Chú Bé Rắc Rối

Giới thiệu sách Chú Bé Rắc Rối – Tác giả Nguyễn Nhật Ánh

Chú Bé Rắc Rối

Không biết các bạn như thế nào, chứ tôi thì tôi chưa từng lo cho ai bao giờ. Tôi lo cho chính tôi còn chưa xong nữa là. (mới mở đầu truyện thì nhân vật chính đã tâm sự như vậy rồi, nghe thấy “Rắc Rối”). Thực sự thì làm sao, vẫn là giọng văn “đọc tức cười”, cách thắt nút, mở nút đầy bất ngờ của tác giả dẫn ta đi hết rắc rối này đến rắc rối khác. Đọc rắc rối nhưng mà thấy thú vị.

Chú Bé Rắc Rối
Chú Bé Rắc Rối

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chú Bé Rắc Rối
  • Mã hàng 8934974158585
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
  • NXB: NXB Trẻ
  • Trọng lượng: (gr) 200
  • Kích Thước: Bao Bì 12 x 20
  • Số trang: 182
  • Hình thức: Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Chú Bé Rắc Rối

Đánh giá Sách Chú Bé Rắc Rối
Đánh giá Sách Chú Bé Rắc Rối

1 Như mọi khi, văn của Nguyễn Nhật Ánh luôn gần gũi với độc giả. Tác phẩm khá hay. Mình đặc biệt rất thích tình bạn của hai nhân vật Nghi, An và tình cảm anh em của nhỏ Ái với Nghi. Câu chuyện bắt đầu với việc cô giáo Nga phân công Nghi làm đôi bạn cùng tiến với An, từ đầu cả hai đơn giản chỉ là bạn cùng lớp nhưng sau khi "học chung" với nhau cả hai dần trở thành đôi bạn thân cùng nhau cùng nhau rong chơi trong những buổi học kèm. An lúc đầu rất lười biếng luôn coi anh Dự là thần tượng nhưng sau đó lại trở thành một cậu bé biết lo học trưởng thành hơn. Nghịch ngợm, dễ thương, tình cảm là những gì mình thấy trong câu chuyện Chú Bé Rắc Rối. Nghi được cô giáo nhờ kèm An học, nhờ đó Nghi và An trở thành một cặp bạn thân đáng ngưỡng mộ. Hai cậu bạn này rất là gan dạ và mạo hiểm, nhất. An là một người người học kém và nhác học, nhờ mưu trí của mình đã rủ được Nghi đi xem phim, chơi đố vui, đá bóng …. Để tránh những buổi học chung. Bị cô giáo và các bạn phát hiện nhưng An vẫn không sửa đổi. Sau cuộc khám phá lò thịt thì An đã thay đổi hơn. Mình cho câu chuyện này năm sao

2 Bìa cứng. giấy mịn và thơm. Đóng gói cẩn thận, sách không bị bóp méo. giá cả rẻ hơn mình mua bên ngoài. nên mua nha các bạn.

3 Truyện của Nguyễn Nhật Ánh trên Tiki bao giờ cũng làm mình hài lòng.Chất lượng giấy tốt,sách mua về còn mới tinh,ko bị bong tróc ở gáy như mua ở mấy chỗ khác và còn dc bọc nữa.Quá tuyệt vời lun.

4 Mk rất hài lòng luôn.vừa rẻ đọc hay mà còn rẻ nữa.vừa giá tiền .mk sẽ ủng shop nữa.

5 Tiki giao hàng nhanh. Mình đặt 7h tối hôm trước mà sáng hôm sau đã nhận được sách. Sách mới nguyên, không bụi bẩn, trầy xước. Cảm ơn rất nhiều.

Review sách Chú Bé Rắc Rối

Review sách Chú Bé Rắc Rối
Review sách Chú Bé Rắc Rối

Trích Chương 1 – Chú bé rắc rối

Không biết các bạn thế nào, chứ tôi thì tôi chưa từng lo cho ai bao giờ. Tôi lo cho chính tôi còn chưa xong nữa là. Thật đúng hệt như má tôi nhận xét:

Thân mày, mày còn không biết lo, chẳng hiểu khi lớn lên mày làm được việc gì!

Đó là những lời má tôi than vãn trong lúc đang kỳ cọ tắm rửa cho tôi. Mà tôi thì nào có nhỏ nhít gì, mười ba tuổi rồi, học sinh lớp bảy đàng hoàng đấy chứ. Nói cho đúng ra thì tôi thích tự mình tắm hơn, tha hồ vùng vẫy, nghịch nước bao lâu tùy thích, chẳng ai cấm cản. Nhưng tôi thích là một chuyện, còn má tôi có thích hay không lại là một chuyện hoàn toàn khác. Mỗi lần tôi từ nhà tắm bước ra, đầu cổ còn ướt mem, chưa kịp lỉnh ra sân chơi là má tôi đã chộp ngay lấy tay tôi, kéo lại gần:

Lại đây má coi nào !
Thế là tôi đành phải bấm bụng đứng lại và cố tâm ưỡn ngực ra, bởi vì đó là chổ tôi kỳ cọ kỹ lưỡng nhất. Nhưng vốn biê”t thừa âm mưu của tôi, má tôi chỉ nhìn lướt qua ngực tôi một cái rồi lập tức xoay người tôi lại.

Trời ơi, con tắm hay là con nhúng nước vậy hả con? Coi cái cùi tay mày kìa, đất bám một lớp đen sì sì trông phát gớm ! Rồi sau mép tai nữa, rồi hai cái đầu gối… Mày để dành đất cất nhà hả con?
Rờ tới đâu, má tôi la trời tới đó. Cuối cùng, bao giờ má tôi cũng hạ lệnh:

Thôi, vô đây tôi tắm lại cho ông tướng !
Má tôi dang hai tay lùa tôi vô nhà tắm như lùa một con heo sổng chuồng, khiến tôi không tài nào chạy trốn. Tôi vừa đi thụt lùi vừa nhăn mặt. Làm ông tướng trong trường hợp này chẳng khoái chút nào. Mặc cho tôi la oai oái, má tôi cứ cặm cụi kỳ cọ cho đến chừng nào da tôi đỏ ửng lên mới thôi.

Nhỏ Ái, em gái tôi, cũng chẳng anh hùng gì hơn tôi. Mỗi lần má tôi tắm cho nó, nó đều la toáng lên như cháy nhà. Miệng nó nhỏ xíu mà nó la nghe muốn bể trời. Vậy mà đến phiên tôi la, nó nấp ngoài cửa cười khọt khẹt y như khỉ đột, thiệt dễ tức !

Thiệt ra tôi chẳng phải là đứa lười biếng. Bằng chứng là tôi học hành rất đàng hoàng. Tôi là học sinh tiên tiến mấy năm liền. Nhờ vậy mà mỗi lần tôi làm hỏng việc gì, bà tôi thường bênh tôi:

Thôi, rầy nó làm chi ! Có tài phải có tật chớ ! Dòng họ nhà mình đâu có được mấy đứa thông minh sáng láng như nó.
Tôi chẳng biết tôi thông minh sáng láng ở chổ nào nhưng nghe bà tôi bốc tôi lên mây, tôi sướng rơn bụng. Nhưng ba tôi làm tôi cụt hứng:

Tài gì nó ! Lớn tồng ngồng rồi mà rửa ba cái ly cũng đập bể !
Bà tôi tiếp tục bào chửa cho tôi, mặc dù giọng đã bớt hăng hái:

Thì đầu óc nó để hết vô sách vô vở, còn đâu lo chuyện khác !
Má tôi đứng về phía ba tôi:

Má cứ nói vậy cho nó hư ! Ngay ở trường nó, người ta cũng dạy học tập đi đôi với lao động, chớ có ai học suông mà không biết làm đâu !
Tới đây thì bà tôi xuôi xị:

Tao nói là nói vậy…
Ở chiến trường, khi đầu hàng thì người ta giương cờ trắng, còn bà tôi khi đầu hàng thì “tao nói là nói vậy”. Mỗi lần nghe câu đó, tôi tuyệt vọng hiểu rằng chẳng còn trông mong gì vào sự che chở của bà nữa.

Kết luận về tôi, ba tôi nói:

Cái thằng tính hời hợt.
Má tôi thì bảo:

Cái đồ bộp chộp !
Còn bà tôi trước sau như một:

Ít thấy đưá nào thông minh sáng láng như nó.
Nhưng bà tôi lại thuộc về phe thiểu số. Phải chi ông còn sống, ắt ông sẽ ủng hộ bà tôi ! Lúc nào làm gì sai quấy, tôi thường ao ước như thế.

Trong những cuộc tranh luận về tính cách, phẩm chất của tôi, nhỏ Ái bao giờ cũng đứng ngoài cuộc. Nó nhỏ hơn tôi có một tuổi mà nó khôn hết biết. Tôi biết chắc chắn hễ nó mở miệng ắt nó sẽ chê tôi tối mày tối mặt. Nó rất là “ăn rơ” với má tôi. Nó giống hệt má tôi từ cử chỉ, dáng điệu, đến giọng nói, tính tình. Ai cũng bảo vậy. Nhưng khi nghe mọi người bình phẩm về tôi, nó ngồi im re. Nó sợ phát biểu linh tinh, tôi sẽ trả thù nó bằng cách cốc nó sói trán khi kèm nó học.

Trước nay, không bao giờ tôi chỉ nó học được tới mười lăm phút. Kể ra thì lúc mới ngồi vô bàn, tôi cũng còn “anh anh em em” với nó được một hồi, nhưng hễ giảng tới giảng lui hai, ba lược mà nó chưa hiểu là tôi đâm nổi sùng. Thế là kèm theo mỗi lời giảng là một cái cốc. Thoạt đầu còn cốc nhè nhẹ, dần dần về sau tôi nện thẳng cánh. Tôi “giảng” tận tình đến nổi nhỏ Ái chịu hết xiết phải khóc thét lên. Âm thanh khủng khiếp của nó khiến cả nhà náo loạn như có giặc. Bà tôi từ trên gác phóng xuống, ba tôi từ phòng làm việc chạy sang, còn má tôi thì vứt bàn chải vào thau quần áo, đâm bổ từ nhà tắm ra, vội vàng đến nổi suýt va đầu vào cạnh tủ kê sát lối đi. Còn tôi thì chui tọt xuống gầm bàn, bất chấp tư cách “thầy giáo” của mình.

Nấp chung với tôi dưới gầm bàn là con Mi-nô. Thoạt nghe nhỏ Ái la trời, nó sợ hãi cụp đuôi lại. Đến khi thấy tôi còn hốt hoảng hơn nó, nó khoái chí vẫy đuôi lia lịa.

Nhưng người ta làm ra bàn ghế là để ngồi chứ không phải để chơi trò trốn tìm nên lần nào tôi cũng bị phát hiện nhanh chóng. Và sau đó, tất nhiên là tôi bị ba má tôi xát cho một trận nên thân về cái tính cộc. Còn bà tôi thì bao giờ cũng bắt đầu bằng câu:

Thôi, rầy nó làm chi !
Và kết thúc bằng câu:

Tao nói là nói vậy !
– o O o –

Tính tôi như vậy, ai dè năm nay cô Nga, giáo viên chủ nhiệm lớp tôi, kêu tôi giúp đỡ cho thằng An học tập. Thiệt là chuyện tréo ngoe. Thực bụng tôi chẳng muốn chút nào nhưng cả lớp ai cũng vậy, cứ một đứa khá “lãnh” một đứa kém, nên tôi không thoái thác vào đâu được.

An lớn hơn tôi hai tuổi và cao hơn tôi cả nửa cái đầu. Năm ngoái, nó ngồi ở bàn chót dãy bên kia. Chẳng hiểu sao đầu năm nay, nó lại lọt qua dãy bên này và ngồi ngay sát nách tôi. Nó là con nhà khá giả, lúc nào tiền bạc cũng rủng rỉnh. Cứ đến giờ ra chơi là thấy nó ngồi ngay ở căn-tin, mồm chóp chép hết món này đến món khác. Tiêu xài thì vậy, nhưng học tập thì nó chẳng ra sao cả. Ở lớp, nó học hành rất lơ là thiếu điều các môn. Năm vừa rồi nó phải thi lại, may mà không bị lưu ban. Đã vậy, khi giáo viên dạy phụ đạo thêm, nó lại trốn biệt. Thầy Sơn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp sáu, gửi sổ liên lạc về nhà nhắn má nó lên để bàn việc học của nó, má nó cũng phớt lờ. Thầy Sơn đến tận nhà tìm, má nó “lặn” mất. Thầy vẫn không nản, tới nhà nó cả chục lần. Và cuối cùng, thầy cũng gặp được má nó.

Không kịp nghe thầy trình bày hết chuyện, má nó chắp hai tay trước ngực, than vãn:

Trăm sự nhờ các thầy cô dạy bảo cho cháu. Đã gửi cháu đến trường là chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào các thầy các cô. Cháu có hư hỏng, nghịch phá gì thì các thầy các cô cứ la cứ đánh. Chứ chúng tôi suốt ngày lo làm ăn buôn bán, chạy cơm chạy gạo, chẳng còn thì giờ đâu mà dạy dỗ cháu được. Thôi, thầy cô thông cảm, chúng tôi đã giao phó cháu cho nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm với cháu. Chúng tôi rất biết ơn. Bây giờ xin lỗi thầy, tôi phải chạy ra chợ ngay, mong thầy bỏ qua…
Nói xong, má nó xách giỏ đi mất. Thầy Sơn chỉ còn biết ngó theo, lắc đầu.

Bữa đó, cùng đi với thầy là nhỏ Tuyết Vân, lớp phó học tập. Hôm sau vô lớp, nó thuật y lại khiến ai nấy cười ầm. Nếu tôi là thằng An thì tôi đã gây sự với nhỏ Tuyết Vân, hoặc ít ra tôi cũng mắc cỡ đỏ bừng mặt. Nhưng thằng An cứ tỉnh khô, thậm chí nó còn nhe răng cười khì khì.

Do “tiểu sử” thằng An như vậy nên khi cô Nga nêu tên nó lên, không đứa nào dám nhận “đỡ đầu”. Cô Nga phải bàn bạc với ban chỉ huy chi đội và ban cán sự lớp, và rốt cuộc chỉ định tôi. Lý do là tôi ở gần nhà An và trong lớp hai đứa cũng ngồi cạnh nhau.

Khi nghe cô Nga tuyên bố như vậy, tôi bủn rủn cả người. Thoạt đầu tôi định đứng dậy từ chối nhưng rồi suy đi tính lại tôi biết có từ chối cũng không được, vả lại An ngồi ngay cạnh tôi, dù sao trước nay hai đứa cũng đã chuyện trò qua lại, bây giờ tôi mở miệng chê nó thì kỳ. Vì vậy nên tôi ngồi im, chỉ có nét mặt là lộ vẻ khó chịu.

Thằng An không thèm để ý đến chuyện đó, nó day qua tôi:

Bây giờ mày là thầy tao hén?
Tôi cau mặt:

Thầy bà quái gì !
Rồi nhận ra sự bực dọc vô lý của mình, tôi dịu giọng:

Chỉ là bạn bè giúp đỡ nhau học tập thôi !
An khịt mũi, bình luận:

Giúp đỡ học tập thì có khác chi làm thầy !
Thấy nó cứ khăng khăng phong tôi làm thầy, tôi vừa bực mình lại vừa thinh thích. Kệ nó, cái thằng đần này, cãi nhau với nó làm chi cho mệt xác ! Tự nhiên nó lại thành “cục nợ” của mình, chán ơi là chán ! Tôi cứ loay hoay với ý nghĩ phiền muộn đó đến tận giờ ra chơi.

Trống vừa đánh “thùng, thùng” là lớp học nhốn nháo hẳn lên. Đợi cho cô giáo vừa bước ra khỏi cửa, mấy đứa ngồi bàn đầu đã nhanh chân tót ra ngoài.

Tôi vừa đứng lên thì thằng Phước ngồi bàn trên đã khom mình moi trái bóng trong gầm bàn ra và quay lại nháy mắt với tôi. Tôi hí hửng gật đầu. Nhưng chưa kịp đi theo Phước thì An đã kéo tay tôi:

Đi ăn xôi với tao !
Từ trước đến nay, An cũng rủ tôi đi ăn quà hai, ba lần (tất nhiên là nó đãi tôi) nhưng lần này tôi cảm thấy ngài ngại làm sao, mặc dù vừa nghe tới chữ “xôi” bụng tôi đã réo lên ầm ầm. Vừa nhận lời “đỡ đầu” cho nó, bây giờ lại đi ăn xôi của nó, tôi thấy kỳ kỳ. Nghĩ vậy, tôi liền nuốt nước bọt đánh ực một cái và dũng cảm lắc đầu:

Thôi, tao không đi đâu !
Đi với tao cho vui !
Bất chấp lời từ chối của tôi, An vừa nói vừa kéo tuột tôi ra cửa. Một phần vì nó khỏe hơn tôi, phần khác do tôi không quyết tâm trì lại cho lắm nên thoáng một cái hai đứa đã có mặt ở căng-tin.

Ăn xôi xong, An kêu thêm hai ly đá chanh. Lần này thì tôi mặc nó. Gói xôi đã làm tôi nhụt chí khí “đấu tranh”. Vả lại, ăn xong thì phải uống, đó là lẽ tự nhiên ! Tôi nhủ bụng như vậy và bưng ly nước uống ngon lành.

Nhưng chẳng lẽ cứ ăn uống mà không nói với nó một tiếng về chuyện học tập. Tôi vừa nghĩ ngợi vừa liếc An. Nó ngồi quay mặt ra sân, miệng vừa uống nước vừa nhai đá rào rạo còn mắt thì nhình tận đẩu tận đâu, dường như nó chẳng nhớ gì về chuyện “đôi bạn cùng tiến” hồi nãy.

Tôi chặc lưỡi:

Vậy là bắt đầu từ tuần này tao và mày học chung với nhau hén?
An quay lại. Nó nheo mắt:

Gì gấp vậy? Chừng nào học chẳng được !
Tôi ngại nhiên:

Chừng nào là chừng nào?
Nó phun cục đá trong miệng ra:

Thì tuần tới. Cũng có thể là tuần tới nữa.
Sao lâu dữ vậy?
Lâu gì mà lâu ! Cũng phải có thì giờ cho tao chuẩn bị đầu óc chớ ! “Rụp” một cái học liền đâu có được !
Trời ơi, cái thằng ngó vậy mà dễ thương hết biết ! Nó “học” thì dở mà sao “chuẩn bị học” coi ngon lành quá xá ! Nhờ vậy mà tôi có thể nấn ná thêm it’ lâu nữa, chưa vội gì dính vô “cục nợ” cho mệt. Đúng rồi, chuyện học tập chứ đâu phải chuyện giỡn chơi, nhào vô “rụp” một cái là hỏng bét !

– o O o –

Kể từ hôm đó, tôi và An tự nhiên chơi thân với nhau mặc dù không đứa nào nhắc đê”n chuyện giúp đỡ nhau học tập. Trong khi các cặp khác lúc nào cũng túm tụm lại ở góc lớp hay ở các gốc cây trong sân trường để cùng giải bài tập hay truy bài lẫn nhau, thì hai đứa tôi cứ kè nhau đi đá bóng, tâng cầu hoặc ngồi đấu láo trong căng-tin.

Những hành vi của hai đứa tôi không lọt khỏi mắt của thằng Nhuận, phân đội trưởng kiêm tổ trưởng tổ hai, tức tổ học tập của chúng tôi. Nó lộ vẻ nghi ngờ:

Tụi mày về nhà có học chung với nhau không đó?
Tôi nhanh nhẩu:

Có chớ ! Ngày nào lại chẳng học chung !
Nhuận trợn mắt:

Cái gì ! Ngày nào cũng học à?
Biết mình hố, tôi cười xởi lởi:

À không, tụi tao chỉ học với nhau vào chiều thứ năm và chiều thứ bảy thôi.
Nhuận vẫn chưa tha:

Sao ở lớp chẳng bao giờ thấy tụi mày giở tập ôn bài hết vậy?
Tôi ưỡn ngực:

Chỉ những đứa kém mới phải ôn bài tại lớp, còn tụi tao thuộc nhão ở nhà rồi !
Thấy điệu bộ oai phong lẫm liệt của tôi, Nhuận không truy nữa nhưng rõ ràng nó chưa tin tôi lắm. Bằng cớ là trước khi bỏ đi, nó đe:

Được rồi, hôm nào tao sẽ đến nhà tụi mày kiểm tra coi sao !
Nói chuyện với thằng Nhuận, tôi làm bộ “cứng” như vậy nhưng trong bụng đã thấy run. Nghe nó dọa, tôi càng chột dạ. Ngay hôm sau, tôi giục An:

Phải học chung với nhau ngay tuần này, mày ạ ! Thằng Nhuận mới hỏi thăm sức khỏe tụi mình đó !
Trước vẻ mặt hớt hải của tôi, An tỉnh khô:

Từ từ đã !
Tôi nóng nãy:

Từ từ gì nữa ! Từ bữa đó đến nay hơn một tuần rồi !
An vẫn phớt lờ:

Tao chưa kịp chuẩn bị.
Tính cù cưa cút kít của An không còn làm tôi “cảm động” nữa. Tôi nhăn nhó:

Thì chuẩn bị lẹ lẹ lên !
Nó nheo mắt nhìn tôi:

Bộ mày sợ thằng Nhuận hả?
Tôi đỏ mặt:

Sức mấy mà sợ !
Chỉ đợi có vậy, An vỗ vai tôi:

Vậy thì để tới tuần sau hẵng hay !
Tôi lo lo trong bụng nhưng lần này không dám giục. Giục nó, nó lại cho là tôi sợ thằng Nhuận. Thôi, vậy cũng được ! – Tôi tự trấn an – Chữ nghĩa thì nó nằm đó chớ có chạy đi đâu mà lo !

Nhưng dường như để chơi khăm tôi, ngay sau khi ra chơi vào, An lãnh ngay một con hai môn lý. Cô Phương gọi lên kiểm tra bài cũ, nó không trả lời được lấy một câu.

Nhưng khổ nỗi, mấy đứa trong ban cán sự lớp không nhìn thằng An mà lại quay đầu dòm tôi làm như chính tôi vừa bị điểm hai vậy. Thằng Nhuận ngồi bàn trên nghoảnh cổ nguýt tôi một cái dài cả cây số. Đồ con gái ! Tôi rủa thầm trong bụng.

Đang bực mình nên khi thằng An lò dò xách tập len vô chổ ngồi, tôi huých nó một cái vào hông:

Mày làm tao quê mặt !
Nó nhún vai:

Có gì đâu mà quê !
Sao lại không ! Chẳng lẽ xơi điểm hai mà mày không thấy mắc cỡ?
Xì, khối đứa không thuộc bài chớ đâu phải mình tao ! Tao chẳng thấy mắc cỡ gì hết ! Tao quen bị điểm kém rồi !
Cái thằng nói ngang như cua làm tôi phát chán. Quen gì không quen lại quen bị điểm kém ! Vậy mà nó cứ tỉnh rụi ! Kiểu này thì tới “tết Công-gô” chưa chắc tôi giúp cho nó khá lên được.

Khi ra về, thằng Nhuận đi sát bên tôi, khịa:

Ở nhà tụi mày thuộc nhão quá hén?
Tôi cau mặt lầm lì không đáp. Thằng An đang đi cạnh tôi, vọt miệng:

Cũng phải có thì giờ cho tao chuẩn bị chớ ! Học “rụp” liền một cái đâu có được !
Nghe luận điệu “cối xay cùn” của An, tôi đang làm mặt nghiêm cũng phải phì cười.

Nhưng Nhuận không cười, nó gật gù:

Vậy thì đợi tuần sau coi sao !
Nói xong, nó quẹo sang lối khác. Nhuận có tướng đi ẻo lả, giọng nói lại eo éo, tụi bạn trong lớp thường chọc nó là “con gái”. Vậy mà tính nết của nó thì ngược lại, cứng rắn, không hề biết nhượng bộ là gì, đánh võ tay và đánh võ miệng đều không thua ai. Năm ngoái, nó nổi tiếng học giỏi đồng thời cũng nổi tiếng đánh nhau. Đầu năm nay, từ khi được bầu vào ban chỉ huy trong đại hội chi đội, nó mới bắt đầu sinh hoạt gương mẫu và thôi trò đấm đá.

Tôi nhớ hồi mới vào lớp sáu, thấy điệu bộ yểu điệu của Nhuận, không biết tay nào phao tin nó là gái giả trai. Một lần, thừa lúc nó vào nhà vệ sinh, mấy tên nghịch tinh bèn rủ nhau rình xem khi đi tiểu nó đứng hay nó ngồi. Không dè nó biết được, vác gạch rượt mấy tên kia chạy vắt giò lên cổ.

Ai chớ nó đã nói là làm. Nó đã nói đến nhà thì đừng có hòng trốn. Thấy tôi tỏ vẻ rầu rĩ, An choàng tay qua vai, rủ:

Lo làm quái gì ! Đi uống xi-rô chanh với tao đi !
Nghe tới xi-rô chanh, bao nhiêu phiền muộn trong lòng tôi tan biến hết. Đang trưa nắng mà uống xi-rô chanh thì mát phải biết !

– o O o –

Thằng Nhuận nói “đợi tuần sau coi sao” thì ngay đầu tuần sau, thằng An cho nó coi liền. Trong giờ toán của cô Quỳnh Hoa, An xơi ngay một con hai nữa. Mà nào phải làm bài tập gì cho cam, đây chỉ là kiểm tra miệng thôi.

Nói cho công bằng thì không phải chỉ một mình nó bị hai, nhưng câu hỏi cô giáo đặt cho nó là những câu hỏi dễ nhất. Cô hỏi:

Em cho cô biết góc là gì?
Chúng tôi đã được học: Góc là một hình tạo bởi hai nửa đường thẳng cùng phát xuất từ một điểm. Vậy mà nó không thuộc. Lóng ngóng một hồi, nó đáp cầu may:

Góc là… một khoảng không gian nằm giữa hai cạnh.
Cô giáo nhăn mặt còn cả lớp thì mím môi nén cười. Cô hỏi tiếp:

Thế nào là hai góc kề nhau?
An lại bí. Trong khi tôi nhấp nhỏm như ngồi trên ổ kiến lửa thì nó nghểnh cổ ngó lên trần nhà làm như câu trả lời nằm đâu trên đó.

Thấy nó “chuẩn bị” lâu quá, cô giáo nhắc:

Thế nào, em trả lời được không?
Nó liếm môi, đáp:

Dạ, được ạ !
Rồi nó lại đứng im. Đợi một hồi, cô lại giục:

Sao lâu vậy?
Nó gãi đầu:

Thưa cô em đang nghĩ ạ ! Cô cho em nghĩ thêm chút xíu nữa !
Một vài đứa ngồi dưới đã bắt đầu cười hí hí khiến cô Quỳnh Hoa phải gõ thước xuống bàn ra hiệu im lặng. Cô Quỳnh Hoa năm ngoái không dạy lớp tôi nên cô chưa nắm “tẩy” thằng An, cô tưởng nó nghĩ ngợi thật. Trong khi đó, cả lớp đều biết nó chỉ làm bộ làm tịch như vậy thôi chứ trong đầu nó không có lấy một chữ.

Lần này cũng vậy, nghĩ đã rồi nó trả lời một câu ngang phè phè, y như muốn chọc tức cô giáo:

Thưa cô, hai góc kề nhau là hai góc nằm sát rạt bên nhau ạ.
Cả lớp cười rần rần, kể cả thằng Nhuận. Chỉ có cô giáo là không cười. Cô lắc đầu và vẫy tay cho nó về chỗ. Hồi chưa “dính” vô thằng An, tôi cũng rất khoái xem nó giễu hề trên lớp nhưng từ khi nhận nhiệm vụ giúp nó “cùng tiến” với tôi, tôi đâm ra khó chịu với những màn chọc cười kiểu đó.

Tôi gắt An:

Học không học, cứ làm hề !
Nó vuốt tóc:

Thì từ từ đã !
Thôi dẹp mày đi !
Tôi giận An, không thèm nói chuyện với nó suốt mấy tiết học còn lại.

Trưa hôm đó, lần đầu tiên tôi ra về bằng cổng sau. Đi cổng trước, tôi sợ phải đụng đầu với thằng Nhuận. Khổ ơi là khổ !

Mua sách Chú Bé Rắc Rối ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chú Bé Rắc Rối” khoảng 47.000đ đến 48.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chú Bé Rắc Rối Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chú Bé Rắc Rối Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chú Bé Rắc Rối Fahasa” tại đây

Đọc sách Chú Bé Rắc Rối ebook pdf

Để download “sách Chú Bé Rắc Rối pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *