giá Sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX
Đánh giá Sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

1 Sách đóng gói tốt và sách vẫn mới. Lần này Tiki làm việc hiệu quả.

2 Sách giao rất nhanh. nội dung rất phù hợp với nhu cầu của tui.

3 Sách hay, vì tổng hợp từ các bài báo xưa nên văn phong từ ngữ đọc rất thích.

4 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

5 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.

Review sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Review sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX
Review sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX

Trong giai đoạn 1919_1940, Nhật Bản là nước có nhiều điểm tương đồng với nước ta: xuất phát điểm thấp, là nước quân chủ lập hiến, và cùng ở châu Á. Vậy nên sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản luôn là điều người Việt quan tâm. Nhật Bản qua lăng kính của người Việt đầu thế kỷ XX là một cuốn sách gồm tập hợp nhiều bài báo tiêu biểu viết về nước Nhật liên quan đến nhiều lĩnh vực, được xếp theo thứ tự thời gian: từ năm 1919 đến năm 1940.

Nước Nhật là một quần đảo với trên 4000 đảo lớn nhỏ. Họ có 3 tôn giáo chính là Thần giáo, Khổng giáo và Phật giáo (sau này khi có giao thương với châu Âu nước Nhật có thêm Gia tô giáo). Đó là 3 tôn giáo đã cùng nhau hợp thành nền tảng đạo đức, luân lý cho dân tộc Nhật Bản, ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng, tính cách của người Nhật. Người Nhật tôn trọng người đi trước và đề cao gia đình, con cái phải nghe lời cha mẹ. Người Nhật tôn sùng Nhật hoàng, coi trọng những người có công với đất nước. Người Nhật nổi tiếng trung thành với tổ quốc, với nhà vua, điều đặc biệt là Nhật Bản chỉ có một triều đại duy nhất xuyên suốt lịch sử. Nước Nhật ít có nạn nội loạn so với các nước, lại chưa bao giờ bị nước khác xâm chiếm.

Người Nhật còn có tục Harakiri (mổ bụng quyên sinh) mà họ cho là tượng trưng cho lòng can đảm.

Có một câu hỏi lớn đặt ra là là: vì sao nước Nhật phát triển thần kỳ như thế? Rất nhiều bài báo đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Tựu chung trước hết là nhờ sự quan tâm đến giáo dục một cách đúng mức, canh tân, cải cách kịp thời. Chỉ nói riêng về bậc sơ đẳng giáo dục nếu năm 1874 có 21 ngàn trường (cả công và tư) dạy hơn 1,3 triệu học sinh nam, 400 nghìn học sinh nữ thì đến năm 1906 số trường là 27 nghìn với số học sinh nam gần 3 triệu, học sinh nữ lên tới 2,3 triệu và học sinh đi học được miễn phí hoàn toàn.
Người Nhật còn là những người mạo hiểm, siêng năng, chịu khó, ham hiểu biết (đến nay họ vẫn giữ được những đức tính ấy. Người Nhật thế kỷ XXI vẫn nổi tiếng ham làm, thường xuyên tăng ca. Là nước nắm giữ bằng phát minh, sáng chế nhiều nhất thế giới).

Nước Nhật còn may mắn có một vị vua anh minh là Minh Trị. Là một bậc thiên tài, nắm rõ tình hình trong nước, cương nghị, được lòng dân. Nhà vua đã thề với quốc dân sẽ bãi bỏ các hủ tục lạc hậu, tìm lấy trí thức của thế giới. Ông là người có công lớn đưa nước Nhật trở thành một cường quốc .
Về đối ngoại ông có chính sách ngoại giao linh hoạt các các nước xung quanh cũng như đối sách với từng cường quốc Âu Mỹ. Chính sách ngoại giao ấy đã làm cho nước Nhật hoàn toàn tự chủ, có vị thế ngang hàng với các nước lớn trên thế giới .

Chính vua Minh Trị đã mở ra một thời kỳ duy tân kéo dài 30 năm với thành công rực rỡ, mở ra một trang mới sáng lạn cho lịch sử nước Nhật. Cả quá trình duy tân của nước Nhật nằm trong ba từ Hư tâm _ Dung hóa _ Biệt lập (ở ta sau này có câu Hòa nhập nhưng không hòa tan cũng cùng một tư tưởng này).
Ngoài ra, cuốn sách còn có nhiều bài báo đề cập đến một số vấn đề khác như Đàn bà nước nhật, Tục cúng giỗ hay các vấn đề lớn hơn như.chế độ lập hiến, Chính sách nội trị … của nước Nhật.

Tôi rất khâm phục dân tộc Nhật Bản. Họ có một tinh thần kiên cường, nhẫn nại. Một đất nước với thiên tai khắc nghiệt, là vùng trung tâm của động đất, chiến tranh để lại hậu quả nặng nề cho nước Nhật. Họ đã bền bỉ phấn đấu, làm việc để đưa nước Nhật trở lại vị trí một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Tuy nhiên, đời sống tinh thần của họ khá phức tạp, điều đó thể hiện qua văn chương của họ: u ám, khá bế tắc. Có thể bởi họ phải khép mình vào kỷ luật, tuân thủ những lề luật quá nhiều, lại làm việc một cách kinh khủng. Âu cũng là một cái giá của sự phát triển.

Mua sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX” khoảng 137.000đ đến 159.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX Fahasa” tại đây

Đọc sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX ebook pdf

Để download “sách Nhật Bản Qua Lăng Kính Người Việt Đầu Thế Kỷ XX pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *