Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

Giới thiệu sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười – Tác giả Hồ Anh Thái

Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

“Tây nào đến cà phê đường tàu vào giờ tàu không chạy qua thì biết ngay đấy là kẻ du lịch không chuyên. Đám chuyên nghiệp thì đã truyền nhau giờ tàu chạy. Phải đến đúng giờ thì mới được rung, mới chụp được cái ảnh tàu chạy qua, cảnh “máy bay địch đã bay xa, mọi sinh hoạt trở lại bình thường”, dân lại từ trong nhà ào ra đặt bàn ghế ăn uống ngay trên đường tàu. Chuyên nghiệp hơn nữa, bên u – Mỹ đã có sách du lịch Việt Nam in hẳn giờ tàu chạy qua khu vực này, ghi rõ ngày có mấy chuyến.

Trong cuộc chuyện trò, có người đùa hỏi một giáo sư người Đức, ông đến Hà Nội thì đã đi xem khu cà phê đường tàu ở Điện Biên Phủ, Phùng Hưng chưa. Giáo sư lắc đầu, tôi có nghe miêu tả và xem ảnh các quán cà phê ở đấy rồi, nhưng tôi sẽ không bao giờ đến đó. Dù thế nào đi nữa, dựng những quán cà phê rung ở đấy, trang trí đẹp mắt cho nó cũng chỉ là một ý tưởng sáng tạo của người bản xứ nhưng mang tính thực dân mà thôi.”

Tập tiểu luận Bắt đầu cất lên tiếng cười của nhà văn Hồ Anh Thái, với những góc nhìn độc đáo về các hiện tượng văn hóa và đời sống đương đại, có thể khiến người đọc bật cười, nhưng sau đó là ngẫm nghĩ khôn nguôi.

Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười
Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười
  • Mã hàng 8935235230071
  • Tên Nhà Cung Cấp Nhã Nam
  • Tác giả: Hồ Anh Thái
  • NXB: NXB Dân Trí
  • Trọng lượng: (gr) 360
  • Kích Thước: Bao Bì 20.5 x 14 cm
  • Số trang: 308
  • Hình thức: Bìa Mềm

Thông tin thêm về tác giả

Nhà văn, từng ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài, đã tham dự nhiều hội nghị nhà văn quốc tế ở các lục địa. Được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010).

Nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng được bổ nhiệm làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Phó đại sứ Việt Nam tại Iran và Indonesia.

Tiến sĩ văn hóa phương Đông, thỉnh giảng ở Đại học Washington và một số đại học nước ngoài.
Đã xuất bản hơn bốn mươi cuốn sách thuộc nhiều thể loại, sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng và ấn hành ở nhiều nước.

2. Đánh giá Sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

Đánh giá Sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười
Đánh giá Sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

1 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

2 Sách chất lượng in rất đẹp. Giấy màu rõ nét. Giao hàng siêu nhanh. Rất ưng so với mức giá.

3 Sách hay in đẹp, giao hàng nhanh, riêng về sản phẩm về sách thì tiki là nhất rồi nè, cho 5* nhé, hình ảnh minh họa vì mình lười chụp quá.

4 Sách đẹp bọc cẩn thận. Nội dung hay nè.  Shop giao nhanh. Mình mua sale cũng đc giá tốt. Sẽ ủng hộ.

Review sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

Review sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười
Review sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười

Trích đoạn sách hay

Khoe ảnh người ốm

Thỉnh thoảng trên facebook của ai đó lại xuất hiện những tấm ảnh đáng sợ. Đúng là đáng sợ. Những nhạc sĩ nhà thơ danh tiếng một thời, những nghệ sĩ những mỹ nhân lộng lẫy một thời, giờ về già gương mặt biến dạng, mồm miệng méo xệch, chân tay run rẩy co quắp. Người đến thăm kể chuyện vừa đi thăm về, chụp ảnh đưa lên để chứng minh là mình có đi thăm thật. Kể rằng người nổi tiếng này giờ không còn nhận ra ai nữa. Kể rằng người nổi tiếng kia trong đau ốm vẫn nhớ những kỷ niệm xưa. Kể rằng mang đến biếu người đau ốm nọ một ít thuốc và một ít tiền. Vân vân.

Không khó gì mà không nhận ra có mấy loại người đi thăm kiểu ấy:

1. Những người thực sự thương cảm bạn bè, muốn đưa tin lên cho nhiều người cùng biết để chia sẻ.

Tuy nhiên việc họ đưa ảnh người đau ốm lên là vụng về, thiếu chín chắn, làm hỏng hình ảnh của người nổi danh một thời. Đấy là những người của công chúng, hình ảnh tài hoa và đẹp đẽ của họ đã in dấu trong tâm trí nhiều thế hệ. Hình ảnh ấy phải được trân trọng và giữ gìn.

2. Những người thích thú vì dính với người nổi tiếng và muốn khoe khoang về sự dính líu ấy.

Sự háo danh lộ liễu hoặc ngấm ngầm của kiểu người này khiến họ có hành vi lố bịch. Thời danh nhân còn trẻ khỏe thì đâu phải là bạn bè thân thiết gì. Nhưng bây giờ đến thăm thì giọng kể bùi ngùi như là có thể sẽ cửa san nhà. Kể: chuyện trò một lát, tôi lấy ra cái phong bì dúi vào tay bạn như bạn bè vẫn làm với nhau từ thuở nào, tôi biết người ốm đau sống bằng đồng lương hưu là chật vật lắm.

Kể công tưởng là khéo mà vẫn phô: muốn cho cả làng biết là mình đến và cho người ốm tiền. Còn gài thêm cái ý, tặng tiền từ cái thời “bạn bè thuở nào”. Cái phong bì chẳng biết được bao lăm, nhưng trong sâu xa chắc là một thứ kinh phí để tiếp thị rằng ta đây thân thiết với người ốm. Xin bình thêm: bạn bè đích thực thì không ai chụp ảnh bạn trong tình trạng xấu xí để phơi lên mạng.

3. Kẻ đến thăm và phổ ảnh lên cũng có thể là kiểu người mắc hội chứng đi thăm người ốm để tự thỏa mãn ngấm ngầm rằng mình may mắn. May, mình không ốm đau như kẻ đang run giật ra kia, xanh mét ra kia, lờ đờ mất trí nhớ như kia. Nếu hả hệ nghĩ là mình may, thì đây là người vô minh, vì bệnh tật cũng đang chờ họ, và chờ tất thảy, không ai thoát được sinh lão bệnh tử.

4. Cuối cùng là loại người vô cảm.

Họ khoe rằng đi thăm bạn, nhưng thực lòng họ chẳng yêu ai thân ai. Người danh tiếng một thời giờ mặt mũi biến dạng, mất trí nhớ, đang quần đùi may ô ngồi trong nhà mình thì họ ập vào. Bệnh nhân không kịp thay quần áo, tình trạng run rẩy như thế thì giơ cái tay lên còn khó nói gì thay quần áo. Thế là cứ để nguyên bạn như thế mà giờ điện thoại lên chụp ảnh. Một nữ thi sĩ xinh xắn ngày xưa giờ ngơ ngẩn như tâm thần. Một nhà văn uyên bác ngày xưa giờ áo quần xỘC xệch như hành khất. Chụp. Chụp xong chưa thỏa. Bắn ngay lên facebook. Trên đường về cười nói hả hê.

Nếu là bạn bè thực sự, chắc chắn sẽ rất đau xót nhìn thấy cảnh sa sút xấu xí của bạn, nhất là bạn ấy lại là người của công chúng. Nếu là bạn đích thực thì chỉ đến thăm mà thôi, không ảnh ót không phây phiếc. Chỉ có người vô cảm mới có thể giơ máy ảnh lên chụp mà không ghê tay, chỉ người nhẫn tâm mới bắn những bức ảnh kiểu ấy lên mạng mà không đau đớn.

Khi bị trách về những tấm ảnh bởi bác, đám người kia thường chống chế: tôi thương bạn, tôi muốn đưa ảnh lên để cho bạn bè xa cùng biết để chia sẻ, để xã hội biết mà có nghĩa cử. Ngụy biện! Xã hội có kênh riêng để giải quyết, không cần đến những tấm ảnh của họ.

Và họ còn thêm lý do: chính người ốm cũng muốn được chụp ảnh và gửi thông tin như vậy.
Không đâu, về phía người ốm, cũng có mấy dạng:

1. Kiểu người khi thấy có người đến thăm thì thích thú.

Tuổi cao sức yếu, bạn bè vơi dần, con cháu không mặn mà giao tiếp. Lâu lâu có người quen đến thăm thì cũng phấn khởi, cũng cho chụp ảnh. Vui quá mà quên mất cái thiệt hại cho mình.

2. Kiểu người không thích cho thăm hỏi, nhưng bất lực.

Đang nằm bẹp trên giường bệnh, đâu ngăn được ai ra ai vào, ai chụp ảnh. Đang run rẩy hoặc mất trí nhớ, biết gì đâu mà kháng cự. Kẻ kia lại cứ lăn xả vào bên cạnh, tạo dáng để chụp ảnh, không quên chụp cả cái phong bì, rồi sử dụng ảnh ấy làm gì thì cũng chịu.

3. Kiểu người tự trọng, kiên quyết từ chối.

Một nhóm đến nhà dưỡng lão thăm mấy nghệ sĩ điện ảnh giờ đã trên dưới tám mươi. Một mỹ nhân sau tai biến não, giờ méo mồm không nói được. Một kép đẹp lừng lẫy ngày xưa giờ run rẩy ngồi cạnh. Hai người ấy được hộ lý dìu ra để gặp bạn cũ. Còn một mỹ nhân nữa nhất định không ra. Nhờ hộ lý vào thuyết phục thế nào cũng chỉ gửi lời cảm ơn, lấy lý do đang mệt. Thực sự đấy là người còn đủ lý trí, còn đủ sức để từ chối. Đấy là người tự trọng và còn biết cố gắng giữ gìn hình ảnh của mình trước công chúng. Họ tự biết đến tuổi nào thì nên lùi lại đứng khuất sau màn ảnh, sau cánh gà sân khấu.

Một nhà văn nữ có mẹ là nhà thơ cao tuổi, bị bệnh liệt rung và mất trí nhớ. Chị thường từ chối, không cho mọi người đến thăm mẹ, thăm nom lúc khỏe là đủ rồi, bây giờ bà được con cháu chăm sóc chu đáo, sống bình yên trong không gian phù hợp với bà, không cần ai ra vào thêm nữa. Đấy là cách giữ hình ảnh cho người nổi tiếng và cũng là để giữ cho công chúng.

Nhiều người bị chị từ chối vào thăm người mẹ lúc bà gần đất xa trời, quay lưng đi nói nhiều câu thậm tệ, cay cú vì họ có nhu cầu phải nhìn tận mắt người đấy già ốm thế nào để kể và tả lại cho người khác nghe. Chị bảo, chị biết rõ những người đến thăm cũng chỉ thuộc một trong bốn kiểu người kể trên, thậm chí tệ nhất là kiểu người số 4.

Thôi, xin cảm ơn, chị nói, xin để cho người ốm được bình yên.

Mua sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười” khoảng 89.000đ đến 101.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười Fahasa” tại đây

Đọc sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười ebook pdf

Để download “sách Bắt Đầu Cất Lên Tiếng Cười pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *