Tập Tục Đời Người
Giới thiệu sách Tập Tục Đời Người – Tác giả Phan Cẩm Thượng
Tập Tục Đời Người
“Bạn đang cầm trên tay cuốn thứ hai trong một bộ sách của Phan Cẩm Thượng […] gồm bốn cuốn, sẽ hoàn thành trong 4 đến 5 năm nữa. Một bộ sử Việt Nam. Nhưng cần nói rõ: không phải lịch sử nước Việt với tư cách một quốc gia, mà là lịch sử người Việt Nam trong cuộc sống làm người hằng ngày của họ. Phan Cẩm Thượng không viết về các triều đại hưng suy, các cuộc chiến tranh thắng thua khốc liệt, các biến cố chính trị được coi là trọng đại … như ta thường gặp trong những bộ quốc sử nghiêm trang. Ở đây ta gặp một cái khác, nhỏ nhoi hơn, thường nhật và gần gũi hơn (nhưng kỳ vậy, lại ít được biết đến hơn): những con người. Con người Việt Nam. Phan Cẩm Thượng cho thấy còn có một lịch sử khác nữa như vậy của đất nước này mà ta chưa thật biết, song lại cũng quan trọng không kém, nếu không hơn. Vâng, có thể còn hơn, bởi vì con người phải sống như thế này, làm những cái này trước, rồi mới có thể làm những cái được coi là trọng đại kia. Mới có thể làm nên Lịch sử ‘lớn’. Hoặc nói cho cùng, những cái to lớn, trọng đại kia, theo cách nào đó rất có thể do chính những cái này chi phối, thậm chí đến quyết định. Vì nó có trước. Nó là cái nền. Nó bền bỉ và lâu dài hơn các triều đại và các chế độ.”
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Tập Tục Đời Người
- Mã hàng 8935235214187
- Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
- Tác giả: Phan Cẩm Thượng
- NXB: NXB Hội Nhà Văn
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: (gr) 640
- Kích Thước Bao Bì: 26.5 x 19 x 0.5 cm
- Số trang: 611
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Tập Tục Đời Người
1 Sách đẹp dã man. Sách hay mà giá quá rẻ. Mình mua chỉ hơn 100k vì đúng mùa giảm giá. Tiki bọc hàng cẩn thận, giao hàng đúng hẹn.
2 Sách khổ to, phía trong cách trình bầy lạ so với các cuốn sách khác, có hình ảnh minh hoạ, sách bác Phan Cẩm Thượng viết nên rất ưng, trân trọng.
3 Mình đặt hàng chưa được 12h đã có hàng dù mình ở tỉnh lẻ, tốc độ giao hàng của tiki ngày càng nhanh hơn. Sách mới và đẹp, nội dung có vẻ rất hay ho!
4 Nội dung mình mới lướt sơ nhưng khá hứng thú, đọc để hiểu – để biết tục của mình xuất phát hình thành như thế nào. Có khi nào bạn tự hỏi: tại sao con người chúng ta, văn hoa truyền thống lại như thế này mà lại không như thế kia??? Hãy tự khám phá
5 Thời đại mới với nhiều công nghệ phát triển, chúng ta lúc nào cũng hối hả lo mưu sinh cuộc sống, cần có thời gian để nhìn lại những tập tục ngày xưa cũng là một điều đáng quý.
Review sách Tập Tục Đời Người
Tập tục đời người – Văn hoá tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 – 20 (gọi ngắn là Tập tục đời người) là cuốn sách của hoạ sỹ, nhà nghiên cứu nghệ thuật Phan Cẩm Thượng. Cuốn sách vừa được NXB Hội nhà văn – Công ty văn hoá Nhã Nam liên kết xuất bản và phát hành.
Tập tục đời người là kết quả của một “công trình” nghiên cứu trong suốt thời gian dài, được Phan Cẩm Thượng gói gọn với hơn 600 trang về văn hoá – tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 – 20. Tập tục đời người gồm 6 chương: người nông dân và tứ khoái, những không gian sinh tồn, 4 mùa và các hội lễ, tín ngưỡng và hệ thần, tập tục ẩm thực và ăn mặc, thời gian xưa và cuộc đời hiện tại.
Ngay từ khi ra mắt, Tập tục đời người đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận, xem đây là một công trình nghiên cứu văn hoá cơ sở Việt Nam đầy giá trị.
Ngay từ Lời nói đầu, phía NXB Hội nhà văn và công ty Nhã Nam đã có những lời khuyến cáo đầu tiên về những từ sẽ xuất hiện trong cuốn sách: “Vì cuốn sách bàn về văn hoá tập tục của người nông dân Việt Nam nên có một số từ ngữ mang tính chất “tục” vốn chính là một phần của đời sống người nông nhân. Chúng tôi tán thành với tác giả việc giữ nguyên cách viết đầy đủ các chữ “tục” ấy (nhất là khi khảo cứu tập tục về tâm sinh lý) mà không thay bằng chữ viết tắt hay ký hiệu khác để độc giả có thể hiểu và cảm nhận rõ nét không khí văn hoá của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20. Vì vậy, chúng tôi có lời khuyến cáo tới bạn đọc khả năng gặp phải một số từ “tục” và mong quý vị cảm thông, lượng thứ”.
Đúng như lời khuyến cáo, ngay từ những dòng đầu tiên của phần mục lục, những từ ngữ ấy đã xuất hiện. Trong suốt chương I sau đó, đặc biệt trong phần nói về Đời sống tính dục và Tín ngưỡng phồn thực, các từ như đ–, ỉ–, c–c, l–n… có mặt để lột tả thực quan điểm của tác giả: “rõ nét không khí văn hoá của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 – 20”.
“Quyển sách của tác giả Phan Cẩm Thượng, Tập tục đời người, Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19-20 đã chỉ khá rõ nội hàm của nó ngay từ tựa đề. Đây là cuốn sử từ góc nhìn của cá nhân tác giả, cũng có cái đúng với số đông, có cái chưa hẳn thỏa mãn nhiều người. Chúng tôi và tác giả đều mong muốn nhận được góp ý từ phía báo chí và độc giả. Chúng tôi cho rằng việc giữ nguyên các từ như lịch sử vốn gọi nó như vậy cung cấp cho độc giả một cách đầy đủ và chân thực thông tin, là cách tôn trọng độc giả. Một số từ ngữ đó trong một số văn cảnh nhất định, có thể bị cho là tục nhưng khi được sử dụng như một thông tin, một nguồn lịch sử trong bối cảnh khảo cứu điền dã, thì nó sẽ không khiến cho độc giả cảm giác tục tĩu hay sống sượng, như người ta sử dụng từ tục trong đời thường”, đại diện Nhã Nam – đơn vị liên kết phát hành Tập tục đời người, Văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam thế kỷ 19 – 20- cho biết.
Nhận định về vấn đề này, theo PGS.TS Phan An – nguyên Viện trưởng viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ – sử dụng từ “tục” là điều không nên trong các ấn phẩm phát hành rộng rãi: “Trong văn chương hoặc trong giáo dục văn hoá, có những chữ tục thì tác giả – NXB sẽ viết tắt, viết trong ngoặc kép, hoặc viết bằng chữ Hán. Ví dụ như chữ “tiểu tiện” chẳng hạn, đó là một cách nói khác hơn ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày để hạn chế bớt tính thô tục khi in thành văn bản, sách báo”.
PGS.TS Phan An cũng cho rằng việc sử dụng những từ không phổ biến, từ “tục” sẽ gây ra sự phản cảm về mặt văn hoá. “Có thể thời điểm đó, nó không là gì cả nhưng bây giờ nó là từ tục, từ không có văn hoá. Cho nên phải thận trọng trong việc sử dụng những từ tục trong sách, vở, các bài viết công bố rộng rãi với công chúng để tránh sự nhiễu loạn, đôi khi nó sẽ gây nên những tác hại về mặt văn hoá, giáo dục cho những người đọc”, PGS.TS Phan An khẳng định.
Nói về việc NXB đã có những khuyến cáo đối với người đọc về cách dùng từ này, PGS.TS Phan An cho biết: “Theo tôi, NXB tôn trọng tác giả nhưng đồng thời phải tôn trọng độc giả. Về phía tác giả, họ sẽ có những lý do cho rằng việc để nguyên là phù hợp, nhưng về phía biên tập của NXB phải có sự cân nhắc trước khi xuất bản, phải hài hoà như thế nào để tránh sự phản cảm trong cách tiếp nhận của bạn đọc”.
Dẫu vậy, với PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam), việc tác giả và NXB đưa nguyên những từ “tục” lên sách nghiên cứu là chuyện bình thường: “Những ngôn từ thuộc về văn hoá ở quá khứ, nếu ta cứ tránh những từ vốn có của nó thì khác nào việc ta gần như phủ nhận quá khứ của mình. Trên thực tế, những từ ngữ nó là như thế thì ta cũng nên nói để mọi người cùng biết, không liên quan đến câu chuyện thẩm mỹ ở đây”.
Để rõ hơn cho quan điểm của mình, PGS.TS Bùi Quang Thắng lý giải: “Văn hoá không chỉ là những sự vật, sự việc chúng ta quan niệm của ngày hôm nay, mà nó có một quá trình phát triển. Hơn nữa, ngôn từ là thứ biểu hiện rất rõ văn hoá của những lớp người trong xã hội khác nhau. Về mặt xã hội học, đó là một điều cần thiết. Theo tôi, cuộc sống thế nào, lịch sử, quá khứ như thế nào thì chúng ta cũng nên tôn trọng nó như thế”.
PGS.TS Bùi Quang Thắng cũng khuyên rằng: “Vấn đề ở đây, là ngày hôm nay chúng ta nhìn về quá khứ, chúng ta phải có con mắt giãn cách ra, nhìn như vậy mới rõ hơn về văn hoá quá khứ. Còn nếu chúng ta lấy cái của ngày hôm nay để chúng ta so sánh, hoặc lấy bất kỳ quan niệm đạo đức nào để làm tiêu chí thì sẽ làm sai lệch cái vốn có của văn hoá. Thời nào văn hoá cũng có tục có thanh, ở bất cứ đâu cũng thế. Chẳng lẽ chúng ta chỉ lọc ra những cái thanh để tự ca ngợi mình mà chúng ta không hiểu cái tục thực sự là mặt khác của cái thanh”.
Có thể thấy, với cuốn sách nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu nhận định là rất giá trị này, chuyện “tục” hay “thanh” vẫn sẽ còn gây nhiều tranh cãi và tuỳ thuộc rất nhiều vào quan điểm, sự cởi mở của người tiếp nhận.
Mua sách Tập Tục Đời Người ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Tập Tục Đời Người” khoảng 122.000đ đến 141.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Tập Tục Đời Người Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Tập Tục Đời Người Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Tập Tục Đời Người Fahasa” tại đây
Đọc sách Tập Tục Đời Người ebook pdf
Để download “sách Tập Tục Đời Người pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Bất Chấp Định Mệnh – Phong Tục Tập Quán Của Người Bru
- Xin chào, tạm biệt và những lời nói dối xíu xi
- Người Ở Bến Sông Châu
- Đời Thay Đổi Khi Chúng Ta Thay Đổi (Tập 4)
- Thương Trên Bến Đợi
- Kinh Nghiệm Tu Tập Trong Đời Thường
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free
.