Người Cũ Còn Thương
Giới thiệu sách Người Cũ Còn Thương – Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch
Người Cũ Còn Thương
Nó chẳng mang triết lý nhân sinh quan gì ghê gớm, cũng chẳng có nhiều bài học giúp người ta thay đổi nhận thức, tư duy, trí tuệ hay mở ra một lối đi mới trong cuộc đời.
Nó đơn giản chỉ có một nỗi nhớ đặc quánh về người nay đã thành cũ.
Cuốn sách này sẽ ngập trong khói thuốc, rượu vang, nhạc sầu, nỗi nhớ, cơn đau và tình cảm dành cho một người không thể yêu được nữa. Và nó sẽ cứ lặp lại hoài một việc là “nhớ người cũ”.
Những ai vừa chia tay, tốt nhất đừng nên đọc nó. Những ai đã chia tay mà lòng còn vấn vương, còn thương người cũ thì tuyệt đối càng không nên đọc. Đọc đau ráng chịu, không đền tiền.
Nhưng thiết nghĩ, nhiều khi đau xong người ta mới tỉnh, mới nhắc mình nhớ là sau cơn đau ai cũng phải sống tiếp. Đời còn dài, đừng vùi lấp thanh xuân trong những nỗi đau nay đã thành cũ.
Trích đoạn trong sách:
Chia tay, tự dưng có giai đoạn con người ta rơi vào vùng rỗng.
Rỗng, chỉ đơn giản là lúc người ta thấy trong đời mình thiếu đi một thứ thân quen, nhanh đến nỗi lúc nhận ra thiếu đã là lúc không thể tìm cách trám đầy. Chúng ta bình thản đón nhận rỗng, vẫn sống, vẫn học, vẫn làm, vẫn ăn, vẫn thở, bài tiết như bình thường, nhưng hiểu rằng… vẫn đang thiếu.
Rỗng đến đột ngột, như mới vừa hôm kia còn nắm tay đi chung, vậy mà ào một cái, tay trống không, đi ngoài đường chỉ còn biết cho vào hai túi áo khoác, tránh cái lạnh lướt qua kẽ tay, nghe tê buốt chạy dọc xuống tim. Thấy lòng sao mà rỗng.
Rỗng thẫn thờ, thơ thẩn, ngu ngơ. Ngồi coi xong bộ phim, bạn hỏi phim nói về cái gì cũng không biết. Hay đang nghe một bài nhạc, tự dưng mắt rưng rưng ngắn dài, hỏi tại sao, chỉ biết đổ hết cho lý do đang rỗng.
Rồi bày đặt ngà ngật say. Chỉ là uống bao nhiêu cũng hình như không đủ, lơ lửng bên trong, rỗng mà, đổ bao nhiêu mới cho đủ đầy. Để về đến nhà, nằm quặn người trên giường, nghe hai cơn say tình và rượu trộn lẫn, cồn cào.
Rỗng hay thức đêm, chẳng để làm gì, có khi nhấn nút thích điên cuồng những thứ trôi qua mắt trên mạng xã hội. Có khi dừng tay ở một dòng trạng thái tương tự bản thân, trầm ngâm rồi quyết định nhắn tin cho một người xa lạ, chưa từng nói chuyện, chỉ là muốn hỏi cho rõ coi người ta có đang rỗng như mình.
Đời vẹn toàn quá có gì vui, rỗng một chút để còn biết đâu là lối thoát.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Người Cũ Còn Thương
- Tác giả: Nguyễn Ngọc Thạch
- Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Phụ Nữ
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 216
2. Đánh giá Sách Người Cũ Còn Thương
Viết cho thanh xuân, cho tuổi trẻ đẹp đẽ sẽ qua của chúng ta. Những điều khó quên, những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc hay đau thương thì đó cũng là một phần kí ức khó phai nhạt. Một khoảng thời gian mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được quay lại dù chỉ một lần. Vì vậy hãy ghi nhớ thật kĩ nhé, ghi nhớ thật rõ ràng những trang sách tuổi trẻ tuyệt vời đó. Bởi lẽ từng có một tuổi trẻ nhiệt huyết, can đảm và khắc cốt ghi tâm như vậy là điều mà bất kì ai cũng mong muốn giữ lại. Khoảng thời gian mà dù có bồng bột, trẻ con, nông nổi thì lại vô cùng tốt đẹp như thế. Một cuốn sách sẽ gợi cho mỗi chúng ta nhớ lại những năm tháng thanh xuân tuổi trẻ tươi đẹp, sâu sắc. Hi vọng rằng mỗi chúng ta đều sẽ lưu giữ được phần kí ức khó quên đó.
Review sách Người Cũ Còn Thương
Gập quyển sách lại, trong tôi vẫn vấn vương vài thứ nhưng rồi vội gạt đi. Một chuỗi cảm xúc lẫn lộn đan xen vào nhau: có chút buồn, có chút nhớ và một ít đau, mà cũng an nhiên lạ thường sau những tâm sự của tác giả. Thôi thì, chúng ta sau tất cả vẫn phải mỉm cười vì người cũ thì cũng là quá khứ một thời.
Hôm nay, lướt qua vài quyển sách trên kệ, tôi phát hiện “Người cũ còn thương” vẫn chễm chệ ở đấy. Lật nhẹ từng trang sách, lẩm bẩm vài câu, cảm xúc của tôi vẫn vẹn nguyên ban đầu, vẫn là những dòng tự sự chân thành, bình dị, không quá hoa mỹ, văn chương của Nguyễn Ngọc Thạch. Những câu văn tuy thô mà thật, thật đến mức đau lòng khiến mắt ngấn lệ, sống mũi cay cay, cố đọc để chạm vào vết thương chưa lành hay đã thành thẹo từ lâu trong trái tim.
“Người cũ còn thương” là tập tản văn với những mẩu truyện ngắn, rất ngắn đan xen nhiều cung bậc cảm xúc với nhau. Thạch đã vẽ nên một bức tranh đa màu sắc trong thế giới của tình yêu. Có những cảm xúc thật ngắn ngủi, là của những ngày cũ kĩ, tháng năm hạnh phúc bên nhau, những mảnh kỉ niệm nhỏ lẻ vụn ghép thành tá câu chuyện dài. Có những cảm xúc mạnh mẽ, to lớn kéo dài mênh manh của một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng.
Mở đầu tản văn, tôi chợt cười thầm rồi nước mắt tuôn với đề tựa của anh “Cho những người làm chúng ta đau. Đời ai cũng có một người cũ. Và cũng thành người cũ của một ai”. Người cũ là gì? Đã ai định nghĩa tường tận nghĩa của nó bao giờ. Chỉ loáng thoáng đâu, dăm trên mạng lại bảo người cũ giống như thứ ánh sáng ta cần sau khi đốm lửa tàn vội tắt; là loại tia nắng cho ta sưởi ấm khi trời vào độ đông. Nhưng với tôi, người cũ là một cơn mưa rào, đến đó rồi cũng vội đi. Nếu bản thân ta quyến luyến, day dứt, níu giữ mãi cơn mưa phùn lất phất đấy thì chữ “người cũ” kia hóa ra vẫn còn một vế đuôi là hai chữ “còn thương”. Chủ đề về “người cũ” thực sự trên thị trường hiện nay có khá nhiều tác giả đề cập, nhưng điều thu hút ở tản văn này của Nguyễn Ngọc Thạch là đã thể hiện một lát cắt rất thân thuộc trong tình yêu: chữ “thương” chưa bao giờ mất sau một mối tình. Yêu nhau thật lòng, sau tất cả chúng ta tại sao không còn là “người thương” mà lại trở thành “người cũ còn thương”? Ai rồi cũng có một câu trả lời thỏa mãn cho chính bản thân mình.
Những câu chuyện trong tản văn này khi đọc cảm xúc của tôi cứ lẫn lộn. Nó gợi cho tôi những kí ức về người cũ một cách thật sâu sắc. Câu chuyện ngắn, ngắn gọn hệt như cái cách anh đặt tên tiêu đề chuyện vậy, giả dụ “Chat”, “Mùi”,… Một từ duy nhất bao hàm cả một nội dung, câu từ đơn giản nhưng chất chứa nhiều thông điệp ý nghĩa. Có nhiều ý kiến cho rằng, ngôn từ của anh khá hời hợt, không trau chuốt, ít cảm xúc và quá đời thường, dễ tìm thấy trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Nhưng tôi lại không cho rằng như vậy, tôi thiết nghĩ đấy là màu sắc văn phong riêng của Thạch, có ai dễ dàng chỉ với một từ là đã diễn giải được cho độc giả hiểu hết ý mình muốn nói như Thạch. Thạch rất khôn khéo trong việc truyền tải, cứ giản dị, rất đời thường.
Những câu chuyện này khi liên kết lại với nhau tựa hồ như thước phim quay chậm sống động về một mối tình có điểm bắt đầu, có khoảng thời gian hạnh phúc và cuối cùng là những day dứt, cảm xúc khi tình không xuôi bến.
Tản văn làm sống lại nhiều khoảnh khắc tuyệt vời khi chúng ta yêu nhau. Ngày trước, cái thời chưa có công nghệ cao rầm rộ, chúng ta từng đợi chờ nick Yahoo của đối phương sáng rồi tự cười thầm mỗi khi tin nhắn của họ nhắn đến, chỉ đơn thuần vài câu chuyện vu vơ mà ấm cả lòng. Bên nhau càng lâu, tình yêu không đơn giản là những cảm xúc thuở mới yêu, mà nó đã trở thành thứ quen thuộc. “Mùi” của đối phương dần thân thuộc với bản thân ta; cái mùi mồ hôi cũng khiến ta nghiện, sau mỗi cuộc gặp cứ vấn vương luyến tiếc không thôi. Cách “gọi” nhau cũng biến hóa khôn lường, khi thì gọi thế này lúc thì gọi thế kia, chủ yếu là cứ gọi sao càng trêu nhau càng tốt, nghe thật nực cười mà thực lòng cứ thấy vui sao. Yêu nhau là cùng nhau ăn những món ăn cả hai cùng thích, hoặc hôm nay chúng ta đi ăn món anh thích, rồi hôm sau hai ta đi ăn món em thích; những câu chuyện phiếm với bao lời hứa hẹn bắt đầu rôm rả bên tai.
Thế nhưng chúng ta đã không thể nắm tay nhau đi hết đoạn đường tình yêu. Và rồi hai ta là những “người cũ”. Chữ thương vẫn lấp ló sau khi mối tình kết thúc. Có những ngày chỉ biết vật vã trên tấm nệm đầy “mùi” của người ta, ôm tấm chăn rồi òa lên khóc, đi lại cái con đường xưa cũ, nhìn góc bếp thấp thoáng dáng kia. Chia tay rồi có đau buồn không? Tại sao không đau, kẻ bảo là không muộn phiền thì thật là nói dối. Đã bao lần ý nghĩ quay lại với người cũ chợt lóe sáng rồi lại ngập ngừng hỏi bản thân “Có nên hay không?”. Quay lại rồi sẽ tốt lên hay lại như vết xe cũ kia? Thạch viết rằng “Yêu lại một người cũ cũng giống như đọc lại một quyển sách. Có thể cho những cảm xúc mới, nhưng kết thúc thì cũng vạn lần như một.”. Vậy chúng ta sẽ là những người bạn, liệu có tốt không? Nếu vượt qua được chữ “thương” kia, hai ta sẽ là những người bạn, thậm chí là một tri kỷ. Nhưng mấy ai làm được việc đó, phải chăng họ bận làm bạn với Mưa, với nhạc buồn tỉ tê, với những góc tối. Phải trải qua khoảng thời gian tệ hại đó bạn mới biết trân quý những thứ xung quanh mình.
Thật tình, Thạch đã bảo rằng đừng nên đọc khi bản thân mình vẫn còn thương người cũ nhưng vẫn cố chấp đọc, đọc không vì để đau mà để thở phào một cái, tự cười nhẹ vì thì ra khi trước một mối tình ta có được nhiều thứ thiệt. Buồn đau rồi cũng phải sống tiếp, cũng phải lo cho cuộc sống sau này. Tôi thích câu cuối ở phần Kết của anh “Đời còn dài, người còn đầy, đừng vì một cành cây mà bỏ cả khu rừng xanh mát.”
Gập quyển sách lại, trong tôi vẫn vấn vương vài thứ nhưng rồi vội gạt đi. Một chuỗi cảm xúc lẫn lộn đan xen vào nhau: có chút buồn, có chút nhớ và một ít đau, mà cũng an nhiên lạ thường sau những tâm sự của tác giả. Thôi thì, chúng ta sau tất cả vẫn phải mỉm cười vì người cũ thì cũng là quá khứ một thời.
Mua sách Người Cũ Còn Thương ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Người Cũ Còn Thương” khoảng 42.000đ đến 58.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Tiki, Fahasa, Shopee,…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Người Cũ Còn Thương Shopee” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Người Cũ Còn Thương Tiki” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Người Cũ Còn Thương Fahasa” tại đây
Đọc sách Người Cũ Còn Thương ebook pdf
Để download “sách Người Cũ Còn Thương pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 24/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm