Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

Giới thiệu sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens – Tác giả Plutarch

Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

Những công trình kiến trúc kì vĩ hay những đế chế hùng mạnh đã từng được ra đời, theo thời gian đều có thể bị mất đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bị hủy hoại bởi tự nhiên hoặc do chính con người vô tình hay cố ý tàn phá. Athens – một trong những thành phố cổ nhất thế giới đã từng trải qua những giai đoạn hưng thịnh và suy tàn như vậy – đã được sử gia Plutarch kể trong cuốn Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens – cuốn sách tiếp theo trong tủ sách kinh điển phương Tây của Omega Plus.

Khi bắt đầu triều đại Hadria – thời kỳ mà sự hòa trộn giữa văn hóa Hy Lạp và La Mã lên tới đỉnh cao: gần như tất cả các tác giả lớn đã làm xong sứ mệnh của mình, thì tác phẩm của Plutarch trên nhiều phương diện là một sự tổng kết của nền văn hóa đó.

Plutarch là một trong những sử gia cổ điển cuối cùng của Hy Lạp. Ông xuất thân từ gia đình giàu có, địa vị cao tại Chaeronea, miền trung Hy Lạp. Ông được hưởng nền giáo dục tốt nhất bấy giờ trong lĩnh vực hùng biện, triết học. Ông từng ngao du nhiều nơi ở Tiểu Á và Ai Cập, đặc biệt chuỗi những chuyến du hành đến Rome và Italy sau này càng giúp ông tăng thêm thanh thế và được các hoàng đế La Mã chính thức công nhận. Ngoài phụng sự chu toàn cho thành phố nơi ông sinh sống, Plutarch còn làm tu sĩ tại Đền Delphi. Kho tàng đồ sộ các công trình của ông chia làm hai mảng: Moralia (Đạo đức luận) gồm những bài hùng biện và khảo cổ học, triết lý mô phạm và thực chứng và The Lives (Những cuộc đời), nói về cuộc đời của các vị thống lĩnh La Mã và Hy Lạp, gây ảnh hưởng vang lừng từ thời Phục hưng trở về sau.

Cuốn sách này được dịch từ bản tiếng Anh có tựa “The Rise and Fall of Athens: Nine Greek Lives” của dịch giả Ian Scott-Kilvert. Ian Scott-Kilvert là Giám đốc Văn học Anh tại Hội đồng Anh và là Biên tập viên của Writers and their Works (Nhà văn và tác phẩm). Ông cũng đã dịch Makers of Rome: Nine Lives (Chín người làm nên Rome) và The Age of Alexander (Thời đại Alexander) của Plutarch và The Roman History (Lịch sử La Mã) của Cassius Dio cho tủ sách Classics của Nhà xuất bản Penguin.

Cuốn sách Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens được tổ chức theo trình tự biên niên lịch sử hình thành và sụp đổ của Athens; bắt đầu từ thời đại huyền thoại của Theseus – người sáng lập thành Athens, đến Solon – người cải cách hệ thống lập pháp, Themistocles – thống soái hải quân xuất chúng nhưng độc đoán, Aristides – “người công minh”, Cimon – người lập đế chế hải quân Athens, Pericles – người chịu trách nhiệm cho những công trình trên thành phòng thủ nổi tiếng nhất thế giới của Athens (Acropolis), Nicias – người được nhớ đến với việc đúc những đồng drachm bằng bạc, Alcibiades – nhà chiến lược và thống lĩnh xuất chúng nhưng tàn nhẫn gây nên những bất hòa chính trị là nguyên nhân khiến Athens bị đại bại trước Sparta trong Chiến tranh Peloponnese, và kết thúc bằng việc Athens đại bại và rơi vào tay Lysander, vị tướng của Sparta.

“… Tuyển tập hiện thời [Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens] được thực hiện theo cùng nguyên tắc như cuốn Lives (nội dung về La Mã, bản dịch của Rex Warner). Thay vì lặp lại cách sắp xếp các danh nhân Hy Lạp và La Mã theo từng cặp của Plutarch, tôi đã nhóm chín danh nhân trong Lives theo niên đại để lần về một trong những thời kỳ quyết định của lịch sử Hy Lạp, ở trường hợp này là câu chuyện về Athens từ thời kỳ thần thoại của Theseus cho đến khi kết thúc Chiến tranh Peloponnese. Đọc Lives theo trình tự này có ưu điểm, trong số những ưu điểm khác, là nêu bật tài năng của Plutarch như một sử gia xã hội. Sự thích thú của ông với giai thoại và khí chất cá nhân, sự đồng cảm của ông với người bình dân, và sự sẵn lòng của ông khi giới thiệu những nhân vật thứ yếu làm nền cho các vị anh hùng, đã dệt nên một tấm thảm nhân văn lộng lẫy mà trên đó những sự kiện vĩ đại của các cuộc Chiến tranh Ba Tư và thời đại Pericles được trải ”

(Trích lời giới thiệu của Ian Scott – Kilvert) 

Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens
Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens
  • Mã hàng 8935270700591
  • Tên Nhà Cung Cấp Alpha Books
  • Tác giả Plutarch
  • Người Dịch Bùi Thanh Châu, Ian Scott Kilvert
  • NXB NXB Thế Giới
  • Trọng lượng (gr) 420
  • Kích Thước Bao Bì 16 x 24
  • Số trang 416
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

Đánh giá Sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens
Đánh giá Sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

1 Rất hứng thú với cuốn này. Mình thích lịch sử nên thường sưu tầm những cuôna như này để tăng thêm kiến thức. Hình thức đẹp, chữ rõ ràng. Rất thích sách do tiki bán

2 Sách hay, đóng gói cẩn thận, giao hàng nhanh. Cảm ơn nhà sách Alpha Book và Omega trên con đường nâng cao dân trí Việt.

3 Là một trong những cuốn sách thuộc dòng kinh điển của O+ nếu có điều kiện nên mua sách giấy vừa đọc vừa sưu tầm

4 Nội dung chất lượng. Xứng đáng được đọc nhiều lần. 9 cuộc đời được trình bày xứng đáng nhận được điểm 10. Văn phong khá lạ so với văn phong hiện đại cũng là một điểm cộng đáng chú ý.

5 Sách quý, nội dung rất hay, đóng bìa rất cẩn thận, giá cả rất phải chăng hợp lý, giao hàng rất nhanh chóng.

Review sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

Review sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens
Review sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens

9 MẢNH ĐỜI HUY HOÀNG CỦA ATHENS CỔ ĐẠI – NƠI KHAI SINH RA NỀN DÂN CHỦ ĐƯƠNG THỜI

Với tư cách là một tác gia, một nhà tư tưởng, một nhà sử học thuộc thế hệ xuất sắc nhất của Hy Lạp và La Mã lúc bấy giờ (bên cạnh Herodotus và Thucydides), Plutarch đã cho ra đời những tác phẩm nổi tiếng, và trong đó nổi bật nhất là “𝑃𝑎𝑟𝑎𝑙𝑙𝑒𝑙 𝐿𝑖𝑣𝑒𝑠” (tạm dịch: “Những cuộc đời song hành”) – một tác phẩm thuật lại quá khứ của Athens và Roma cổ đại, bằng cách ghép cặp và so sánh cuộc đời của từng cặp người con của Hy Lạp và La Mã, chằng hạn như so sánh giữa Alexander Đại đế và Julius Caesar.

“Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens” (tên tiếng Anh: “The Rise and Fall of Athens: Nine Greeks Lives”) là tác phẩm được tác giả Ian Scott – Kilvert chọn dịch từ tác 𝑃𝑎𝑟𝑎𝑙𝑙𝑒𝑙 𝐿𝑖𝑣𝑒𝑠, kể về chín nhân vật nổi bật trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, bao gồm Theseus, Solon, Themistocles, Aristides, Cimon, Pericles, Nicias, Alcibiades và Lysander.

Điều tách biệt Plutarch với những nhà sử học khác chính là “thói quen nhìn mọi biến cố từ góc độ cá nhân” của ông:

“Mục đích của ông là làm nổi bật kiểu mẫu đạo đức trong sự nghiệp của nhân vật, quá trình đi từ phẩm hạnh tới đồi bại (Theseus) hay trái lại (Cimon), vì ông tin rằng một người không thể bất biến về đức hạnh, và rằng nếu anh ta không tiến tới ắt sẽ thoái lui.” Đây vừa là điểm mạnh, vừa là điểm yếu của Plutarch. “Ông có khuynh hướng mô tả đường lối của các chính khách đơn giản từ góc độ nhân phẩm của họ, và thẩm định hạnh kiểm chốn quan trường theo những tiêu chuẩn đạo đức của đời sống cá nhân. Ông quên rằng một chính khách rất thường hay phải đối mặt với một sự xung đột giữa những lợi ích đối nghịch hơn là một lựa chọn thẳng tưng giữa đúng và sai. […] Mặt khác, chính sự quan tâm vô hạn đến tính cách cá nhân này đã khiến 𝑃𝑎𝑟𝑎𝑙𝑙𝑒𝑙 𝐿𝑖𝑣𝑒𝑠 mãi mãi được yêu chuộng từ đời này qua đời khác.”

Chín nhân vật được nhắc đến trong “Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens” đều là trung tâm của nhiều câu chuyện, có những chuyện được xác thực, có những chuyện là hoang đường. Chính Plutarch cũng nhận biết rất rõ điều này: “[…] khi viết 𝑃𝑎𝑟𝑎𝑙𝑙𝑒𝑙 𝐿𝑖𝑣𝑒𝑠, tôi đã đi qua hết những thời kỳ mà ở đó Các lý thuyết có thể được kiểm chứng bằng lý lẽ, hay những nơi mà lịch sử có thể lưu lại một căn cứ khả tín trên thực tế, tôi rất có thể nói gương họ để nói về những thời đại xa xôi hơn rằng, “Nằm bên kia ranh giới này là những điều kỳ diệu và hoang đường, lãnh địa của các nhà thơ và tác giả lãng mạn, nơi không có gì xác thực hay đáng tin.”

Nhân vật đầu tiên được Plutarch nhắc đến là Theseus – người sáng lập thành Athens. Theseus là một người anh hùng trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, người đã đến Athens để gặp người cha đã sinh ra mình là Aegeus, đúng vào thời điểm vua Minos xứ Crete yêu cầu người dân Athens cứ mỗi chín năm lại phải cống nạp bảy người con trai, bảy người con gái. Nếu không thực hiện cống nạp, Athens sẽ phải chịu lời nguyền: mùa màng không thuận lợi, thiên tai đến liên miên, cây cỏ không thể đơm hoa kết trái. Tuy vậy, Minos đối xử với những thanh niên này rất tàn nhẫn: Nhốt họ vào Mê Cung nơi có Quỷ Đầu Trâu Minotaur lộng hành, rồi bỏ mặc họ ở đó. Nhiều người bị Quỷ Đầu Trâu giết hại, số khác thì lạc lối và chết vì kiệt sức trong Mê Cung. Bằng cách tiêu diệt Minotaur, Theseus đã chấm dứt được tục lệ cống nạp này. Ông trở về Athens với tư cách một anh hùng được hoan nghênh và chào đón.

Theseus đã gây dựng Athens bằng cách tạo nên các nghi lễ, đúc tiền xu, kết nối các lãnh thổ, tấn công tộc người Amazon và lập ra các đại hội thể thao. Tuy vậy, khi về già, người anh hùng này bắt đầu có dấu hiệu sa ngã. Khi 50 tuổi, Theseus đã bắt cóc nàng Helen xinh đẹp của thành Troy, lúc đó còn chưa đến tuổi kết hôn, và từ chối trao trả nàng cho hai anh trai là Castor và Pollux, khiến họ nổi giận bắt cóc ông và đánh chiếm Aphidnae. Khi quay về Athens, Theseus cảm thấy khó khăn khi giành lại vị trí người đứng đầu của mình, và đã cố ý đạt được ý đồ bằng thói mị dân và vũ lực. Cuối cùng ông đã chết khi rơi xuống một vách đá nhưng chẳng mấy ai chú ý đến cái chết của ông lúc đó.

Tiếp theo, Plutarch đã nói về Solon – một trong bảy nhà hiền triết Hy Lạp, người đã cải cách hệ thống lập pháp của Athens. Trong thời đại của ông ông Athens đang rơi vào những trận cãi vã liên miên, xung đột chính trị và và đỉnh điểm sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo. Tất cả dân thường đều mang công mắc nợ một thiểu số giàu có. Họ hoặc là canh tác trên đất của người giàu và nộp một phần sáu hoa lợi, hoặc đem chính bản thân cùng vợ và con cái lấy làm vật thế chấp lấy tiền, và có thể bị chủ nợ bắt giữ. Cứ như vậy nhiều người nhận thấy mình và gia đình đang trở thành những nô lệ phải chịu phận nô dịch cả đời. Trong hoàn cảnh đó, phần đông, bao gồm những người can đảm nhất, đã cùng nhau chọn ra một người lãnh đạo họ có thể tin tưởng. Họ nhận thấy Solon, hơn bất kỳ ai khác, “không dính dáng gì đến những trò bóp nặng của người giàu cũng như tình cảnh thiếu thốn của kẻ nghèo, và sau cùng họ bền khuẩn này ông đứng ra hòa giải các bất đồng.”

Solon đã tiến hành “giải nhiệm” – xóa sạch mọi khoản nợ hiện tại và trong tương lai, và không ai được phép thừa nhận bản thân con nợ là vật bảo đảm. Ông còn tiến hành nhiều cải cách khác về chính trị và kinh tế. Solon đã bỏ đi sau đó, vì ông không muốn mình trở thành một bạo chúa, và ông bắt những người dân Athens phải hứa psẽ giữ nguyên Hệ thống mà ông đã lập ra trong ít nhất 10 năm. Tuy vậy, Athens chỉ có thể tiếp tục hệ thống ấy trong 5 năm, sau đó, họ chứng kiến sự nổi dậy của Persistratos, và khi con trai ông ta – Hippias trở thành người đứng đầu Athens, một thời kỳ kinh hoàng bắt đầu.

Nhân vật thứ ba là Themistocles – một thống soái hải quân vừa xuất chúng, vừa độc đoán. Ngay từ nhỏ, ông đã bị xâm chiếm bởi khát khao giành được vị trí lãnh đạo trong nhà nước. Ông là người duy nhất có can đảm đứng ra trước dân chúng để đề nghị rằng lợi tức từ những mỏ bạc tại Laurium, mà người dân Athens có thói quen ân chia với nhau, nên được dành để tài trợ việc đóng chiến thuyền. Ông nói rằng, “quân đội của họ không đương cự nổi thậm chí là với nước lân bang gần nhất, người Boeotia, nhưng với sức mạnh chỉ huy thủy đội của mình, họ chẳng những có thể đánh đuổi lũ rợ, mà còn trở thành bá chủ toàn cõi Hy Lạp.”

Nhân vật thứ tư – đối thủ của Themistocles, Aristides, là một sự đối lập nhân cách hoàn toàn. Người anh hùng Platea này không hề có hứng thú với tham vọng và quyền lực, và nhất mực tôn sùng công lý. Tuy nghèo khó, ông đã được người dân Athens đặt biệt danh “Aristides Người Công Minh” (Aristides the Just). Tuy vậy, người dân Athens vẫn không thể không tìm thấy lý do để đầy đọa Aristides.

Cimon – người thành lập đế chế hải quân Athens, một người rất mực ngưỡng mộ những chiến binh Sparta, là nhân vật thứ năm trong tác phẩm của Plutarch. Cimon là nhà vô địch trong tầng lớp quý tộc. Ông hào phóng và hay làm từ thiện đến một mức độ có thể gọi là xa hoa. Ông được Plutarch ca ngợi, từ việc giữ cho quân Sparta không thể đánh chiếm Athens, cho đến việc mang đến cho Athens một thời kỳ bình yên hòa bình.

Pericles – nhân vật thứ sáu, là người chịu trách nhiệm cho những công trình phòng thủ nổi tiếng nhất của Athens cổ đại. Plutarch rõ ràng rất kinh ngạc trước sự hùng vĩ của những những công trình công cộng mà Pericles kiến tạo. Nhưng Pericles không phải là một nhà lãnh đạo hoàn hảo. Ông gây xung đột với những đồng minh của Athens bằng cách bắt họ cống nạp định kỳ, và không thực sự đưa ra bất kỳ kế sách nào làm chậm chân quân đội Sparta đang lăm le bờ cõi.

Nicias – người được nhớ đến với việc đúc những đồng drachma bằng bạc, là nhân vật thứ bảy được kể đến. Xét về sự quý phái hay dòng dõi quý tộc, Nicias là tiền bối của Pericles ở Athens. Tuy vậy, của đời Nicias là một chuỗi đằng đẵng sự thống khổ và sùng tín. Quá khứ về Nicias mở đâu một cách khá suôn sẻ, hết chiến thắng này đến chiến thắng khác. Tuy vậy, khi Nicias mong muốn có thể kết thúc sự bế tác của Athens trong chiến tranh Peloponnesian, nhưng ông lại bị chỉ định làm chỉ huy của những cuộc viễn chinh ông không hề mong muốn. Cuối cùng, vì mê tín dị đoan, tin vào bói toán, ông đã thất bại trong cuộc chiến xâm lược Sicily, và bị đem ra hành quyết.

Alcibiades – nhân vật thứ tám – là một nhà chiến lược và thống lĩnh với tài năng hơn người, nhưng ông cũng đã gây ra những bất hòa khiến Athens đại bại trong chiến tranh Peloponnesian. Ông được miêu tả là một người sở hữu sắc đẹp xuất chúng. “Chẳng bao lâu sau, nhiều người hâm mộ có địa vị cao đã vây quanh và theo đuổi Alcibiades. Hầu hết bọn họ đơn giản bị quyến rũ bởi vẻ đẹp trẻ trung người người của ông và ve vãn ông vì lý do này.” (p.323) Nhưng Alcibiades coi thường và đối xử tàn nhẫn với gần như tất cả tình nhân của mình, trừ Socrates. “Cho dù ngay từ ban đầu ông đã luôn được bạn bè o bế lấy lòng, chỉ chăm chăm nói những điều lấy lòng ông và bịt tai ông trước bất kỳ lời khuyên giải hai phép tắc, song nhờ đạo hạnh bẩm sinh, ông đã nhận ra giá trị của Socrates, gắn bó với ông ta, và cự tuyệt những người tình giàu có và nổi tiếng.” Alcibiades được mệnh danh là một “con tắc kè hoa” trong lĩnh vực chính trị, vì ông đã lần lượt bắt tay với nào là người Athens, rồi đến quân đội Sparta, thậm chí cả đế chế Ba Tư đang đứng ngoài cuộc chiến Peloponnesian lúc đó, với mục đích trục lợi. Nhiều người cho rằng, với một thống lĩnh “ba mang” như Alcibiades lúc ấy, chẳng lấy làm lạ gì khi Athens lại thất thủ.

Lysander – nhân vật cuối cùng được nhắc tới, không phải là một người Athens, mà là một thống lĩnh của quân đội Sparta, một nhân vật lịch sử bị nhiều người thù ghét. Sinh ra trong nghèo khó, và khi qua đời cũng chẳng khá khẩm hơn. Tuy thuộc dòng dõi hậu duệ của Hercules, ông ta bị người đương thời chỉ trích là không xứng đáng. Lysander chẳng những đã làm suy tàn Athens, phá hủy nền dân chủ tiên tiến của thành phố thời đó, mà còn chẳng làm dân tộc của mình giàu có hơn là bao. Ông ta không chỉ tàn nhẫn và khắc nghiệt với các tù binh của mình, mà còn thống trị dân tộc của mình với nhiều mánh khóe và trò lừa đảo. Tuy rằng chiếm lĩnh được Athens, Lysander đã mang về cho dân tộc của mình quá nhiều kẻ thù, và Sparta đã bị tiêu diệt chỉ trong vòng một thế hệ sau đó.

“Sự hưng thịnh và suy tàn của Athens” là một tác phẩm thú vị, không chỉ vì giá trị lịch sử của nó, mà còn về phong cách tường thuật lích sử rất đỗi sống động của Plutarch. Lịch sử của ông như một thiên tiểu thuyết, với những diễn biến tâm lý của các nhân vật, những băn khoăn, tham vọng của người phàm trần, những quyết đoán, tài lược hơn người của các thống lĩnh cổ xưa. Bên cạnh việc là một người kể chuyện tài hoa. Plutarch cũng là một nhà sử học công tâm vì việc kiệt kê đầy đủ những dị bản khác nhau của cùng một câu chuyện. Plutarch đã mang đến cho người đọc vốn hiểu biết phong phú cũng những xúc cảm thăng trầm khi chứng kiến dòng lịch sử từ lúc hưng thịnh đến suy tàn của Athens.

Mua sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens” khoảng 99.000đ đến 130.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens Fahasa” tại đây

Đọc sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens ebook pdf

Để download “sách Sự Hưng Thịnh Và Suy Tàn Của Athens pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *