Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

Giới thiệu sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại – Tác giả Siddhartha Mukherjee

Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

GEN là một khái niệm trừu tượng, một thông điệp, một điều bí ẩn, một “bóng ma ẩn mình trong cỗ máy sinh học.”

Cuốn sách của Siddhartha Mukherjee là câu chuyện về sự sinh thành, phát triển, và tương lai của Gen – đơn vị cơ bản của di truyền, đơn vị cơ sở của tất cả thông tin sinh học, và là một trong những ý niệm có sức tác động nguy hiểm và lợi hại nhất trong lịch sử khoa học.

Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại được sắp xếp cả theo thứ tự niên đại lẫn chủ đề mà đường cong chính yếu là lịch sử. Mukherjee bắt đầu dẫn dắt từ khu vườn trồng đậu của Mendel, trong một tu viện hẻo lánh ở Moravia vào năm 1864, nơi Gen được khám phá rồi nhanh chóng bị quên lãng. Được kể song song với câu chuyện này là học thuyết tiến hóa của Darwin. Gen đã mê hoặc các nhà cải cách Anh và Mỹ, những người nuôi hy vọng thao túng di truyền học người để tăng tốc quá trình tiến hóa và giải phóng nhân loại. Ý niệm này leo thang đến tột đỉnh ghê rợn ở Đức thời Quốc xã vào những năm 1940 với những thí nghiệm dị hợm, mà đỉnh điểm là sự giam cầm, triệt sản cưỡng bức, gây chết êm dịu, và giết người hàng loạt.

Có những câu chuyện lồng trong mỗi câu chuyện, nhưng cuốn sách này còn là một câu chuyện rất cá nhân – một lịch sử riêng tư. Tác giả dẫn giải từ chính những bi kịch gia đình với một số thành viên của nhiều thế hệ mắc phải những bệnh trạng tâm thần khó hiểu, đây cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuốn sách, đặt ra những trăn trở về khả năng tiến xa đến đâu của loài người trong hành trình từ phòng thí nghiệm khoa học di truyền ra với thực tế.

Mukherjee đã rất thành công với Lịch sử ung thư – Hoàng đế của bách bệnh (đạt giải Putlitzer 2011), và tới Gen, vẫn nguyên vẹn lối kể chuyện lôi cuốn tài năng, bằng con mắt của một chuyên gia, một nhà nghiên cứu khoa học – uyên bác, đa chiều, đầy khám phá và bằng ngòi bút của một người trong cuộc – trải nghiệm, lay động, đầy ám ảnh.

“Đã có rất nhiều cuốn sách kể lại cách ý tưởng về gen ra đời cũng như những khám phá đầu tiên, nhưng không quyển sách nào đạt đến tầm vóc và sức ảnh hưởng như Gen của Siddhartha Mukherjee”- Theo New York Times.

Siddhartha Mukherjee sinh năm 1970, là bác sĩ và nhà nghiên cứu ung thư, nhà sinh học tế bào gốc và nhà di truyền học ung thư. Ông là Phó giáo sư y khoa tại Đại học Columbia, học giả Rhodes tại Đại học Oxford, tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng như Đại học Stanford, Đại học Oxford, và Trường Y khoa Harvard. Phòng thí nghiệm của ông đã nhận diện những gen điều hòa tế bào gốc, và đội ngũ của ông được thừa nhận trên bình diện quốc tế với những công trình khám phá tế bào gốc xương và hiệu chỉnh di truyền đối với các bệnh ung thư máu. Mukherjee có nhiều công trình xuất bản trên Nature, Cell, Neuron, The New England Journal of Medicine, New York Times.

Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một tiểu sử về gen đồng thời cũng là một tiểu sử về ung thư toàn diện, tường tận, lôi cuốn. Chuyện khoa học, chuyện lịch sử xã hội đan cài với những chuyện cá nhân dẫn dắt chúng ta tới những đột phá quan trọng bậc nhất, cổ vũ niềm khát khao chinh phục trong lĩnh vực di truyền người cũng như sự chi phối của nó đến đời sống, tính cách, lựa chọn, bản ngã, số phận con người. Trong thế giới mà Mukherjee đặt tên là thế giới “hậu gen”, chúng ta đang nắm trong tay một sức mạnh vô cùng mạnh mẽ và nguy hiểm. Và cuốn sách này dường như trả lời cho một câu hỏi định hình tương lai: Nhân loại sẽ trở nên thế nào khi chúng ta học được cách “đọc” và “viết” thông tin di truyền của chính chúng ta?

+ ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:

“Siddhartha Mukherjee – con người tài ba đã dẫn dắt chúng ta đi qua cả quá khứ, hiện tại và tương lai của khoa học về gen.”

– Bill Gates

“Câu chuyện trọn vẹn và cuốn hút về những gì dường như là cơ bản nhất, gây tranh cãi nhất, và mượn tiêu đề sách, một khoa học riêng tư của thời đại chúng ta… Đọc cuốn sách và bạn được tôi rèn cho những gì sắp đến.”

– Sunday Times

“Bằng việc vận dụng những trải nghiệm cá nhân, bác sĩ Mukherjee đã gây được một hiệu ứng tuyệt vời… Vô cùng mạnh mẽ.”

– The Economist

“Lôi cuốn và đầy khám phá như [Ung thư: Hoàng đế của bách bệnh]… Ở một bình diện, Gen: Lịch sử và tương lai của nhân loại là một trích yếu toàn diện gồm những câu chuyện sinh động và lay động lòng người. Ở một tầng bậc sâu hơn, cuốn sách còn hơn cả một thiên lịch sử khoa học ở dạng giản đơn.”

– The Dallas Morning News

“Một tác phẩm điềm đạm, khiêm nhường, vô cùng phong phú từ một tác giả tài năng, thông tuệ nhìn thấu được cả chặng đường chúng ta đã đi – và cả một chặng đường dài bất tất còn phải đi hiểu bản chất và vận số của loài người.”

– Kirkus Reviews

+ TRÍCH ĐOẠN HAY:

“Bạn không thể giải thích ứng xử của vật chất – tại sao vàng lấp lánh; tại sao hydrô gặp ôxy thì bốc cháy – mà không cầu viện đến bản chất nguyên tử của vật chất. Bạn cũng không thể hiểu được những điều phức tạp của điện toán – bản chất những thuật toán, hay sự lưu trữ hoặc sụp đổ của dữ liệu – mà không lĩnh hội thấu đáo kết cấu giải phẫu học của thông tin số hóa. “Giả kim thuật không thể trở thành hóa học cho đến khi những đơn vị cơ bản của nó được tìm ra,” một nhà khoa học thế kỷ 19 viết. Cũng vì lẽ ấy, như tôi đã lập luận trong sách này, ta chẳng thể hiểu gì về sinh học hay sự tiến hóa của cơ thể và tế bào – hoặc bệnh lý học, hành vi, tính khí, bệnh tật, chủng tộc, và nhân diện hay số phận của con người – mà trước tiên không dựa vào khái niệm gen.”

“Gen cung cấp một nguyên tắc tổ chức cho sinh học hiện đại – và nó trêu ngươi chúng ta với triển vọng kiểm soát chính cơ thể và số mệnh của chúng ta. Bàng bạc trong suốt chiều dài lịch sử gen là “cuộc tìm kiếm tuổi trẻ vĩnh cửu, là huyền thoại Faust về sự đảo ngược mệnh số, là niềm mơ mộng trăm năm sự toàn hảo của con người.” In hằn không kém phần rõ nét là nỗi khao khát giải đoán cuốn “cẩm nang” của chính cuộc đời chúng ta.”

Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
  • Mã hàng 8935270700560
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả: Siddhartha Mukherjee
  • Người Dịch: Bùi Thanh Châu
  • NXB: NXB Dân Trí
  • Trọng lượng (gr) 1109
  • Kích Thước Bao Bì: 16 x 24
  • Số trang: 789
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

Đánh giá Sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
Đánh giá Sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

1 Vào năm 2001, lần đầu tiên tôi đọc được trên báo về việc hoàn tất công trình giải mã bộ gen, ở độ tuổi vừa hơn 10 tôi không tài nào hiểu được tầm quan trọng của việc đó, hiểu được bộ gen người để làm gì? Có ích gì không và chẳng phải đó là chuyện hiển nhiên? Cho đến khi tôi đọc được cuốn sách “Gen – lịch sử và tương lai của nhân loại” của tác giả Siddhartha Mukherjee tôi mới nhận ra để hiểu rõ tường tận bộ gen là chuyện không hề đơn giản. Như tên gọi, cuốn sách này được tác giả viết theo dòng thời gian từ năm 1865 đến nay về quá trình tìm hiểu, khám phá về gen cũng như những triển vọng sau này. Nhưng đây không đơn thuần là một cuốn sách nghiên cứu mà còn là sự chia sẻ về phả hệ trong gia đình có nhiều người mắc bệnh tâm thần với những mức độ khác nhau. Với quyết tâm làm rõ những ưu tư, trăn trở về vấn đề di truyền của gia đình tác giả đã hoàn thành cuốn sách này. Để hiểu được nội dung cuốn sách này không cần bạn phải học đại học chuyên ngành vì các kiến thức cơ bản của bộ môn Sinh học trong chương trình phổ thông cũng đủ rồi. Quan trọng là bạn đủ đam mê và dám tò mò để khám phá những câu chuyện xung quanh khái niệm gen, những vùng trời mà sách giáo khoa không kể cho bạn nghe. Để đi cùng tác giả 700 trang với thể loại nghiên cứu, khám phá chắc không phải là lựa chọn dễ dàng cho đa số. Một cuốn sách không phải cho đa số chẳng phải thêm một lý do để đáng đọc hơn sao?

2 Trước đây, vấn đề tranh cãi nhất của việc thụ tinh trong ống nghiệm chính là việc những người làm thí nghiệm chọn lựa những con tinh trùng tốt để thụ tinh với trứng, tạo thành phôi. Tôi nghĩ, như vậy chúng ta đã phần nào tác động vào quá trình chọn lọc tự nhiên. Đọc cuốn sách này, tôi rất thích cách tác giả đặt vấn đề từ câu chuyện gia đình mình, khi những người thân trong gia đình ông đều bị bệnh tâm thần. Rồi từ từ đi đến những vấn đề rộng hơn. Nhưng đặc biệt nhất, ông không thuần chỉ cung cấp những thông tin thô về khoa học, ông kể cho tôi nghe những câu chuyện. Như khi ông nói về định luật Mendel, ông sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện về chuyến viếng thăm giữa một nhà thực vật học lúc bấy giờ Vries và Darwin (không liên quan lắm nhưng đọc đi bạn sẽ thấy nó hợp lí như thế nào).

3 Vì vốn là một người theo học chuyên sinh, nên mình đã rất háo hức khi quyển này được dịch và xuất bản ở Việt Nam. Khỏi phải nói mình đã rất hôm mộ bản Anh của quyển này, nhưng vẫn luôn ao ước có một quyển sách bản Việt trên tay, nay nó đã thành sự thật. Thật sự mình đã đặt kì vọng rất nhiều vào quyển này, không để mình thất vọng, quyển sách có một lời dịch mượt mà, giữa nguyên được văn phong, cách kể chuyện rất riêng của tác giả trong bản Anh của tác giả. Đến với cuốn sách này, ta sẽ được đọc về lịch sử gen, thứ tưởng chừng rất khô khan nhưng qua lời kể của tác giả, nó lại trở nên vô cùng gần gũi thân thuộc. Mình thật sự rất phấn khích khi thấy những điều Mendel đã nêu ra trước kia được chứng minh lại, nhưng cũng xót thương cho ông khi lúc còn sống không được người đời công nhận, để rồi những năm cuối đời phải từ sự nghiệp nghiên cứu của mình vì sức khỏe đã yếu đi. Gấp cuốn sách này lại, lòng mình ngổn ngang bao cảm xúc không tên, hiện tại đã là thời có thể mà con người ta có thể thay đổi gen người, tương lai của loài người sẽ ra sao khi có công nghệ này, không ai có thể biết chắc cả, nhưng mình nghĩ rằng, mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp, và chúng ta có quyền hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

4 Cuốn sách mang tên đề đậm chất chuyên ngành và hàn lâm, diễn tả đúng nội dung của chính nó, nhìn vào tưởng như rất khó đọc nhưng hoá ra lại vô cùng thú vị và dễ chịu. Đối với những ai học về Sinh học hoặc yêu thích lĩnh vực này chắc chắn sẽ bị thu hút bởi cách dẫn chuyện của tác giả. Cuốn sách đi qua các câu chuyện khoa học lịch sử từ lúc thế giới chưa có khái niệm gen đến thời đại phát triển công nghệ sinh học vượt bậc như hiện nay bằng cách diễn đạt dễ hiểu nhưng kiến thức thu được lại vô cùng đáng giá.

5 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.

Review sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

Review sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại
Review sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại

Nếu ví như Gen là “quyển SÁCH HƯỚNG DẪN gốc”, trong đó, khi giải mã ra, thì từng “câu văn” của Gen sẽ mô tả và quy định rất chi tiết cách thức tạo nên từng protein một, quy định thời điểm, quy định số lượng protein từ đó trở thành nền tảng xây dựng nên các enzyme, các chất truyền dẫn, các tế bào, các mô cơ quan, từng đặc tính nhỏ nhất trên cơ thể con người (cũng như các sinh vật khác).

Nếu như quyển sách bình thường mà bạn đang đọc, ngàn năm sau nội dung nó vẫn thế, thì “quyển sách” Gen là quyển sách sinh học, nó mang tính động. Khi trong cơ thể sống, Gen sẽ tương tác với môi trường và được điều hòa để tạo ra các câu văn mới, quy định các đặc tính mới. Có những đặc tính phải mất nhiều đời chọn lọc di truyền, mất hàng nghìn – chục nghìn năm, nhưng cũng có những đặc tính bị tác động mạnh bởi các yếu tố “ngoại di truyền” có thể làm thay đổi hệ Gen trong vài năm, vài chục năm như trường hợp bị phơi nhiễm hóa chất hay chất phóng xạ chẳng hạn…

Ví dụ như có 2 anh em sinh đôi cùng trứng nọ. Về mặt Gen, họ chia sẻ cùng 1 “quyển sách” được “sao chụp” ra thành 2 bản, gần y hệt nhau. Gần y hệt thôi, vì mỗi việc sinh ra trước, sinh ra sau vài phút thì những tác động của môi trường, của việc chăm sóc, nuôi nấng, thậm chí cách dán nhãn gọi tên và quy định ai là anh, ai là em cũng có tác động tới mỗi người. Hệ Gen của mỗi người đều có khả năng “ghi nhận” những khác biệt đó, nhưng điều này khó đo lường và khó kiểm chứng…Người ngoài sẽ thấy 2 anh em đó giống nhau như 2 giọt nước nhưng cũng có những điểm rất khác biệt.

Gen quy định một số đặc tính sinh học cơ bản của mỗi cá thể, xuất phát từ bên trong tế bào. Nó có thể quy định làn da trắng, đôi chân dài cặp mắt xanh chớp chớp long lanh, quy định cơ bắp tay mềm dẻo khéo léo phù hợp để vẽ v.v…Nhưng nó không có khả năng tác động đến lựa chọn về môi trường bên ngoài nên nó không thể quyết định người nào đó thành họa sĩ hay người mẫu….Bởi thế việc nói kỹ năng, tính cách hoặc những đặc tính phi sinh học của một người là do Gen chỉ đúng có tí xíu thôi.

Gen đã tạo những nền tảng cơ bản về mặt sinh học, các cơ quan, bộ phận để từ đó mỗi cá nhân xây dựng kỹ năng, tính cách riêng… Nên nếu ngược lại, phủ nhận, nói không phải do Gen thì rõ là sai bét…

Đôi lời lan man như vậy, quay về việc chính là review sách

Bản thân mình sau khi đọc xong 2 quyển “Định Luật Y Học” và “Lịch sử ung thư” thì đã xem tác giả S.M (Siddhartha Mukherjee) là idol của lòng mình rồi. Bởi thế, khi có tin quyển Gen này được dịch và sắp xuất bản, thì mình rất háo hức mong chờ, may có cái voucher tiki giảm giá 50% nhờ tham gia khảo sát trên “Hội Yêu Sách” nên đặt luôn

Nhân đây cũng xin cám ơn các ad của Hội Yêu Sách vì đã tổ chức khảo sát.

Phải nói là hiếm có tác giả là nhà nghiên cứu khoa học mà lại viết sách mượt mà, rất văn như S.M.

Quyển sách dẫn dắt người đọc bắt đầu từ câu chuyện của chính gia đình bên nội của tác giả. Câu chuyện về các người chú, người bác bị tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực, người thì đã mất, người thì vẫn sống lay lắt ở bệnh viện tâm thần. Khi nhỏ, tác giả còn chưa hiểu vì sao các chú và bác của mình bị “lời nguyền” như thế, trong khi bố tác giả thì không bị. Đến khi đi học rồi trở thành nhà nghiên cứu khoa học, tác giả lại lo “lời nguyền” sẽ quay lại vì nó là căn bệnh di truyền, vấn đề là cho đến hiện nay, các nhà khoa học như chính tác giả vẫn chưa biết chính xác vị trí Gen hay tổ hợp Gen nào “gây ra” cơ sự…Nên cũng không biết cách phòng ngừa hay chuẩn bị trước cho “tình huống xấu”. Chứng bệnh đã nằm sẵn trong Gen của gia đình tác giả rồi, không biết khi nào và với ai, nó sẽ biểu hiện, có khi nó cũng lặn mất tăm thì tốt…

Suốt quyển sách là những bóc tách lịch sử của từng cá nhân, từng tập thể, từng câu chuyện, có lúc theo chuỗi thời gian, nhưng cũng có lúc “nhảy cóc” để đối chiếu với những điều mà “tiền nhân” đã khám phá được xem có những điểm nào đúng – không đúng với những tri thức hiện tại của khoa học về Gen.

Khi đọc mình thấy cảm phục tin thần khoa học vô tư và không mệt mỏi của các tiền bối như Darwin, Mendel, Morgan… và vô số những người khác với những đóng góp thầm lặng…(Và cũng chính vì cảm phục như thế, nên mình đã tìm hình ảnh và tóm tắt thông tin về những người có đóng góp hoặc những bước ngoặt của lịch sử phát triển của nghiên cứu Gen)

Darwin thì cẩn trọng: thu thập vô số mẫu vật trong vòng 5 năm lênh đênh theo tàu HMS Beagle…đúc kết ra thuyết tiến hóa mà gần 20 năm sau mới công bố và sẵn sàng thừa nhận những điểm yếu trong lý thuyết và suy luận của mình, sẵn sàng công nhận những phản biện của người khác.

Mendel thì kiên trì: trồng, lựa, bóc hàng trăm nghìn hạt đậu trong suốt hơn 8 năm rồi ghi nhận những đặc điểm biến dị của đậu để suy ra quy luật cơ bản của di truyền…nhưng mém tí là bị lãng quên nếu không nhờ sự quyết liệt bảo vệ của Bateson.

Morgan thì đột phá, nhờ nuôi hàng chục ngàn con ruồi, phân lập tính trạng, tìm đột biến và suy luận liên kết 2 ngành: sinh học tế bào và di truyền học, ông đã mở ra hiểu biết về Gen để xác định “Gen là những đơn vị vật chất, những khối vật chất ở một trình độ cao hơn các phân tử”.

Khi đọc quyển này, giống như quyển “Lịch sử ung thư”, tác giả cũng không ngần ngại nói về những trường hợp ấu trĩ, tham quyền, đoạt lợi, tranh giành vì lợi ích cá nhân của các nhà khoa học để rồi gây ra cản trở sự tiến bộ chung, vi phạm các nguyên tắc đạo đức dẫn đến cái chết oan của bệnh nhân hoặc tạo ra các scandal khiến cho các chính phủ cấm nghiên cứu hoặc rút hết tiền tài trợ… Đọc để thấy rằng, chúng ta cũng phải nên cẩn trọng khi tiếp thu các công trình, “khám phá mới” , “tiến bộ mới” trong khoa học vì đôi khi đó là những công trình xào nấu, bịa đặt, ngụy khoa học…

Xen kẽ với những câu chuyện về khám phá “phiêu lưu” trong thế giới tế bào để tìm hiểu về Gen là những câu chuyện u ám, nhói lòng về thuyết ưu sinh mà cha đẻ của thuyết này lại là em họ của Darwin: Francis Galton.

Với thuyết ưu sinh âm, người ta sẽ loại bỏ hoặc triệt sản những người mà họ cho rằng có các khuyết tật về di truyền ví dụ như bệnh tật, dị dạng, tâm thần, kém trí tuệ…. Với thuyết ưu sinh dương, người ta khuyến khích duy trì “thuần chủng”, không cho phối ngẫu ngoài quy chuẩn của họ và thúc đẩy những người “ưu việt” sinh đẻ thêm nhiều con cháu…Chính dựa trên những lý thuyết này mà vô số người đã bị cô lập, bị tống vào trại tâm thần, bị triệt sản…thậm chí là bị thanh trừng mà đỉnh điểm là chế độ phát xít, với mong muốn duy trì chủng tộc “thượng đẳng” Aryan mà dẫn đến nạn diệt chủng Holocaust với hơn 6 triệu người Do Thái cùng hàng triệu người Xô Viết và các chủng tộc khác bị sát hại…

Tác giả cũng không quên nhắc người đọc rằng, một dạng ưu sinh âm khác, cho đến nay vẫn được nhiều nền văn hóa vẫn đồng thuận ngầm, điển hình là ở Ấn Độ và Trung Quốc (có cả Việt Nam…) đã trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại hàng trăm triệu trẻ em gái…Bạn biết rồi đấy…Là chế độ trọng nam khinh nữ….Nhưng người ta lại không xem đó là “nạn diệt chủng”…dù mức độ tàn sát của nó thì Hitler hay Pol Pot phải gọi bằng cụ…:(

Tác giả cũng cho người đọc thấy rõ, sự đột biến, biến dị hoặc “sai khác” gì đó trong Gen, dẫn đến bệnh tật / dị dạng. Mà từ “bệnh tật” hay “dị dạng” cũng là một khái niệm tương đối. Chẳng qua là những biến dị đó, đã hình thành nên những kiểu hình “không phù hợp” với các quy chuẩn về môi trường hoặc xã hội mà thôi.

Mà điều này sẽ thay đổi khi môi trường và quan điểm của xã hội thay đổi. Quy chuẩn về môi trường và xã hội là do con người đặt ra hoặc tạo nên mà…

Điều cần thiết là chúng ta mở rộng và tạo điều kiện môi trường phù hợp hơn, xã hội bao dung hơn với những người có hệ Gen “khác biệt” so với số đông.

Nếu như trước kia, khi nhắc đến “chứng tự kỷ” ở trẻ em, có tính di truyền, thì người ta “phó mặc số phận”. Nhưng ngày nay, người ta đã thay đổi quan điểm. Đầu tiên, bằng việc thay đổi cách dùng từ “trẻ cần chăm sóc đặc biệt”, và tạo ra môi trường vui chơi, học tập phù hợp, nhiều em đã phát huy được tài năng siêu việt của mình, mà những “người bình thường” còn lâu mới đuổi kịp.

Tương tự như trường hợp đồng tính, các nhà khoa học đã xác định được vùng Gen có ảnh hưởng đến xu hướng tình dục, nhưng ngày nay, nhiều quốc gia đã cho phép họ kết hôn và họ không bị xa lánh, không bị kỳ thị một cách cực đoan như ngày xưa… (mặc dù vẫn còn). Hai người cùng giới tính ngày nay vẫn có thể có con chung bằng thụ tinh nhân tạo để có được hạnh phúc như những gia đình bình thường khác…

Gen “cao kều” ngày xưa có thể là nỗi đau đớn, xấu hổ, kỳ dị, nhưng ngày nay lại là tiền đề cho những siêu sao bóng chuyền, bóng rổ…tương tự với các Gen khác: mập, lùn, đen, trắng v.v…

Đọc sách, ta sẽ hiểu rõ rằng:
Kiểu Gen + môi trường + những tác nhân khởi động + may rủi = KIỂU HÌNH.

Nên việc duy trì thuần chủng, nhất là ở người, không đảm bảo KIỂU HÌNH sẽ được di truyền. Ví dụ bố mẹ dù cho có kiểu Gen tốt cách mấy, thông minh, xinh đẹp cách mấy, nhưng Gen người con vẫn bị 3 yếu tố còn lại chi phối mà yếu tố cuối cùng là “may rủi” thì không có khoa học nào có thể kiểm soát được…Từ đó mới thấy Hitler và Đảng Quốc Xã muốn duy trì chủng tộc thượng đẳng và suy luận theo thuyết ưu sinh là “ảo tưởng”, không có cơ sở khoa học…

Còn chưa kể đến năm 1994, sau quá trình dài phân tích ADN ty thể, các nhà khoa học đã thống nhất với nhau là hàng tỷ người hiện đại, rốt cục, xuất phát từ duy nhất 1 bà mẹ chung ở khu vực châu Phi cách đây hơn 200.000 năm. Điều này đánh đổ mọi lý thuyết về phân biệt chủng tộc chứ đừng nói là ưu sinh ưu siếc, thượng đẳng hay hạ đẳng. Lý do là những ADN chỉ có trong ty thể của tế bào trứng của người mẹ, độc lập với ADN tế bào, chỉ di truyền lại cho con gái, các nhà khoa học đặt tên là Mitochondrial Eve và từ đó mới truy nguyên ra “bà tổ” của loài người.

Cũng từ công thức trên, tác giả cũng lý giải cho người đọc hiểu rằng: Nếu một cá nhân nào đó không may có “dấu vết” hoặc kiểu Gen gây bệnh, thì vẫn còn tùy mức độ xâm nhập của từng Gen và các yếu tố khác nữa kết hợp lại, nó mới biểu hiện ra thành bệnh tật hay đột biến. Có những “Gen chủ”, vai trò của nó lớn nên khi bị lỗi, nó sẽ tác động đến hàng loạt Gen khác, mức độ xâm nhập của nó cao, xác xuất gây bệnh cao – và ngược lại có những Gen chỉ ở mức nguy cơ và vẫn mãi là nguy cơ, không biểu hiện ra thành bệnh tật vì chưa đủ các điều kiện còn lại…

Những chương cuối, tác giả nói về tiềm năng trong việc ứng dụng công nghệ Gen để “biên tập” lại quyển sách của mỗi con người, giúp cho con người có thể tạo ra những phương thức điều trị, chẩn đoán bệnh tật hiệu quả hơn ở cấp độ Gen và tế bào. Nói thì dễ, nhưng hàng loạt rào cản lại xuất hiện khi các nhà khoa học tiến vào vùng đất Gen mới mẻ.
Thế giới vi mô của các Gen, tương tác của các Gen, vị trí của các Gen, cách thức hoạt động và tác động của chúng còn nhiều điều khiến cho các nhà khoa học đau đầu. Chưa kể đến những ràng buộc về mặt đạo đức khiến cho những nghiên cứu có thể đột phá, nhưng còn lâu mới được đưa vào thử nghiệm lâm sàng vì không ai lường trước được điều gì sẽ xảy ra. Mở một cánh cửa, tưởng xong, hóa ra nó lại dẫn đến hàng ngàn cánh cửa khác cần các nhà khoa học khảo sát, nghiên cứu.

Đọc một quyển sách cơ bản về Gen, lại sinh ra hàng ngàn câu hỏi, thắc mắc mới dành cho người đọc. Gen có quy định tính cách hay bản ngã của mình không? Có, nhưng chỉ 1 phần. Gen có quyết định trí thông minh không? có, cũng chỉ 1 phần…rất nhỏ…Gen có…v.v…

Ít ra, sau khi đọc quyển này, bản thân mình tự hiểu và rút ra kết luận: mình làm gì có cái “Gen đọc sách”, chẳng qua vì tò mò, vì đúng lĩnh vực mình thích, và vì voucher sale của tiki mà thôi
Cám ơn team Omega Plus đã có công mang những quyển sách hay từ ngước ngoài đến tay bạn đọc VN. Nhân dịp SN 3 tuổi, chúc Omega hay ăn chóng lớn, học giỏi, hát hay múa dẻo nha.

Mua sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại” khoảng 169.000đ đến 255.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại Fahasa” tại đây

Đọc sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại ebook pdf

Để download “sách Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

6 Replies to “Gen: Lịch Sử Và Tương Lai Của Nhân Loại”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *