Mật Mã Văn Hóa

Giới thiệu sách Mật Mã Văn Hóa – Tác giả Clotaire Rapaille

Mật Mã Văn Hóa

Tại sao rất nhiều người trong chúng ta thừa cân trong khi đều biết rằng tình trạng đó không hề tốt cho sức khỏe? Tại sao chúng ta lại quá chú trọng đến vấn đề “Người bạn đời lý tưởng”? Tại sao hình ảnh bà mẹ cho con bú lại bị cho là phản cảm trong khi những pha đấu súng, bắn giết lẫn nhau trên sóng truyền hình lại không bị cho là như vậy? Và trên hết, điều gì đã khiến chúng ta, những cư dân cùng sống trên hành tinh này, lại khác nhau nhiều đến như vậy? Câu trả lời nằm trong “mật mã văn hóa”.

Trong cuốn sách Mật mã văn hóa, nhà nhân chủng học văn hóa và là chuyên gia marketing được cả thế giới ngưỡng mộ, Clore Rapaille, đã lần đầu tiên tiết lộ những kĩ thuật và kinh nghiệm ông đã sử dụng để giúp hàng chục công ty trong Fortune 100 tăng trưởng lợi nhuận và đạt được thành công mong muốn.

Khái niệm mang tính đột phá của Rapaille là chúng ta đang sống trong một hệ thống các quy tắc ngầm của các mật mã. Mật mã văn hóa là định nghĩa vô thức mà chúng ta gán cho bất kì một khái niệm cụ thể nào – một nhóm máu, một chiếc xe, một mối quan hệ hay thậm chí là một đất nước. Đó là thứ tạo nên sự khác biệt giữa các dân tộc, khiến chúng ta hình thành nên những người Anh, người Mỹ hay người Việt Nam tùy thuộc vào nền văn hóa mà chúng ta được nuôi dạy.

Rapaille đã sử dụng Mật mã văn hóa để giúp Chrysler xây dựng thành công thương hiệu xe ô tô PT Cruiser – dòng xe có buổi ra mắt thành công nhất tại Mỹ trước đây.

Ông cũng đã sử dụng nó để giúp Procter & Gamble thiết kế chiến dịch quảng cáo cho cà phê Folger – một trong những chiến dịch lâu dài và thành công nhất trong lịch sử của ngành quảng cáo. Mật mã văn hóa còn được Rapaille sử dụng để giúp các công ty khác nhau như GE, AT & T, Boeing, Honda, Kellogg và L’Oréal cải thiện sản phẩm ngay tại quê nhà và ở các nước khác.

Hiểu rõ về những mật mã này sẽ giúp ta giải mã được động cơ hành động của con người trên khắp thế giới, cho ta một lăng kính mới đầy sâu sắc về thế giới xung quanh.

Một khi bạn đã biết về mật mã, tất thảy sẽ không còn như trước nữa.

Mật Mã Văn Hóa
Mật Mã Văn Hóa

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Mật Mã Văn Hóa
  • Mã hàng 8936037798752
  • Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
  • Tác giả: Clotaire Rapaille
  • Người Dịch: Tương Phùng
  • NXB: NXB Lao Động
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 113.5 x1 cm
  • Số trang: 331
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

Thông tin tác giả:

Clotaire Rapaille là CEO kiêm nhà sáng lập công ty Archetype Discoveries Worldwide, chuyên tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực marketing, quảng cáo, định vị thương hiệu và phát triển sản phẩm. Rapaille là một tác giả tài năng, ông đã xuất bản 17 cuốn sách với nhiều chủ đề phong phú, trong đó nổi bật nhất là cuốn sách Mật mã văn hóa (Culture Code).

2. Đánh giá Sách Mật Mã Văn Hóa

Đánh giá Sách Mật Mã Văn Hóa
Đánh giá Sách Mật Mã Văn Hóa

1 Đọc xong cuốn sách, bản thân có cho mình 1 nhận thức đúng đắn về Văn hóa ôm lấy mình thế nào, thừa nhận văn hóa ảnh hưởng đến mình đã là 1 sự tiến bộ cá nhân. Ngoài ra, với các bạn làm trong ngành marketing, quảng cáo có lẽ sẽ thích thú với những cách nghiên cứu tâm lý con người, hành vi khách hàng nữa. Với mình, mình đã bắt đầu để ý, hồi tưởng đến cảm xúc đầu tiên, ấn tượng của bản thân đến vấn đề nào đó….Đó cũng là cách để khơi gợi, hiểu thêm về bản thân mình! Quyển này có cách tiếp cận khá lạ, mặc dù nói chủ yếu về văn hóa Mỹ nhưng đọc sách cũng có thể rút ra được nhiều điều thú vị về cách giao tiếp hiệu quả, cách lắng nghe và giải mã những điều chúng ta được nghe, chứng kiến hàng ngày, mình nghĩ cũng có nhiều ích lợi trong cuộc sống và công việc.

2 Quyển này được mình được đứa bạn giới thiệu cho từ lâu rồi. Kiến thức dễ hiểu, phù hợp với những ai đang làm trong ngành nghề dịch vụ, marketing, truyền thông, quảng cáo hoặc những ai phải tiếp xúc nhiều với khách hàng, đặc biệt là làm research ấy. Nói phù hợp chứ không dám bảo hữu ích vì 90% thông tin liên quan trực tiếp tới văn hoá nước Mỹ – là thành quả nghiên cứu và kinh nghiệm của tác giả trong nhiều năm làm việc với các thương hiệu. Nói chung là kiểu cho con cá chứ ai muốn cần câu thì chỉ được nhìn he hé một tí thôi. Thỉng thoảng người đọc sách cũng thấy cảm giác hơi lười khi phải ăn nằm với một quyển đòi hỏi tư duy nhiều, xử lý thông tin phức tạp. Quyển này thì ít cần nghĩ, chủ yếu là nạp, mà còn khá dễ ngấm. Thế nên ai quan tâm đến các lý do xuất phát từ văn hoá như vì sao người Mỹ nặng cân và ăn rất nhanh (không phải vì đam mê fast food) hay uống rượu lại cứ hay gọi là làm 1 shot thì thử quyển này xem.

3 Qua cuốn sách ta được biết về văn hoá các nước đặc biệt là Mỹ.Quyển sách này được viết bằng góc nhìn của tâm lý và văn hóa học ứng dụng, cho nên có rất nhiều ví dụ về việc các thương hiệu lớn trên thế giới đã đánh vào vô thức văn hóa – tâm lý dân tộc như thế nào, để sản phẩm của họ được chấp nhận ở một thị trường hoàn toàn xa lạ. Cho nên, đây là một quyển sách vô cùng quan trọng đối với những nhà kinh doanh và làm PR.Quyển sách được viết bằng phương pháp so sánh xuyên văn hóa, đặt văn hóa Mỹ trong mối tương quan với văn hóa Pháp, Nhật, Anh, Đức… qua đó làm nổi bật đặc điểm của văn hóa Mỹ, một nền văn hóa chỉ có lịch sử hơn 300 năm, còn trẻ, rất trẻ so với rất nhiều nền văn hóa kỳ cựu khác ở lục địa Á – Âu. Nhưng nền văn hóa này đã làm nên kỳ tích, và được giải thích phần nào bằng phương pháp tìm kiếm “mật mã văn hóa” của tác giả.

4 Biết cuốn này qua lời giới thiệu của 1 tác giả có tên tuổi nhưng mình lại không cảm thấy nó thật sự xuất sắc và đáng đọc, cách viết rất nhạt, không có gì nổi bật. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về văn hóa cũng như tập tục của các nước khác nhau, bạn có thể tham khảo, và nó khá có ích cho những ai học chuyên ngành Marketing. Tầm hiểu biết và sự trải nghiệm của tác giả khá rộng,nhưng cách trình bày lại lan man và nhàm chán. Phải cố gắng lắm mình mới đọc được hết cuốn này chứ không cũng phải bỏ giữa chừng. Về dịch vụ giao hàng và đóng gói cuẩ Fahasa thì tốt khỏi bàn, lúc nào mở hộp sách cũng làm mình hài lòng vì sách được gói ghém và chêm khá kỹ bằng nhiều lớp giấy lộn :)). Điểm 10 nhé

5 Nếu bạn là người ưa khám phá thì bạn nên đọc cuốn này. Có rất nhiều thông tin thú vị mà có thể bạn chưa từng nghe tới.

Review sách Mật Mã Văn Hóa

Review sách Mật Mã Văn Hóa
Review sách Mật Mã Văn Hóa

Review Sách “Mật Mã Văn Hóa”: Cuốn Sách Sẽ Tạo Nhiều Cảm Hứng Cho Sinh Viên Marketing

Trong cuốn Hoa cúc và thanh kiếm, Ruth Benedict có nói “Một trong những trở ngại của thế kỷ XX là chúng ta vẫn còn những quan điểm mơ hồ và thiên lệch, không chỉ là điều gì khiến Nhật Bản trở thành đất nước của người Nhật, mà còn là điều gì khiến Hoa Kỳ trở thành đất nước của người Mỹ, Pháp trở thành đất nước của người Pháp, và Nga trở thành đất nước của người Nga… Thiếu những kiến thức này khiến các quốc gia hiểu sai về nhau”. Thì ở thế kỷ XXI, những quan điểm mơ hồ, thiên lệch như vậy được phân tích rõ ràng, làm sáng tỏ hơn trong cuốn Mật mã văn hóa của Clotaire Rapaille, theo thuật ngữ chúng được gọi là mật mã.

Mật mã văn hóa là một định nghĩa vô thức mà chúng ta gán cho bất kỳ một vật cụ thể nào – một chiếc xe, một nhóm máu, một mối quan hệ, thậm chí là một đất nước – thông qua nền văn hóa mà chúng ta được nuôi dạy.

Cùng một chiếc xe Jeep, nhưng nhận thức của người Mỹ lại khác một trời một vực với nhận thức của người Đức và người Pháp vì nền văn hóa của chúng ta phát triển khác nhau (người Mỹ có những ký ức văn hóa mạnh mẽ về biên giới rộng lớn; người Đức và người Pháp lại có những ký ức văn hóa mạnh mẽ về sự chiếm đóng và chiến tranh). Vậy nên, những mật mã – những định nghĩa mà chúng ta gán cho xe Jeep trong vô thức – cũng khác nhau. Có muôn vàn nguyên do, nhưng tựu chung đều phụ thuộc vào thế giới chúng ta lớn lên. Tất nhiên là ai cũng biết rằng có những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên điều mà phần lớn mọi người không nhận ra là những khác biệt văn hóa sẽ khiến chúng ta xử lý cùng một thông tin theo nhiều cách khác nhau.

Cuốn sách Mật mã văn hóa là kinh nghiệm của tác giả được đúc kết trong hơn ba thập kỷ giải mã các dấu ấn cho nhiều tập đoàn lớn trên khắp thế giới. Và ông gọi quá trình giải mã này là một “khám phá”. Nếu như bạn có đọc cuốn sách này, chắc hẳn bạn sẽ cảm nhận được mục đích của tác giả là giải phóng chính chúng ta. Giúp chúng ta hiểu được nguyên nhân hành động có được sự tự do. Sự tự do này sẽ tác động đến mọi mặt trong cuộc sống, từ những mối quan hệ đang có cho tới cảm nhận của bạn về những thứ bạn sở hữu và những việc bạn đang làm cũng như thái độ của bạn về vị thế của nước Mỹ trên thế giới.

Chủ đề mà tác giả đề cập tới bao gồm hầu hết những điều tác động mạnh mẽ nhất đến cuộc sống của chúng ta: tiền bạc, các mối quan hệ, thức ăn, béo phì, sức khỏe, tình dục và cả chính nước Mỹ. Cụ thể, cuốn sách gồm 12 chương với những chủ đề rõ ràng:

Chương 1: Quan điểm mới

Chương 2: Nỗi đau lớn dần của một nền văn hóa vị thành niên

Mật mã của tình yêu, sự quyến rũ và tình dục

Chương 3: Sống trên trục dọc

Mật mã của sắc đẹp và sự béo phì

Chương 4: Tồn tại là trên hết

Mật mã của sức khỏe và tuổi trẻ

Chương 5: Vượt ra khỏi lập trình sinh học

Mật mã của tổ ấm và bữa tối

Chương 6: Làm việc để sống

Mật mã của công việc và tiền bạc

Chương 7: Học cách chấp nhận

Mật mã của chất lượng và sự hoàn hảo

Chương 8: Không bao giờ là đủ

Mật mã của thức ăn và rượu bia

Chương 9: Tất cả là tại chiếc thẻ tín dụng vàng của tôi

Mật mã của việc mua sắm và tính xa xỉ

Chương 10: Mấy tay mới phất này nghĩ mình là ai?

Mật mã của nước Mỹ trong nền văn hóa khác

Chương 11: Tùy chọn tách đôi biển Đỏ

Mật mã của chức vụ tổng thống Mỹ

Chương 12: Không bao giờ lớn lên, không bao giờ bỏ cuộc

Mật mã của nước Mỹ

Để tìm ra mật mã văn hóa, Rapaille cũng tiến hành khám phá giống như cách ông tiến hành khám phá đầu tiên cho Nestle – nỗ lực tìm cách thuyết phục người tiêu dùng Nhật Bản chuyển từ trà sang cà phê. Sau khi tiến hành phương pháp để gợi lại dấu ấn đầu tiên của họ về cà phê cũng như những cảm xúc gắn liền với nó. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều không thu được kết quả gì. Điều này chỉ ra cho Nestle một thông điệp hết sức rõ ràng. Trong khi người Nhật có kết nối cảm xúc cực kỳ mạnh mẽ đối với trà thì dấu ấn của cà phê trong họ lại vô cùng mờ nhạt. Thực tế là nhiều người thậm chí còn không chút dấu ấn nào về cà phê. Với tình hình này, chiến lược của Nestle nhằm làm người tiêu dùng chuyển từ trà sang cà phê chắc chắn thất bại. Cà phê không thể nào cạnh tranh với trà trong văn hóa Nhật Bản nếu nó chỉ đem đến những cảm xúc nghèo nàn như vậy. Thay vào đó, Nestle cần phải gắn một ý nghĩa nào đó cho cà phê trong nền văn hóa này. Họ cần phải tạo được dấu ấn cho cà phê đối với người Nhật Bản. Nắm được thông tin này, Nestle đã đề ra một chiến lược mới.

Thay vì bán cà phê hòa tan cho một đất nước ưa chuộng trà, họ đã tạo ra những món tráng miệng cho trẻ em có hương vị và phê nhưng không chứa chất cafein. Thế hệ trẻ đã đón nhận những món tráng miệng này. Dấu ấn đầu tiên của chúng về cà phê là một dấu ấn vô cùng tích cực, dấu ấn sẽ theo chúng suốt cuộc đời. Bằng cách này, Nestle đã có một chỗ đứng quan trọng trên thị trường Nhật. Việc hiểu được quá trình hằn sâu dấu ấn – và cách nó liên quan trực tiếp đến nỗ lực marketing của Nestle – đã mở cửa đi vào văn hóa Nhật cho công ty này và vực dậy một dự án kinh doanh tưởng chừng thất bại. Điều này cũng giúp Rapaille thêm khẳng định rằng những dấu ấn đầu tiên có tác động mạnh mẽ đến hành vi của con người, nó đã thôi thúc ông đến với công việc của cuộc đời mình – tìm kiếm những mật mã ẩn chứa một cách vô thức trong mọi nền văn hóa.

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM MỚI

Ở chương này, tác giả khám phá mật mã của người Mỹ đối với xe ô tô, mà ở đây chính là dòng xe Jeep Wrangler của công ty Chrysler. Phương pháp luận của ông gồm năm nguyên tắc để tìm ra mật mã văn hóa, và những nguyên tắc đó sẽ giúp bạn hiểu được quá trình tư duy trong mỗi khám phá.

Nguyên tắc 1: Bạn không được tin những điều mọi người nói.

Người Mỹ mong đợi điều gì ở một chiếc xe? Có vô số câu trả lời mỗi khi đặt câu hỏi này. Những câu trả lời bao gồm chỉ số an toàn cao, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, cơ chế điều khiển và vào cua linh hoạt…Việc bạn cần là không tin bất kỳ câu trả lời nào trong số đó. Đó là nguyên tắc đầu tiên của mật mã văn hóa là cách hiệu quả duy nhất để hiểu những gì mọi người thực lòng mong muốn là bỏ qua những điều họ nói.

Nói như vậy không có nghĩa là mọi người cố tình nói dối hay xuyên tạc về bản thân mà là do khi bị hỏi trực tiếp về sở thích, mọi người thường có xu hướng trả lời theo cách họ nghĩ mà người hỏi muốn nghe và thậm chí đúng như mong đợi của người đặt câu hỏi, mà không hề nhận ra rằng có một sức mạnh vô thức lấn áp cảm xúc của mình. Đó là lý do các bảng thăm dò và khảo sát thường sai lạc và không có tác dụng. Chúng chỉ phản ứng những điều mọi người nói, hơn là những điều mọi người thực lòng nghĩ.

Nguyên tắc 2: Cảm xúc là năng lượng cần thiết để học hỏi bất kỳ điều gì

Cảm xúc là chìa khóa để học hỏi, chìa khóa để hằn sâu vào tâm trí. Cảm xúc càng mạnh mẽ bao nhiêu thì trải nghiệm tiếp thu được càng rõ ràng hơn bấy nhiêu.

Cũng nhờ vào những chia sẻ cảm xúc mạnh mẽ kết nối với trạng thái lái xe và sở hữu chiếc xe của những người tham gia vào cuộc khám phá mật mã, Rapaille đã quyết định khai thác một mẫu xe đã tồn tại trong cộng đồng văn hóa, một mẫu xe quen thuộc trong tiềm thức. Và quyết định đó thật đúng đắn.

Chúng tôi chọn mẫu xe găng-xto, loại xe mà Al Capone khét tiếng từng lái. Điểm này trở thành mấu chốt cho chiếc PT Cruiser. Nó tạo ra cho chiếc xe một đặc tính cực kỳ mạnh mẽ – không giống bất kỳ một chiếc xe nào trên đường phố vào thời điểm đó – và được khách hàng đón nhận. Xin nhắc lại, nếu chiếc Cruiser chỉ là một mẫu xe sedan khác thì có lẽ công chúng còn chẳng buồn để ý đến, nhưng chính những khác biệt của nó tận dụng hiệu quả yếu tố cảm xúc.

Nguyên tắc 3: Không phải nội dung mang tính thông điệp mà là cấu trúc

Khi những người tham gia vào nghiên cứu nói về mọi thể loại xe – minivan, xe roxte, Model Ts,…để đưa ra kết luận về mật mã, ông đã nhìn vào cấu trúc hơn là nội dung. Bạn có thể chơi cùng một giai điệu vào buổi sáng, buổi chiều hoặc buổi tối, chơi bằng đàn dương cầm hoặc đàn violon, vào mùa hè hoặc mùa đông. Người chơi có thể trẻ hoặc già, giàu hoặc nghèo, nam hoặc nữ. Kể cả những nốt nhạc cũng không quan trọng, vì một giai điệu chơi ở một âm hay ở một bát độ khác thì cũng vẫn là giai điệu đó. Tất cả những yếu tố kể trên đều là nội dung. Cấu trúc là khoảng cách giữa các nốt, các quãng giữa mỗi nốt với nốt tiếp theo và nhịp điệu.

Khi xem xét tại sao mọi người lại hành động theo chiều hướng đó, chúng ta cần phải bỏ qua nội dung và hướng đến cấu trúc. Trong mọi trường hợp đều có ba cấu trúc riêng biệt hoạt động.

Đầu tiên là cấu trúc sinh học mã AND. Con người, khỉ, bò sát và hươu cao cổ đều được cấu tạo từ cùng một nội dung giống nhau. Tuy nhiên, mỗi loài đều độc nhất vì trình tự sắp xếp các AND – cấu trúc của mỗi loài – là độc nhất.

Cấu trúc kế tiếp là văn hóa. Mọi nền văn hóa đều có một ngôn ngữ, một nền nghệ thuật, một môi trường sống, một lịch sử… Cách tổ chức tất cả những yếu tố đó – những nội dung – đã tạo nên bản sắc độc nhất của mỗi nền văn hóa.

Cấu trúc cuối cùng là cá nhân. Sự đa dạng trong bộ gen cấu tạo nên con người là vô tận. Hơn nữa, mỗi chúng ta đều có những mối quan hệ bố mẹ, anh chị em khác nhau và chính gia đình định hình nên tính cách của mỗi cá nhân và tạo ra những đặc tính độc nhất. Kể cả những cá thể sinh đôi cũng sẽ mang những đặc tính khác nhau. Một người chào đời trước, người kia chào đời sau. Họ sẽ không bao giờ ở cùng một nơi tại cùng một thời điểm, và dần dần, họ sẽ bắt đầu hình thành những quan niệm khác nhau về thế giới. Họ khởi đầu với cùng một nội dung nhưng phát triển thành những cấu trúc khác nhau.

Nguyên tắc 4: Có một khoảng thời gian nhất định cho việc hằn sâu dấu ấn và ý nghĩa của những dấu ấn khiến các nền văn hóa trở nên khác biệt.

Phải nói rằng bạn chỉ có thể trải nghiệm cảm giác đầu tiên một lần duy nhất. Phần lớn chúng ta hằn sâu ý nghĩa của những điều quan trọng nhất trong cuộc sống trước khi lên bảy tuổi. Đó là vì đối với trẻ dưới bảy tuổi, cảm xúc là thứ có tác động mạnh mẽ nhất, còn sau độ tuổi đó thì trẻ chịu ảnh hưởng của logic. Hầu hết mọi người được áp vào một nền văn hóa duy nhất trước khi lên bảy tuổi.

Chúng ta trải qua phần lớn thời gian ở nhà hoặc trong môi trường địa phương của mình. Chỉ một số ít người Mỹ sống theo văn hóa Nhật Bản sống theo văn hóa hay số ít trẻ con Nhật Bản sống theo văn hóa Ireland. Bởi vậy, những dấu ấn mạnh mẽ nhất hằn sâu trong tiềm thức của chúng ta khi còn nhỏ phụ thuộc vào môi trường văn hóa ma chúng ta được nuôi lớn. Phần lớn quá trình học tập của một đứa trẻ Mỹ diễn ra trong bối cảnh Mỹ. Những cấu trúc tinh thần được hình thành trong môi trường Mỹ sẽ lấp đầy tiềm thức của đứa trẻ đó. Từ đấy, đứa trẻ sẽ lớn lên thành một người Mỹ.

Đó là lý do vì sao những người đến từ những nền văn hóa khác nhau lại có những phản ứng khác nhau với cùng một sự vật.

Nguyên tắc 5: Để khám phá ý nghĩa của một dấu ấn trong một nền văn hóa cụ thể, bạn cần phải biết mật mã của dấu ấn đó.

Kể cả những hành động tùy tiện nhất cũng đều là kết quả của các chuyến đi trên những xa lộ tinh thần của chúng ta. Chúng ta thực hiện các chuyến đi đó đến hàng trăm lần mỗi ngày, đưa ra quyết định mặc gì, ăn gì, đi đâu, nói cái gì… Tuy nhiên, điều mà hầu hết mọi người không nhận ra là các hành trình đó đều đòi hỏi có mật mã. Hãy xem mật mã như một tổ hợp để mở cửa.

Những thông điệp đó có sự khác biệt rõ rệt giữa các nền văn hóa, cho nên mật mã cũng tương tự. Ví dụ, tôi tổ chức những buổi khám phá về phô mai tại Pháp và Mỹ. Những mật mã chúng tôi tìm ra khác nhau một trời một vực. Mật mã của người Pháp là SỐNG. Điều này hoàn toàn hợp lý khi chúng ta xem xét cách người Pháp chọn lựa và cất giữ phô mai. Họ đến cửa hàng và sờ nắn phô mai cũng như ngửi mùi để biết được số năm tuổi của chúng. Khi chọn mua được rồi, họ đem phô mai về nhà và đặt vào một chiếc lọ cloche (một đồ đựng hình chuông với những lỗ nhỏ bao quanh để không khí lưu thông và tránh côn trùng) và giữ ở mức nhiệt độ phòng. Ngược lại, mật mã của người Mỹ đối với phô mai là CHẾT. Và điều này cũng hợp lý nếu xét trong bối cánh. Người Mỹ “giết” phô mai của họ bằng sự tiệt trùng (phô mai chưa được tiệt trùng không được phép nhập khẩu vào đất nước này), lựa chọn những khoanh phô mai đã được đóng gói cũng như làm khô và nếu muốn có thể đựng trong túi ni lông (giống như túi xác), cất giữ miếng phô mai vẫn trong tình trạng bị đóng gói kín mít đó vào nhà xác hay còn được gọi là tủ lạnh.

Một quan điểm mới: Khám phá vô thức văn hóa

Năm nguyên tắc trên ủng hộ cho quan điểm rằng tồn tại một dạng vô thức thứ ba. Những nguyên tắc này không thể gán cho vô thức cá nhân của Freud, quy định của mỗi chúng ta theo những cách độc nhất hay vô thức tập thể của Jung, quy định mỗi chúng ta là một thành viên của nhân loại. Những nguyên tắc này minh họa một dạng vô thức quy định chúng ta tùy theo nền văn hóa mà chúng ta được sản sinh. Dạng vô thức thứ ba là vô thức văn hóa.

Quan điểm và những nguyên tắc này là bằng chứng không thể phủ nhận rằng tồn tại một tâm thức Mỹ, cũng như một tâm thức Pháp, một tâm thức Anh, một tâm thức Kurd và một tâm thức Latvia. Mỗi nền văn hóa đều có một tâm thức riêng và chính tâm thức này đã chỉ cho chúng ta biết chúng ta là ai một cách sâu sắc.

CHƯƠNG 2:

NHỮNG NỖI ĐAU LỚN DẦN CỦA MỘT NỀN VĂN HÓA VỊ THÀNH NIÊN

MẬT MÃ CỦA TÌNH YÊU, SỰ QUYẾN RŨ VÀ TÌNH DỤC

Tất cả những người trưởng thành đều từng là một đứa trẻ nhỏ bé và non nớt. Rồi những đứa trẻ đó tiến giai đoạn vị thành niên và nổi loạn. Tuy nhiên, trong nền văn hóa Mỹ, sự nổi loạn mang một dáng vẻ khác. Nhiều nền văn hóa thể hiện sự nổi loạn bằng việc giết chết những nhà lãnh đạo, sau đó giai đoạn nổi loạn kết thúc và tuổi trưởng thành bắt đầu. Người Mỹ chưa bao giờ giết nhà vua của mình bởi vì họ chưa bao giờ thật sự có một vị vua. Người Mỹ chỉ nổi loạn trước duy nhất một vị vua tham vọng cai trị người Mỹ và đuổi ông ta ra khỏi lãnh thổ, nhưng họ không chặt đầu ông ta. Họ chỉ đơn giản là bảo ông ta biến đi. Do đó, họ vẫn là những kẻ nổi loạn, và làn sóng nhập cư liên tiếp của những người trẻ tuổi này giữ cho toàn bộ nền văn hóa Mỹ được trẻ mãi. Vậy nên, có thể giải thích vì sao người Mỹ lại thành công rực rỡ trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng mang tính vị thành niên: Coca – Cola, giày Nike, đồ ăn nhanh, quần bò và những bộ phim bạo lực.

Như mọi đứa trẻ vị thành niên, nước Mỹ bị ám ảnh bởi tình yêu, sự quyến rũ và tình dục. Tất nhiên, chuyện này không phải của riêng ai. Con người trong các nền văn hóa khác trên khắp thế giới đều bị những vấn đề này thu hút, có lẽ đây là vấn đề thu hút tâm trí con người mạnh mẽ nhất.

Người Mỹ không ngừng nói về khát khao yêu thương, nhu cầu yêu thương, niềm tin về thú gọi là tình yêu đích thực, nhưng họ cũng luôn nhắc tới nỗi thất vọng khi tìm kiếm tình yêu. Người Mỹ – ở bất kể độ tuổi nào – luôn nhìn nhận tình yêu như một đứa trẻ vị thành niên nhìn nhận thế giới: một giấc mơ thú vị nhưng hiếm khi đạt được trọn vẹn.

Ở Pháp, khái niệm về tình yêu và khoái lạc thường không tách biệt. Người Pháp xem khái niệm về tình yêu đích thực là vô nghĩa. Tất nhiên, các cặp đôi người Pháp cũng hiến dâng cuộc đời mình cho nhau, nhưng định nghĩa của họ về sự hiến dâng hoàn toàn khác so với định nghĩa của người Mỹ (ví dụ như sự chung thủy là một điều không quá quan trọng đối với họ).

Người Ý thì tin rằng cuộc đời là một vở hài kịch hơn là bi kịch và con người nên vui cười bất cứ khi nào có thể. Nền văn hóa Ý đề cao vai trò của gia đình, và người Ý luôn sùng kính vai trò của người mẹ. Đối vợi họ, tình yêu đích thực là tình yêu của người mẹ. Do đó, kỳ vọng của họ về tình yêu là thấp hơn.

CHƯƠNG 3:

SỐNG TRÊN TRỤC DỌC

MẬT MÃ CỦA SẮC ĐẸP VÀ SỰ BÉO PHÌ

Nếu một người phụ nữ có thể khiến người đàn ông trân trọng vẻ đẹp của mình và cô ta có thể duy trì vẻ đẹp đó trong mắt anh ta, cô ta có thể khiến anh ta trở thành một con người tốt đẹp hơn.

Các nền văn hóa khác nhau có những tiêu chuẩn dành cho vẻ đẹp liên quan đến mật mã văn hóa là khác nhau. Mật mã của vẻ đẹp trong nền văn hóa Mỹ là sự cứu rỗi đàn ông. Còn trong các nền văn hóa của các quốc gia Ả Rập, bề ngoài của một người phụ nữ phản chiếu sự thành công của người chồng của họ. Nếu một người phụ nữ gầy gò, điều đó có nghĩa chồng cô không đủ tài chính để chăm sóc cô đàng hoàng. Do đó, đàn ông Ả Rập muốn vợ của mình trở thành một bảng quảng cáo di động cho sự giàu sang của họ. Mặt khác, ở Na Uy, vẻ đẹp là hình ảnh phản chiếu cho mối liên kết giữa một người với thế giới tự nhiên. Đàn ông ở đây, họ xem những người phụ nữ mảnh dẻ với tầm vóc khỏe mạnh là đẹp nhất, bởi vì họ xem những người phụ nữ đó là những người năng động và có khả năng chạy bộ cũng như trượt tuyết trên một đoạn đường dài. Phụ nữ Na Uy hầu như không trang điểm và làm tóc vì vẻ đẹp tự nhiên là điều đẹp nhất trong nền văn hóa này.

CHƯƠNG 4:

TỒN TẠI LÀ TRÊN HẾT

MẬT MÃ CỦA SỨC KHỎE VÀ TUỔI TRẺ

Đối với người Mỹ, sự khỏe mạnh về thể chất và tinh thần có nghĩa là có khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nỗi sợ lớn nhất của họ về bệnh tật là không có khả năng làm việc. Đối với người Trung Quốc, khỏe mạnh tức là hòa hợp với thiên nhiên. Họ tin rằng họ có mối quan hệ trường tồn với các nhân tố tự nhiên và sức khỏe tốt liên quan tới chuyện hòa hợp với thiên nhiên. Còn người Nhật lại khác, họ xem tình trạng sức khỏe như một nghĩa vụ. Nếu bạn khỏe mạnh tức là bạn đang tận tụy đóng góp cho nền văn hóa, cộng đồng và gia đình bạn. Người Nhật bị ám ảnh về việc giữ gìn sức khỏe và cảm thấy tội lỗi nếu như bị bệnh. Trong nền văn hóa này, bạn rửa tay không chỉ vì sức khỏe của bạn mà còn vì trách nhiệm của một công dân cũng như không truyền bệnh cho người khác.

CHƯƠNG 5:

VƯỢT RA KHỎI LẬP TRÌNH SINH HỌC

MẬT MÃ CỦA TỔ ẤM VÀ BỮA TỐI

Lập trình sinh học của chúng ta là nhu cầu phải có nơi ẩn náu để bảo vệ mình khỏi môi trường tự nhiên. Ngôi nhà đầu tiên của chúng ta là trong bụng mẹ. Sau đó, nền văn hóa giành quyền tiếp quản, ngôi nhà của chúng ta tương thích với môi trường tự nhiên của mỗi nền văn hóa. Một khi nhu cầu sinh học này được đáp ứng, lập trình văn hóa có thể tiến hóa trong một nền văn hóa cụ thể.

Tổ ấm, một trong những thứ thiêng liêng nhất, đặc biệt nhất. Với người Mỹ, có quan niệm rất mạnh mẽ về chúng. Họ coi đó không chỉ đơn thuần là nơi họ lớn lên, mà đó còn là toàn bộ đất nước của họ. Tổ ấm là nơi họ có thể lặp lại một việc nào đó khiến nó trở nên ý nghĩa và cảm thấy lô-gic – không như thế giới bên ngoài, mọi thứ đều không đoán định được. Đó là lý do vì sao việc trở về nhà lại có tác động mạnh mẽ đến như vậy trong nền văn hóa Mỹ và là nguyên nhân khiến họ có cảm xúc mãnh liệt khi đưa những người lính hoặc phi hành gia trở về nhà trong đang tình thế nguy cấp. Họ muốn được trải nghiệm lại cuộc sống của mình, trong vòng tay của những người có ý nghĩa quan trọng nhất với mình.

Người Nhật lại có cách thể hiện khác so với người Mỹ. Họ cởi giày trước khi vào nhà để tránh cho bụi đất từ bên ngoài làm bẩn không gian quý giá của họ. Mỗi phòng đều có nhiều chức năng (phòng khách chuyển thành phòng ngủ bằng cách chuyển nệm cứng – vật dụng do người Nhật phát minh – từ chỗ để ngồi thành chỗ để ngủ) và chỉ ít người Nhật có phòng riêng. Một điều thú vị là không có từ nào chỉ sự riêng biệt trong tiếng Nhật. Chuyện này không quá bất ngờ khi họ sống gần nhau đến vậy.

Các bộ lạc du mục Ả Rập luôn luôn di chuyển. Thế nhưng họ có ý thức vô cùng mạnh mẽ về tổ ấm mặc dù nó không liên hệ với một địa điểm cụ thể nào. Họ có những ngôi lều làm từ lông lạc đà được trang trí hết sức công phu. Họ dựng lều bằng các đồ vật mang nhiều ý nghĩa cá nhân, những món đồ và tấm thảm tuyệt đẹp mà họ đem theo từ nơi này sang nơi khác.

CHƯƠNG 6:

LÀM VIỆC ĐỂ SỐNG

MẬT MÃ CỦA CÔNG VIỆC VÀ TIỀN BẠC

Khi ai đó hỏi “Bạn làm gì?”, bạn có thể đưa ra vô số câu trả lời. Bạn có thể kể đến hàng đống công việc bạn đã làm để duy trì cuộc sống gia đình, liệt kê sở thích của bản thân. Tuy nhiên, ở Mỹ, ý nghĩa thật sự của câu hỏi đó là “Bạn làm nghề gì?” và câu trả lời được mong chờ phải bao hàm công việc của bạn. Đối với họ, công việc đồng nghĩa với “chúng ta là ai”, nên hoàn toàn dễ hiểu khi nghề nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đến vậy. Nếu họ cảm thấy công việc của mình vô nghĩa thì “ chúng ta là ai” cũng trở nên vô nghĩa theo. Và, ngược lại.

Nói đến tiền bạc, nó được coi là thước đo thành công của họ. Hầu hết người Mỹ không thể cảm thấy thành đạt nếu họ thấy mình trả lương thấp. Tiền bạc là một bảng đánh giá. Nếu có người cũng làm công việc giống họ mà được trả lương cao hơn họ, họ sẽ vô thức tin rằng anh ta hoặc cô ta làm tốt hơn họ. Được trả tiền cho công việc đồng nghĩa với uy tín.

CHƯƠNG 7:

HỌC CÁCH CHẤP NHẬN

MẬT MÃ CỦA CHẤT LƯỢNG VÀ SỰ HOÀN HẢO

Như chúng ta đã biết, nền văn hóa là bộ trang thiết bị sinh tồn mà chúng ta được thừa hưởng từ khi sinh ra. Nền văn hóa của chúng ta biến đổi như ngày nay vì đó là nền văn hóa phù hợp nhất với điều kiện sống của những thành viên. Chính vì vậy, những nỗ lực áp đặt thay đổi bản thân trái ngược với mật mã của nền văn hóa riêng biệt đều cầm chắc thất bại.

CHƯƠNG 8:

KHÔNG BAO GIỜ LÀ ĐỦ

MẬT MÃ CỦA THỨC ĂN VÀ RƯỢU BIA

Không giống với cách đối xử với thức ăn của người Pháp – ăn để thưởng thức chất lượng riêng biệt của mỗi món – thì người Mỹ lại coi thức ăn là nhiên liệu nạp vào cơ thể để có năng lượng tiếp sức công việc của họ. Người Mỹ kết thúc bữa ăn bằng câu “Tôi no rồi”, còn người Pháp “Đồ ăn ngon lắm”.

Người Mỹ nói “Tôi no rồi” ở cuối bữa ăn bởi vì trong tiềm thứccủa họ xem việc ăn uống cũng như việc nạp nhiên liệu. Nhiệm vụ của họ là lấp đầy dạ dày; khi hoàn thành, họ thông báo rằng mình đã kết thúc nhiệm vụ.

Bốn chương cuối, Clotaire Rapaille phân tích sâu về các mật mã mua sắm, tính xa xỉ hay rộng lớn hơn là tổng thống Mỹ, nước Mỹ. Cũng như cấu trúc các chương trước đó, ông cũng đưa ra các câu chuyện trong buổi khám phá của mình rồi đúc rút các kết luận mật mã liên quan.

Mật mã văn hóa mang đến lợi ích của sự tự do to lớn nhờ thấu hiểu nguyên nhân hành động của chúng ta. Nó cho bạn một lăng kính mới để có thể nhìn thế giới theo một cách khác. Tất cả chúng ta đều là những cá thể riêng lẻ và mỗi người đều có một phức hợp các động cơ thúc đẩy, nguồn cảm hứng, một mật mã cá nhân. Tuy nhiên, xem xét cách chúng ta suy nghĩ như một nền văn hóa, cách chúng ta hành xử như một nhóm trong khuôn mẫu có thể dự đoán trước dựa trên bộ thiết bị sinh tồn mà chúng ta nhận được khi chúng ta sinh ra là người Việt Nam, người Mỹ hay người Anh, cho phép chúng ta định hướng thế giới của mình với một tầm nhìn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn còn thiếu.

Mua sách Mật Mã Văn Hóa ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Mật Mã Văn Hóa” khoảng 62.000đ đến 65.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Mật Mã Văn Hóa Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Mật Mã Văn Hóa Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Mật Mã Văn Hóa Fahasa” tại đây

Đọc sách Mật Mã Văn Hóa ebook pdf

Để download “sách Mật Mã Văn Hóa pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 22/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *