Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì
Giới thiệu sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì – Tác giả Lê Lan Anh
Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì
Dậy thì là khoảng thời gian “con diều”, nghĩa là các con dù rất muốn “bứt” thì vẫn cần “có dây”, và bố mẹ phải “thả dây có kiểm soát” đúng khoảng cách, đúng lúc… nếu muốn cho con mình bay cao. Cả nhà đều phải học cách làm quen với sự phát triển và thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý của con diều ấy. Quá trình này, muốn tránh tối đa những mâu thuẫn, tranh cãi, căng thẳng, cả người đã lớn và những người đang lớn đều rất cần kỹ năng thương lượng. Thương lượng là để tránh xung đột và có lợi nhuận tối đa.
Kỹ năng thương lượng không phải chỉ được áp dụng trên thương trường như nhiều người vẫn nghĩ. Ở tuổi dậy thì, thương lượng trong yêu thương là cách để cha mẹ, thầy cô, những-người-đã-lớn và các con, những-người-bắt-đầu-lớn, tìm được tiếng nói chung, hóa giải những bất đồng khiến nảy sinh tranh cãi vốn rất dễ dàng bùng nổ thành mâu thuẫn. Lợi nhuận cả hai bên có được sẽ là những tin cậy và yêu thương, để dậy thì, là khoảng thời gian thật đáng yêu chứ không đáng sợ với bất kỳ ai.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì
- Mã hàng 8794069302657
- Tên Nhà Cung Cấp ZenBooks
- Tác giả: Lê Lan Anh
- NXB: NXB Dân Trí
- Trọng lượng: (gr) 180
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13 cm
- Số trang: 176
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì
1 Mình thích sách của tác giả này vì những câu chuyện của chị là trải nghiệm của chính chị, cũng là người phụ nữ có con vừa bước qua tuổi teen. Không dễ gì làm bạn với con tuổi dậy thì nếu chúng ta chỉ đặt mình ở vai cha mẹ và dùng những trải nghiệm từng có thời niên thiếu của chúng ta để áp đặt lên những đứa trẻ thời 4.0. Vậy nên mới cần, rất cần, thấu hiểu và thương lượng, và lắng nghe, và thủ thỉ với nhau cho đến khi các con đủ trưởng thành. Chúc cả nhà đọc sách vui cùng nhau.
2 Khi đọc quyển sách này, mình đặt câu hỏi là, vì sao tuổi dậy thì cần kỹ năng thương lượng? Theo như tác giả lý giải, bởi lẽ, kỹ năng thương lượng không phải chỉ được áp dụng trên thương trường như nhiều người vẫn nghĩ. Ở tuổi dậy thì, thương lượng trong yêu thương là cách để cha mẹ, thầy cô, những-người-đã-lớn và các con – những người-bắt-đầu-lớn, tìm được tiếng nói chung, hóa giải những bất đồng khiến nảy sinh tranh cãi – vốn rất dễ dàng bùng nổ thành mâu thuẫn.Quyển sách này rất phù hợp cho teen và các bậc phụ huynh cùng làm bạn với con bước qua giai đoạn dậy thì thành công. Ngoài những góc nhìn mới mẻ, cập nhật xu hướng như: Game hay không game, Tuổi teen và tiền… Tất cả được tác giả dẫn chứng những câu chuyện thực tế, đầy sức thuyết phục… Đặc biệt, mình thích nhất chương nói về LGBT. Tác giả có đoạn chia sẻ chân phương thế này: “Trong quá trình viết sách, tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với các bạn của con mình, được các bạn của con động viên và cung cấp tư liệu. Tôi nhận ra, mình vẫn tự tin là gần gũi, tâm lý, là bạn của các teen, nhưng vẫn gặp nhiều bất ngờ và học hỏi lại từ các teen. Chẳng hạn như quan điểm về LGBT. Tôi hay nói, đừng kỳ thị, và các bạn teen bảo rằng: “Nếu cô bảo đừng kỳ thị, có nghĩa là “đã kỳ thị” rồi! Cách đơn giản nhất để bày tỏ sự không kỳ thị LGBT là đừng nhắc gì đến sự khác biệt của các bạn ấy”.”Bí quyết thương lượng cho tuổi dậy thì” vì thế trở nên thực tế, trẻ trung, gần gũi. Đọc sách, bố mẹ sẽ hiểu hơn tâm sinh lý của con ở tuổi dậy thì. Con cái cũng đồng cảm hơn với những khó khăn của bố mẹ trong việc muốn hiểu con cái.
3 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
4 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
5 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
Review sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì
Dậy thì, đừng giấu mẹ điều gì!
Một sai lầm ngớ ngẩn và thường gặp nhất của các bạn nhỏ độ tuổi này chính là giấu đi những tò mò của mình về sự biến đổi của bản thân. Có thể là sợ hãi, là sự ngại ngùng nhưng đó không phải là một cách hay. Tôi biết rằng có nhiều đứa trẻ sống nội tâm, rất ít chia sẻ mọi chuyện với bố mẹ, đặc biệt trong xã hội ngày nay, chúng học hỏi và tâm sự với những người bạn, với những chiếc ipad, laptop hay bà vú nuôi còn nhiều hơn. Bố mẹ hiện đại dường như thiếu đi sự kiên nhẫn và thời gian dành cho con cái của mình.
Chúng ta gọi dậy thì là khoảng thời gian “con diều”, nghĩa là các con dù rất muốn “bứt” thì vẫn cần “có dây”, và bố mẹ phải “thả dây có kiểm soát” đúng mức, đúng lúc nếu muốn cho con diều ấy bay cao. Cả nhà đều phải học cách làm quen với sự phát triển và thay đổi cả về sinh lý lẫn tâm lý của con. Quá trình làm quen này rất cần các thành viên yêu thương chia sẻ mọi điều với nhau, không ngại ngần, không giới hạn.
Khoảng thời gian mà chúng ta cần làm quen với khái niệm “dậy thì” là từ lớp 5, thậm chí có một số bạn còn nhỏ hơn. Ông bà ta ngày xưa có câu “Nữ thập tam, nam thập lục” để chỉ quá trình hoàn tất tuổi dậy thì. Ở con gái là 13 tuổi còn con trai là 16 tuổi. Do vậy, bố mẹ cần chuẩn bị sẵn tâm lý để quan tâm và quan sát con cái nhiều hơn. Quan sát với tư cách một người bạn để con dễ dàng tâm sự thay vì giám sát. Hãy chuẩn bị trở thành một người cha người mẹ tâm lý để con có thể tin tưởng trò chuyện những vấn đề khúc mắc. Thực ra, vào độ tuổi này thì các bạn nhỏ đã hiểu sơ sơ về khái niệm “dậy thì” vì trong giáo dục phổ thông đã được học. Nhưng ở lớp học, cô giáo hoàn toàn không đủ thời gian để có thể giải đáp mọi thắc mắc và những cuốn sách giáo khoa cung cấp lượng thông tin quá ít ỏi so với những tò mò của bọn trẻ. Bố mẹ nên chủ động nói chuyện với con thay vì để chúng tự tìm hiểu qua những kênh thông tin bên ngoài. Việc khích lệ các em chia sẻ với phụ huynh là vô cùng quan trọng. Có lẽ chính vì lý do đó mà tác giả đã đề cập ngay phần đầu tiên của cuốn sách. Con gái tâm sự với mẹ thì có phần dễ dàng hơn con trai. Tuy nhiên, theo tác giả, con trai lại càng nên gần mẹ hơn nữa. Vì sao vậy?
Đa phần trong gia đình, mẹ là người chu đáo, quan tâm và để ý đến việc lớn lên, những khác biệt và thay đổi của con. Còn bố có thể ít chú ý hơn. Thường thì bố không trực tiếp tham gia vào quá trình chăm sóc, theo dõi những thay đổi của các con, kể cả gái lẫn trai để dạy dỗ. Mẹ là phụ nữ, nhạy cảm trước những chuyện kín đáo, tế nhị, chăm con trai thì được chứ lúc con trai dậy thì sẽ nghĩ để cho đàn ông dễ bộc lộ với nhau hơn. Nhưng thực tế, cánh đàn ông lại rất ít bộc lộ với nhau, nếu người đó là bố mình thì càng khó. Thế nên cả bố và mẹ đều ít quan tâm đến thời kỳ dậy thì của con trai như con gái nên thời kỳ dậy thì của các bạn trai thường diễn ra cô độc hơn, đồng nghĩa cũng khó khăn hơn so với các cô gái (cho dù bọn con gái thường phiền toái hơn vì có kỳ kinh hàng tháng nhưng về tâm lý lại bánh bèo hơn, sễ trải lòng với bạn bè và cha mẹ hơn).
(…)
Thế nên nếu các cậu trai không muốn dậy thì trong cô độc thì nên bắt đầu bằng việc trò chuyện với các bà mẹ về những thay đổi của cơ thể, sau đó là trò chuyện về ứng xử với các ông bố.
Một điều thú vị là cô Lan Anh có đem những cuộc hội thoại của mình với con trai (anh Duy lúc dậy thì, còn bây giờ thì anh ấy lớn rồi) để minh họa. Khi đọc những đoạn như vậy, tôi cảm giác mọi thứ trở nên thật cởi mở và vui vẻ, rằng tuổi dậy thì không rắc rối và khó nói đến thế. Các cậu con trai chỉ cần mở lời, những bà mẹ tâm lý ắt sẽ có đáp án hợp tình hợp lý. Thay vì trải qua tuổi dậy thì một cách cô độc thì giờ đây, mẹ chính là người bạn của các bạn nhỏ. Thực tế có thể chứng minh, những đứa trẻ vào thời điểm dậy thì không hay chia sẻ với bố mẹ, sẽ trở nên trầm tĩnh và cô đơn hơn khi trưởng thành. Vì vậy, để con không xa cách, cũng chính là để bố mẹ luôn là điểm tựa đáng tin, các bậc phụ huynh càng cần quan tâm đến quá trình này của con hơn nữa.
Vậy cụ thể là quan tâm tới những gì?
Chúng ta đều biết tuổi dậy thì sẽ xảy ra những biến đổi cả về sinh lý và tâm lý. Hai mặt này có tác động qua lại với nhau. Trước tiên là về những biến đổi của cơ thể. Khi cơ thể được săn sóc thì tâm lý sẽ thoải mái được phần nào. Cơ thể tuổi dậy thì thật lắm rắc rối với đống mụn trên mặt, mồ hôi nhiều hơn và những chỗ khác khó nói nữa. Trong cuốn sách, cô Lan Anh đã lên danh sách những thứ nên mang theo của con gái và con trai. Đó là những món đồ vật “nhỏ nhưng có võ” giúp chúng ta thoải mái, tự tin hơn khi đi học hay đi chơi. Vì dù ở tuổi nào thì vẻ bề ngoài vẫn luôn quan trọng, huống hồ đến tuổi dậy thì, các bạn nhỏ lại càng quan tâm hơn đến diện mạo của mình. Cuối mỗi phần trong cuốn sách đều có đoạn “Mách nhỏ” ghi lại những lưu ý, những mẹo hay bỏ túi cho các teen và cả bố mẹ nữa. Ví dụ như các tips nho nhỏ để dọn phòng và trở nên sạch sẽ hơn, trước khi bị mẹ lên kiểm tra và than vãn mỗi buổi sáng.
Dọn phòng thực ra dễ và nhanh hơn chúng ta tưởng. Chỉ cần 10 phút mỗi ngày nếu:
– Có một cái hộp nhỏ đựng mọi giấy tờ cũ không cần thiết, hóa đơn cửa hàng tiện lợi, vé xe bus, giấy nháp bỏ đi,…
– Vài móc treo đồ handmade dính bằng băng keo đa năng thật chắc, trên đó có thể treo tất cả các thứ có dây như xâu chuỗi, chìa khóa, dây cột tóc cho con gái, cà vạt của con trai.
– Bàn học hay giường ngủ đều có hộc, chia ngăn, cất gối mền vào đó cho gọn khi vừa ngủ dậy.
– Quần áo mặc xong vứt vào rổ giặt, quần áo sạch gấp gọn để vào tủ.
– Nếu quá bừa bộn, hãy dọn mỗi ngày một ít. Hôm nay dọn tủ quần áo; ngày mai xếp lại kệ sách; ngày mốt thay chăn drap gối nệm… Đừng cố dọn hết trong một ngày để rồi lại than ngán quá, sao nhiều việc thế!
– Ngày nào cũng dành ra 10 phút để làm tất cả các việc này, đảm bảo phòng riêng của các bạn sẽ không bao giờ bị mẹ hay các chị em gái đột kích để phàn nàn hay ca cẩm.
Việc tự mình sắp xếp không gian riêng và giữ cho chúng sạch sẽ chứng minh rằng các bạn đã lớn, không còn là những đứa bé để mẹ dọn đồ chơi và sách vở hằng ngày nữa. Đây là một bước tiến quan trọng để trở thành một người lớn tự lập trong tương lai. Và trong khi tự mình làm mọi việc, có thể các bạn sẽ gặp khó khăn, lúc đó thì đừng ngại ngần gì mà không chia sẻ với mẹ – người bạn đồng hành vĩ đại của các teen nhé. Bên cạnh đó, không chỉ chia sẻ chuyện của mình, hãy quan tâm tới mẹ và những người xung quanh nữa nhé. Điều này cũng chứng tỏ rằng bạn đã lớn và biết quan tâm hơn đến mọi người.
Trường học tuổi dậy thì
Bên cạnh những rắc rối đến từ chính mình thì các teen cũng gặp phiền phức từ các mối quan hệ. Nếu ở nhà có mẹ để chia sẻ và giải quyết sự thất thường của tính khí mới lớn thì những rắc rối từ trường học thì sao?
Trường là nơi các bạn không chỉ đến để học chữ mà còn mang đến niềm vui.
Lứa tuổi dậy thì cũng là quãng thời gian các bạn nhỏ chuyển cấp. Trường tiểu học và trung học cơ sở hoàn toàn khác biệt. Trong hệ giáo dục phổ thông, cấp 2 thường được coi là độ tuổi dở dở ương ương nhất. Các em không hoàn toàn nhỏ bé, hồn nhiên như cấp 1, cũng chưa hẳn chín chắn như cấp 2. Chính vì thế đây là thời gian quan trọng để bố mẹ biết thả “con diều” khi nào và cho nó tự bay khi nào. Môi trường cấp 2 rộng hơn cấp 1, không chỉ còn học chữ mà còn học cách cư xử với bạn bè, thầy cô và bắt đầu có sự áp lực điểm số.
Lên trung học cơ sở, học sinh không chỉ học chữ, học kiến thức, mà còn học được rất nhiều cách ứng xử giữa bạn bè với nhau, với người lớn… Chuyển cấp đồng nghĩa với việc phải chia tay với những người bạn thân thiết ở tiểu học và phải đi tìm những người bạn mới, những người sẽ gắn bó và ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống của các bạn sau này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bị bắt nạt, bị tẩy chay, bị cô lập, thậm chí bị đánh hội đồng hay bị thương tích khi vào trường mới. Trường có thể sẽ là nơi bạn luôn muốn đến vào mỗi sáng, hoặc cũng có thể ngược lại, là nơi đem đến cảm giác rất sợ hãi, căng thẳng mỗi khi bạn nghĩ đến lúc phải rời nhà đi đến đó.
Chúng ta đều từng là những học sinh trung học cơ sở và hiểu được môi trường vừa giông bão, vừa buồn cười ngày đó. Thầy cô luôn dặn rằng chúng ta không còn là trẻ cấp 1, không có chuyện thưa thầy cô rằng bạn này cấu em, bạn kia giật đồ của em trong lớp nữa. Cấp 2, sự học bắt đầu trở nên thật nghiêm túc và cạnh tranh. Hơn nữa cái tuổi tính khí thất thường này dễ khiến các teen yêu ghét thầy cô này, môn học kia và bạn học cùng lớp. Vậy làm gì để cái sự ẩm ương này không ảnh hưởng đến việc học tập? Tất cả đều được cô Lan Anh đưa ra những lời khuyên hữu dụng trong các phần: Bí quyết để được thầy cô yêu quý; Năm cách học bài nhanh thuộc, thi chẳng cần phao; Game hay không game. Đây có thể là những vấn đề mà bố mẹ không hề muốn mở lời với con, chính vì thế mà chúng càng trở nên phân vân hơn bao giờ hết. Chúng ta ai mà chẳng muốn điểm cao thời còn đi học, đặc biệt là lúc cái tôi cá nhân bắt đầu rõ nét và muốn khẳng định bản thân. Do đó, việc sử dụng tài liệu lén trong giờ thi để được điểm cao liệu có nên hay không? Bởi vì, việc dùng tài liệu không phải quá hiếm trong các giờ thi cử. Cuộc đấu tranh nội tâm này cũng sẽ khiến các teen đau đầu nhưng cách giải quyết duy nhất chỉ có thể là: Học. Đúng thế, chỉ có thể chăm học lấy điểm tốt thôi nhưng liệu có thể đánh đổi thời gian chơi game để học hay không, nó phụ thuộc vào nghị lực của các teen đấy.
Bên cạnh việc học hành thì một điều mà hầu như teen nào cũng gặp ở tuổi này chính là “rung động đầu đời”. Một cậu bạn cô bạn trong lớp có thể thể khiến chúng ta xao xuyến ư? Đây hoàn toàn là chuyện bình thường và hiển nhiên của trái tim.
Thật ra, việc rung động với ai đó ngay từ tuổi thơ bé hoặc từ khi mới dậy thì cũng chẳng có gì sai nên các bạn không cần phải sợ hãi. Chỉ là hãy cố gắng giữ những tình cảm ấy nhẹ nhàng, đừng để nó trở thành một kỷ niệm buồn hoặc một dấu ấn đáng xấu hổ mà sau này ta chỉ muốn quên đi, kể cả khi đi họp lớp cũng chỉ nơm nớp lo bạn cũ hay thầy cô giáo cũ lôi ra nhắc lại.
Tuy nhiên, chính vì cái nhìn không mấy thiện cảm của bố mẹ mà các teen thường phải giấu giếm tình cảm này đi. Bởi vì, việc “yêu sớm” thường là thủ phạm gây ra học hành sa sút và khiến tính khí vốn thất thường của các bạn nhỏ lại càng trở nên hỗn loạn hơn nữa. Nhưng chúng ta đều biết, việc ngăn cấm chỉ khiến mối quan hệ giữa phụ huynh và con cái càng trở nên tồi tệ, và hơn tất cả, những mối tình đầu đời này hoàn toàn trong sáng, không đến mức nguy hiểm như các bậc phụ huynh vẫn nghĩ. Điều quan trọng là họ cần biết cách nói chuyện với con. Thay vì né tránh mọi thứ liên quan tới yêu đương khỏi đứa con bé bỏng thì bố mẹ cần cởi mở chia sẻ với con nhiều hơn, rằng tình yêu là một thứ thiêng liêng nhưng phải có giới hạn, nhất là lứa tuổi còn đi học. Trong cuốn sách, tác giả cũng viết chân thành và cởi mở hết sức. Vì càng giấu, chúng càng tò mò hơn và đa phần những sự việc đáng tiếc đều đến từ sự kém hiểu biết.
Trở lại với trường học nói chung, hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc ba chọn của cô Lan Anh để thấy đi học luôn vui nhé các teen.
1. Chọn trường để thấy không lạc lõng giữa các bạn.
2. Chọn môn học bạn thích và có khả năng nhất.
3. Chọn môn ngoại khóa phục vụ cho định hướng nghề nghiệp mà bạn có năng khiếu.
Hy vọng qua những chia sẻ hữu ích từ cuốn sách mà bố mẹ và các teen có thể tìm được tiếng nói chung để những năm tháng trung học sẽ là kỉ niệm tuyệt vời của cả gia đình.
Bí kíp thương lượng tuổi dậy thì.
“Mẹ tin con. Con cứ chủ động quyết định!”
Tuổi dậy thì cần câu này biết bao. Nhưng muốn được nghe câu này thì các bạn phải biết thương lượng và thỏa thuận với người lớn.
Đây cũng là tiêu đề của cuốn sách. Mọi vấn đề của tuổi dậy thì sẽ trở nên đơn giản hơn khi chúng ta nắm trong tay bí kíp thương lượng.
Bước vào tuổi dậy thì, chúng ta thường có xu hướng khẳng định mình đã lớn và được chủ động ra quyết định. Tuy nhiên, sự bốc đồng và cố chấp của lứa tuổi này lại gây ra phản ứng ngược. Các bạn càng gân cổ gào rằng mình đã lớn, không có nghĩa là bố mẹ sẽ tin. Họ vẫn sẽ cho bạn là đứa trẻ con mà thôi. Ngược lại, một lối cư xử chín chắn và hiền hòa hơn sẽ thuyết phục được bố mẹ. Bạn từng thấy rồi chứ, những nhà lãnh đạo mà bạn xem trên phim ấy, họ chẳng cần la hét để đạt được thỏa thuận đúng không? Chúng ta không thể có được thứ mình muốn khi chỉ nói mà không có hành động thiết thực. Bí kíp thương lượng nằm ở việc bạn phải bình tĩnh, thậm chí còn phải có chiến lược rõ ràng. Nếu muốn được toàn quyền sử dụng máy tính hay điện thoại ư? Hãy chứng minh cho bố mẹ thấy rằng bạn có thể kiểm soát được thời gian sử dụng của mình và đảm bảo việc học hành không bị sa sút. Bố mẹ sẽ tin vào những gì họ thấy hơn là những gì bạn nói.
Cụ thể, cô Lan Anh đã đưa ra bảy kí quyết để thương lượng thành công cho tuổi dậy thì.
1. Phải xác định rõ mục tiêu của việc thương lượng là gì. Mình thực sự muốn gì ở ba mẹ, và mong muốn ấy có phù hợp hoàn cảnh gia đình không. Đòi đi Hàn Quốc gặp thần tượng trong khi bố mẹ còn chưa khi nào ra khỏi thành phố, chấp thuận cho “cục vàng đi xa cả tuần lễ ư? Không đời nào!
2. Nâng dần các yêu cầu theo cấp độ như món mỳ cay. Đừng lập tức khiến người lớn sốc vì những yêu cầu kiểu: “Con muốn một máy tính và toàn quyền sử dụng nó mỗi ngày!”
Bước đầu tiên phải là: “Mẹ có thể cho con dùng máy tính để luyện thi Olympic Toán và Anh mỗi ngày 30 phút được không?”. Sau đó, khi kết quả thi tốt thì mẹ sẽ sẵn lòng mua cho các bạn một máy tính riêng. Việc toàn quyền sử dụng máy tính không bị hạn chế sẽ là cấp độ cuối, khi các bạn hoàn toàn tự giác và chủ động trong học tập.
3. Chuẩn bị cho việc thương lượng thật kỹ lưỡng như một bài thuyết trình có đầu tư. Hãy chuẩn bị tất cả các dữ liệu, những dẫn chứng, ví dụ minh họa để người lớn thấy các bạn thực sự không phải chống đối đơn giản chỉ vì thích nói Không, vì muốn tỏ ra chống đối thế thôi chứ chẳng hề có lý do sâu sắc nào cả.
4. Nếu thấy khó trao đổi trực tiếp, hãy viết email hoặc nhắn tin. Hãy nhớ dùng thêm vài icon (biểu tượng) hoặc thả tim trong tin nhắn, những điều nho nhỏ này dễ khiến bố mẹ mềm lòng hơn nhiều so với việc trình bày cộc lốc.
5. Hãy nhớ câu thần chú: “Con sẽ cố gắng hết sức”. Và nhớ đây không phải lời nói qua loa cho có mà là một lời hứa của người bắt đầu trưởng thành.
6. Hãy cho bố mẹ vài ba lựa chọn. Khi những mong muốn của bạn đã được trải đều trong tất cả các lựa chọn ấy thì kiểu gì các bạn cũng sẽ đạt được ít nhất một mong muốn. Khả năng thương lượng thất bại hoàn toàn và bạn phải ra khỏi phòng bố mẹ tay không là chuyện hiếm khi xảy ra.
7. Hãy chứng minh bằng kết quả học tập. Kết quả học tập luôn là điểm mấu chốt để có thể thương lượng. Không nhất thiết phải có thành tích học tập xuất sắc để có thể thuyết phục bố mẹ mà chỉ cần các bạn nỗ lực, có tiến bộ so với chính mình là đủ. Chỉ cần điều đó thôi cũng có thể khiến bố mẹ tin rằng bạn có mục tiêu rõ ràng, đúng đắn trong đời sống, bạn đã lớn, đáng tin cậy và những đề nghị của bạn là hợp lý. Lúc ấy, mọi lời đề nghị, mọi sự thương lượng sẽ được chấp thuận dễ dàng hơn.
Việc chống đối hay quả quyết nói “Không” sẽ không đem lại cho các teen chút xíu lợi ích nào cả. Nó chỉ khiến khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình trở nên lạnh lùng hơn, thậm chí khó có thể cứu vãn. Trước khi trở thành bố mẹ thì họ cũng từng bước qua tuổi dậy thì nên những gì họ đối xử với bạn, hẳn đều có lý do. Chính vì thế, cái tôi bớt đi một chút sẽ khiến mọi chuyện dễ hòa giải hơn.
Những gì các bạn làm, bố mẹ các bạn cũng đã từng muốn như vậy. Giờ đây bố mẹ muốn con mình học hành chăm chỉ, có ý thức sống lành mạnh. Vì thế, bố mẹ sẽ luôn muốn truyền lại những kinh nghiệm sống, trải nghiệm sống mà mình đã đi qua cho con mình. Đó là bố mẹ muốn để các con mình đỡ mất thời gian, đỡ đau, đỡ mệt, đỡ phải trả giá.
Làm theo những gì bố mẹ nhắc nhở là cách tiết kiệm thời gian, sức khỏe hiệu quả nhất. Dù cho đôi khi cũng cần nhắc nhỏ bố mẹ đừng quên rằng kinh nghiệm hay trải nghiệm, chỉ có được và nhớ lâu khi tự mình trải qua hoặc ít nhất tự quan sát, tự chiêm nghiệm.
Khi chúng ta đặt mình vào địa vị của bố mẹ cũng như bố mẹ trở về thời niên thiếu của mình để hiểu con hơn thì sẽ có sự thấu hiểu và mọi rắc rối sẽ dễ giải quyết hơn nhiều. Đó chính là lý do mỗi người bố người mẹ nên làm bạn của con để cùng đồng hành trên chặng đường này thay vì áp đặt chúng.
Lời kết
Cuốn sách là một người bạn, là một người đồng hành đáng tin cậy của các teen, theo như nhận xét của kha khá bạn nhỏ tuổi dậy thì.
Cô Lan Anh là cách gọi của những cô cậu teen là bạn của các con và con của các bạn tôi. Tất cả đều từng có lúc khó, thậm chí rất khó, nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ trong thời kỳ dậy thì nhưng lại dễ dàng thổ lộ mọi điều với Cô Lan Anh với một niềm tin rằng Cô Lan Anh sẽ hiểu và thông cảm cho cả những việc rất điên rồ như chơi game đến 2h khuya và ngủ đến 6h sáng dậy đi học mà vẫn đạt điểm cao. Các bạn cảm nhận được rằng ở vai trò là người lắng nghe chứ không phải phụ huynh, Cô Lan Anh sẽ bình tĩnh hơn bố mẹ các bạn. Và niềm tin này chưa bao giờ sai.
Cũng chính qua những câu chuyện mà các bạn mạnh dạn chia sẻ, cô tin rằng dậy thì là khi chúng ta bắt đầu khôn lớn, sống có trách nhiệm với bản thân. Dậy thì thành công, nếu không phải đã lớn khôn thì có ý nghĩa gì?
Cuốn sách này ra đời với ước mơ trở thành một người bạn của các em nhỏ, để trên chặng đường chuẩn bị trưởng thành, các em sẽ không còn cô độc và bỡ ngỡ với chính bản thân mình. Cuốn sách cũng là sợi dây kết nối giữa phụ huynh và con cái – để dưới mỗi mái nhà không còn khoảng cách của sự thiếu thấu hiểu, những trận cãi vã không có hồi kết của những đứa trẻ cứng đầu mới lớn. Và trên tất cả, Bí kíp thương lượng tuổi dậy thì là cuốn cẩm nang bỏ túi rèn luyện cho các teen một kỹ năng cần thiết để trở thành người lớn lịch sự – thương lượng.
Gửi tới tất cả những ông bố bà mẹ, những người đã từng trải qua tuổi dậy thì và đặc biệt là các teen đã độ tuổi ẩm ương này cuốn sách thú vị của cô Lan Anh, một cuốn sách “tuy nhỏ mà có võ” không thể thiếu trong tủ sách gia đình.
Mua sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì” khoảng 71.000đ đến 76.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì Fahasa” tại đây
Đọc sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì ebook pdf
Để download “sách Bí Quyết Thương Lượng Cho Tuổi Dậy Thì pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Cuộc Chiến Tuổi Dậy Thì
- Viết Cho Con Tuổi Dậy Thì
- Tuổi Dậy Thì Nói Gì Với Con
- Hãy Nở Đi Bông Hoa Của Tôi – Mọi Điều Bạn Gái Cần Biết Về Tuổi Dậy Thì
- Những Cô Gái Mỹ – Mạng Xã Hội Và Cuộc Sống Thầm Kín Của Tuổi Dậy Thì
- Khẩu Thị Tâm Phi
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free