Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

Giới thiệu sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ – Tác giả Đàm Hà Phú

Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

Ở Sài Gòn có một thứ không khí khác, không giống bất cứ nơi đâu, có lẽ được quánh đặc bởi bụi, khói, bởi mùi mồ hôi, mùi đồ ăn, bởi tiếng xe, tiếng người bởi muôn ngàn thanh âm, màu sắc… mà một khi đã quen hít thở với nó, bạn sẽ không bao giờ quên được, nếu không nói là khó mà rời xa được.

Ở Sài Gòn, đất dung nạp vào nó đủ mọi hạng người, từ anh trí thức hàn lâm đến chị bán trôn nuôi miệng đều cảm thấy đất này dễ sống hơn chỗ khác, từ giới nghệ sĩ có tài và bất tài đến mấy bà buôn thúng bán bưng đều nuôi mộng lập nghiệp nơi mảnh đất lắm người nhiều xe này. Tất cả đều có thể nhận mình là người Sài Gòn, hoặc không nhận cũng không sao, Sài Gòn không so đo xuất xứ của bạn, cơ hội và rủi ro chia đều cho mỗi người.

Từ Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ…, Đàm Hà Phú không ngừng dẫn chúng ta đi “tua” vòng quanh Sài Gòn, Sài Gòn của anh, Sài Gòn của chúng ta, một hành trình mà ở đó trang bị duy nhất của chúng ta là tình yêu đối với thành phố này, đối với tất cả những vẻ đẹp của nó.

Với Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ bản mới lần này, một lần nữa ta thực hiện “tua Sài Gòn” đó, một cuộc đi vẫn đầy thú vị và cảm xúc, bởi những gì xuất phát từ tình yêu thì không cũ bao giờ.

Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ là cảm nhận, là cảm xúc rất riêng, rất lạ, rất khác nhưng cũng rất thật của Đàm Hà Phú về Sài Gòn. Mà như anh từng nhận xét: “Với tôi khi đến một vùng đất khác, nghe một giọng nói khác tôi luôn cho rằng mình may mắn, giống như được nghe kể về một câu chuyện. Sài Gòn đối với tôi như một chốn khác với những con người khác, mỗi ngày, dù tôi vẫn ở đây hơn hai mươi năm nay, vì những câu chuyện ở Sài Gòn không bao giờ cũ. Giống như trò cá mưa cá nắng, ở mảnh đất hai mùa mưa nắng này, không ai chính xác biết ngày nào sẽ mưa, ngày nào sẽ nắng, Sài Gòn chỉ có một quy luật, luật để sống ở Sài Gòn là cái tình”.

Theo nhận xét của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Một tập sách ấm áp. Đọc Phú thấy đời đẹp, những vẻ đẹp ai cũng gặp một lần nhưng cuộc sống của họ không đủ chậm để giữ lại, để nâng niu. Ngang dọc khắp nơi, người viết tỉ tê kể cho ta những tấm chân tình trong cát bụi. Nhịp văn nhanh mạnh, rất chi là phóng khoáng. Tưởng đọc Phú là đọc chuyện nhưng cả văn cũng lôi cuốn, dí dỏm”.

Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ
Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ
  • Mã hàng 8934974171812
  • Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
  • Tác giả: Đàm Hà Phú
  • NXB: NXB Trẻ
  • Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
  • Trọng lượng: (gr) 400
  • Kích Thước Bao Bì: 20 x 13 cm
  • Số trang: 396
  • Hình thức: Bìa Mềm

2. Đánh giá Sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

Đánh giá Sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ
Đánh giá Sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

1 Sách đẹp. nội dung là tổng hợp của 2 quyển sách trước đó của tác giả Đàm Hà Phú. Văn phong bình dị gần gủi, miêu tả nét chất phác, mộc mạc và dễ thương của nhịp sống, con người ở Sài gòn. Nếu có dịp đến Sài gòn bạn sẽ hiểu hơn cảm nhận sâu hơn về những gì mà quyển sách mô tả.

2 Do chưa đọc hết nên mình chỉ đánh giá chung chung thôi. Sách tương đối dày, có bookmark. Giấy láng mịn nhưng mỏng nên thấy được chữ của trang in bên kia nên không thích lắm. Nội dung thì bình dị với nhiều câu chuyện nhỏ, nó hấp dẫn bởi những con người hết sức đời thường nhưng hào sảng và tốt bụng. Đọc để biết và tin vào tinh thần và tấm lòng của Sài Gòn.

3 Sách chủ yếu là viết những câu chuyện nhỏ. Có Sài Gòn và cũng có 1 chút miền tây. Nếu bạn nào yêu Sài Gòn hoặc muốn tìm hiểu về SG,… thì cuốn này đáng mua nha. Những câu chuyện ấm áp lắm, đọc mà cười tủm tỉm luôn á.

4 Mình đã có cuốn Chuyện nhỏ Saigon phát hành trước đó, và đây lần thứ cuốn thứ 2 mình có. Chỉ là những mẫu truyện nhỏ của cuộc sống hằng ngày ở Saigon được tác giả gói lại trong cuốn sách, như thấy tất cả Saigon ở trong đó. Ấm áp đến cay mắt luôn.Đọc như nuốt từng câu chữ vì quá đỗi thân thương và đậm đặc mùi của Saigon.

5 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung oke.

Review sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

Review sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ
Review sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ

Nếu bất chợt được hỏi “Điều gì khiến bạn thương Sài Gòn nhiều đến vậy?” thì chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ vì những câu trả lời trong “Chuyện nhỏ Sài Gòn bao nhớ “. Hãy để tác giả Đàm Hà Phú dẫn bạn đi một vòng Sài Gòn, nghe từng câu chuyện để hiểu thêm về mảnh đất dễ thương này nhé.

Ở Sài Gòn

” Tôi sinh ra ở Hà Tĩnh , lớn lên ở Nha Trang và ddihj cư ở Sài Gòn từ năm 18 tuổi đến giờ, 5 lần 7 lượt muốn viết một cái gì đó về Sài Gòn nhưng tôi viết rồi lại ngưng. Tôi đã ở thành phố này 20 năm, tôi viết nhiều vậy mà chưa viết về Sài Gòn , kể cũng là thiếu.

Sài Gòn là mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta luôn nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Người ta thương Sài Gòn bằng một thứ tình cảm mơ hồ nhưng mãnh liệt đến ngạt thở, nhưng như kiểu một thứ tình nghĩa khác, không hẳn là tình quê hương.

Tôi đến Sài Gòn lần đầu tiên năm 1991, trên một cái xe cấp cứu . Không phải xe cấp cứu chở tôi, là tôi quá giang xe một cấp cứu chở một bệnh nhân viêm màng não từ bệnh viện Khánh Hòa chuyển viện vào Sài Gòn. Tôi nhớ như in khi người tài xế lần đầu vào Sài Gòn đã đi đường một chiều và bị hàng loạt xe gắn máy suýt đụng phải , đó là lần đầu tiên cả tôi và anh tài xế có khái niệm “đường một chiều” , lúc đó tôi vẫn luôn tự hỏi là những người muốn đi chiều ngược lại của con đường thì họ sẽ đi thế nào. Sau này thì tôi biết , những con đường ở Sài Gòn như sông, đôi khi để trở về chỗ cũ , bạn phải xuôi theo một con sông khác.

Tôi nhớ mình đã tháo cái nhẫn hai chỉ vàng trên tay để nhét vô vớ vì nghe nói cướp ở Sài Gòn sẵn sàng chặt tay bạn chỉ để cướp đồ vàng. Sài Gòn, với tôi ngày ấy, như một chốn náo nhiệt nhiều hiểm nguy và cạm bẫy, như một cái chợ khổng lồ , nơi mà bạn nghĩ mình sẽ đến khi đủ 18 tuổi.

Ngày đó, ấn tượng đầu tiên của tôi là Sài Gòn quá lớn và quá đông.

Tôi bây giờ, ấn tượng của tôi cũng vẫn là Sài Gòn quá lớn và quá đông.

Sài Gòn lớn. Nó hẳn là lớn hơn cả Singapore hay HongKong. Từ ruộng đồng Hóc Môn mênh mông ra đến biển Cần giờ bạt ngàn rừng ngập mặn, từ vườn trái cây Thủ Đức nổi tiếng chạy mút đến miệt Bình Chánh xa xôi, ở đâu cũng là đất Sài Gòn. Câu nói ấn tượng nhất về Sài Gòn tôi nghe từ một ông già đã 40 năm chạy xe xích lô ” Không ai dám vỗ ngực nói mình biết hết đất Sài Gòn.”

Sài Gòn đông. Ngoài đường, trong chợ , hàng quán… đều ngùn ngụt người. Từ khu Chợ Lớn đầy người nói tiếng Hoa đến khu Dân Sinh kiếm cái gì cũng có, mà giả như không có người ta cũng kiếm cho bằng được để làm bạn vui lòng . Từ những đường phố luôn tấp nập người xe đến mức bạn tự hỏi là liệu người Sài Gòn có ai ở trong nhà không, hay tất cả đều đang đi ở ngoài đường, đến những cái chợ bán buôn đủ loại mặt hàng thâu đêm suốt sáng . Đâu đâu cũng đầy người , càng ngày càng đông. Tôi dám cá rằng hơn phân nửa số người bạn gặp ở Sài Gòn đều không phải người Sài Gòn chính gốc. Họ đến từ đâu đó, như tôi.

Ở Sài Gòn có một thứ không khí khác , không giống ở bất cứ nơi đâu, có lẽ được đặc quánh bởi bụi , khói, bởi mùi mồ hôi, mùi đồ ăn, bởi tiếng xe, tiếng người bởi muôn vàn âm thanh, màu sắc … mà một khi đã quen hít thở với nó, bạn sẽ không bao giờ quên được, nếu không nói là khó mà rời xa được.

Ở mảnh đất dung nạp vào nó đủ mọt hạng người, từ anh trí thức hàn lâm đến chị bán trôn nuôi miêng đều cảm thấy đất này dễ sống hơn chỗ khác, từ giới nghệ sĩ có tài và bất tài đến mấy bà buôn thúng bán bưng đều nuôi mộng lập nghiệp nơi mảnh đất lắm người nhiều xe này. Tất cả đều có thể nhận mình là người Sài Gòn , hoặc không nhận cũng không sao, Sài Gòn không so đo xuất xứ của bạn, cơ hội và rủi ro chia đều cho mỗi người.

Có nhiều nữa, mà nhiều thứ nữa ở Sài Gòn mà tôi muốn viết mà vẫn không viết đươc, tôi xin kết bằng một câu chuyện nhỏ, của tôi.

Công việc đầu tiên mà tôi làm là bốc xếp ở cảng, hồi đó hàng hóa nhập tiểu ngạch nhiều mà phương tiện nâng hạ còn ít nên ở cảng có rất nhiều bốc xếp , chúng tôi làm và được trả tiền công theo lô hàng. Một bữa tối nọ, chừng hơn 10h, trời mưa lớn, tôi đạp xe từ cảng về sau ca làm. Đói, lạnh và mệt làm tôi lả đi, tôi tấp đại xe đạp vòa một mái hiên và ngồi bệt xuống, ngủ thiếp đi.

Đột nhiên tôi chợt thức vì tiếng cửa sắt kéo ra, một người phụ nữ mở cửa và hỏi thăm tôi bằng giọng Nam bộ rất phúc hậu. Bà mở rộng cánh cửa cho tôi vào, bà đưa cho tôi một cái áo để thay và trong lúc tôi còn chưa kịp hiểu ra hoàn cảnh của mình thì chỉ ít phút sau, bà lại xuất hiện với một tô mì gói nghi ngút khói, tôi còn nhớ có cả mấy cọng ngò . Bà chỉ nói gọn: ” Nè cưng, ăn dzô là phẻ liền hà”. Mà thiệt tình, ăn hết tô mì tự nhiên tôi thấy “phẻ” quá, có lẽ vì vậy, từ đó, tôi không nghĩ mình có thể sống ở đâu tốt hơn mảnh đất này. Tôi “phẻ” luôn từ đó đến giờ.

Tôi chịu không thể nhớ căn nhà ấy, nó nằm đâu đó trên đường Lý Chính Thắng . Tôi cũng chịu , không nhớ nổi gương mặt người phụ nữ ấy, như mọt người phụ nữ ở thành phố này . Bạn đừng nói tôi vô ơn. Ở Sài Gòn, nói chuyện đó chỉ nhận được một cái khoát tay và câu trả lời trớt quớt: ” Chuyện nhỏ mà, bỏ đi, ơn nghĩa gì cậu ơi.”

Rồi tôi cũng giúp người khác như thế , rồi tôi cũng nói giọng Sài Gòn , tôi cũng khoát tay khi người ta cảm ơn :” Chuyện nhỏ mà, bỏ đi. Ơn nghĩa gì cậu ơi.”

Sài Gòn là một mảnh đất lạ kỳ. Nó lạ kỳ đến nỗi người ta sẽ nhớ về nó khi đang ở trong lòng nó. Vậy đó.”

Sài Gòn là vậy đó, tấp nập , náo nhiệt, ồn ã và con người cũng rất năng động , nhưng cũng đầy chất hồn hậu, nghĩa hiệp,sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không mong được trả ơn, chỉ có cái khoát tay “Ơn nghĩa gì cậu ơi” đầy thương mến , nồng hậu. Sài Gòn cứ vậy đó,cứ bao dung, ồn ào, hối hả, không so đo, tính toan để đến khi đi xa bạn vẫn nhớ Sài Gòn khôn xiết , nhớ hoài khôn nguôi.

NHÀ TÌNH THƯƠNG

“Ông ở ngay trước nhà tôi, kịch đối diện. Người ta gọi ông là ông Hai. Ông xuất thân trong xóm nhưng bỏ đi đâu một thời gian rồi mới trở về hơn chục năm nay. Nghe nói ông từng có hơn 3 bà vợ và khoảng gấp đôi chừng đó đứa con, nhưng trong xóm chỉ biết ông một mình, những bà vợ và những đứa con ở đâu đó nơi ông đã đi qua, đâu đó trong quãng đời lang bạt của ông.

Về già ông Hai về ở cùng một người anh em nghiện rượu trong cái chòi lá cất tạm bợ trên miếng đất trống trong xóm,người em chết đi ông vẫn tiếp tục ở đó và nhang khói.Vì ông là cư dân lâu đời của xóm nên phường xét hoàn cảnh và chi tiền xây cho ông một căn nhà tình thương trên mảnh đất đó, vậy là cuối đời ông lại có căn nhà ,tuy nhỏ nhưng vẫn khang trang hơn cái chòi lá ngày nào.

Ông Hai lúc hiền thì thiệt hiền, trong xóm ai cần gì ông cũng lăn vô giúp , chưa kêu đã tới, cho tiền ông không lấy, mời cơm thì ông ăn, ông hay đi lòng vòng chọc mấy đứa con nít cho chúng cười, con nít cả xóm thường tụ tập ở nhà ông, có đứa ăn ngủ luôn ở đó. Ông Hai lúc dữ thì cũng thiệt dữ, nhà nào để con nít khóc lâu quá ông cũng qua la một tiếng, mấy đứa thanh niên chạy xe nhanh trong hẻm ông xách cây ra rượt, đêm rảnh ông đi lòng vòng canh ăn trộm, nhắc chừng mấy nhà quên đóng cửa hay khóa xe. Người ta quen với ông Hai đế nỗi bữa nào vắng tiếng chắt lưỡi chọc mấy đứa con nít của ông là nghe buồn buồn.

Căn nhà ông không bao giờ neo đơn, lúc nào cũng có ít nhất một đứa con của ông từ đâu đó về ở chung , cơm nước cho ông, trong xóm biết được 3 đứa, còn vài đứa nữa thỉnh thoảng ghé chơi, làm ly rượu rồi cho ông ít tiền.

Một lần cách đây mấy năm, ông Hai thấy một đôi vợ chồng trẻ từ Vĩnh Long chở theo một đứa con trai nhỏ bằng xe máy lên Sài Gòn lang thang tìm chỗ trọ, thấy họ vất vả lại lễ phép nên ông thương, ông đem họ về nhà, nhận là con, xưng tía, vậy là đại gia đình ông lại có thêm một gia đình nhỏ , sống chung trong căn nhà cấp 4 nhỏ xíu , phía trước có gắn tấm biển : Nhà Tình Thương. Gia đình nhỏ kia ở với ông được mấy năm, sanh thêm một thằng con trai nữa, đặt tên là thằng Lộc, có mấy đứa nhỏ trong nhà như chộn rộn thêm , bữa ăn nào nhà ông cũng tỏa mùi thơm phức, mùi tình thương.

Ba má thằng Lộc cũng như mấy đứa con ông , cũng lễ phép, cũng luôn giúp đỡ người khác một cách tận tình, chúng đối đãi với ông rất mực kính trọng , người ngoài nhìn vào tưởn tía con thiệt. Cả 2 đều siêng năng làm ngày làm đêm , nhận đồ về nhà làm thêm nữa nên sau mấy năm ở đậu nhà ông cũng dư được trăm triệu, mới xin phép ông Hai lên Bình Chánh mua cái nhà nhỏ ra ở riêng. Bữa nhà nó đi, cả xóm phụ vô giúp, mỗi người cho ít món đồ về nhà mới. Ông Hai nhìn theo mấy đứa nhỏ mà nước mắt lưng tròng.

Hôm thằng Lộc điện thoại về, nói nhà mới không mát bằng nhà nội, hỏi nội ăn cơm chưa, con muốn về ngủ với ông nội. Có vậy thôi mà ông cười hoài, nước mắt chảy trên khuôn mặt nhăn nheo thời gian, lẩm bẩm: Cha mày, ruột rà gì mà nội nội ngọt ngay.”

Chính vì cảm kích tình cảm của mảnh đất này giành cho mình và muốn đền đáp chút tình nghĩa với mảnh đất đó nên ông ba đã giúp đỡ bà con chân thành, ông như một nhân vật quan trọng , vắng ông chút mà cả xóm buồn sao sao đó. Ông là một người lớn tuổi đáng kính, đáng yêu trong mắt mọi người, Chính vì cái tình người của xóm, mà ông sẵn sàng chia sẻ ngôi nhà đối với gia đình lạ mặt, với người dưng, vì ông được người ta thương nên ông thương cả những người không được may mắn như mình nữa, ông coi họ như con cháu trong nhà. Khi họ đi ông cũng rơi nước mắt như rời xa gia đình, con cháu mình vậy. Người già là vậy đó, chỉ cần tình cảm thôi còn vật chất đối với họ không quan trọng. Thương sao đó là thương.

UY VŨ

” Tôi có thằng em , tên Nam, trước nó là dân cơ động , sau vào cảnh sát hình sự. Một hôm ngồi nhậu, nó kể tôi nghe chuyện về đại ca của nó ( chữ ” đại ca” là nó dùng), một sỹ quan cảnh sát hình sự rất mưu trí và anh dũng, là khắc tinh của bọn tội phạm trong địa bàn.

Một hôm đại ca dẫn nó đi và 2 người nữa lên một xã vùng núi ở Khánh Vĩnh để truy bắt một tên cướp có vũ khí, đang trốn lệnh truy nã. Tên này trước khi đi cướp đã có vợ ở quê nhưng biết chắc sẽ bị truy tìm nên hắn đưa vợ lên vùng núi non này, làm một trang trại nhỏ để ẩn cư. Vợ hắn đang có thai.

Cả nhóm mai phục ở trong vườn của tên cướp mấy ngày trời mới thấy hắn xuất hiện vào 1 đêm nọ. Đợi hắn vào nhà rồi anh em mới ập vào để uy hiếp. Đúng lúc hắn đưa tay vào còng thì vợ thằng cướp tự nhiên mắc đẻ. Không phải là giả bộ mà là đau đẻ thật,máu chảy, vỡ ối. Cả đám đều là thanh niên nên không biết xử trí sao.

Đại ca của nó lúc này rất bình tĩnh., cho một người cầm súng giải tên cướp theo, 2 người khác lấy vạt giường làm cáng đặt chị vợ lên, cứ thế cả nhóm băng rừng về trạm xá , may quá cũng khá gần chỗ đó . Đêm đó vợ tên cướp đẻ non, may mà mẹ tròn con vuông, là con gái. Tên cướp được “đại ca” cho bế con, ngồi chơi với con suốt đêm, tới sáng mới bị giải về.

Nghĩ tình vợ thằng cướp có 1 mình, lại vừa sinh nở, nên vị sĩ quan “đại ca” (là người duy nhất trong nhóm đã có gia đình) tình nguyện ở lại trạm xá chăm sóc cho vợ thằng cướp. Chưa hết, sau khi ra viện, chính đại ca này còn đưa 2 mẹ con về đến tận quê nhà, đâu vùng Thanh Hóa.

Đứa con gái đẻ rơi của tên cướp ấy, bây giờ đang sống với cha nó. Mẹ nó chẳng may bị bệnh mất mấy năm trước, cha nó bị kêu án 10 năm, nhưng mới chịu án 7 năm đã được thả. Bây giờ 2 cha con sống ở quê nội, ở Nghệ An . Cứ mỗi năm 1 lần, độ gần Tết, hai cha con nó đón xe, đem gạo nếp, gà thịt vào Nam thăm vị “đại ca” nọ.

Lại nói về vị “đại ca” ấy, bây giờ vẫn thế , chỉ là sĩ quan hình sự ,tính tình khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, không biết bon chen ,cũng chẳng thăng quan tiến thêm được chút nào . Phú tôi nghe kể chuyện này, ngẫm lại thấy vị sỹ quan “đại ca”ấy , lấy nghĩa khí, đức độ đem so với Quan Thánh cũng không thua gì mấy.”

Ở một tình thế ngặt nghèo, hai bên đối địch nhau mà người sỹ quan “đại ca” vẫn toát lên chất quân tử, trọng nghĩa khinh tài, tuy là cướp nhưng sau họ còn có gia đình, một người vợ mang bầu sắp đẻ . Anh vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đồng thời cũng là người nhân từ , độ lượng, trọng nghĩa trọng tình khi cho cha con họ gặp nhau, đưa sản phụ kia đi trạm xá coi như đã cứu 2 mạng người. Xét một cách toàn diện, anh chính là ân nhân của gia đình khi lo lắng vẹn toàn cho 2 mẹ con đến khi trở về, và chính là người sỹ quan hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ở đây hình tượng anh nổi bật lên như một người anh hùng, trọng tình trọng nghĩa, đội đá vá trời , một tấm lòng sáng, kiên trung. Sau này gặp lại với tâm thế của hai người bạn, ngang hàng, chính nghĩa, tên cướp khi xưa vẫ cảm động khi coi anh là ân nhân của gia đình, đã cứu nhà anh , đã cho anh biết dù có hoàn cảnh nào vẫn tồn tại tình người, lòng trắc ẩn dù là trong nhưng hoàn cảnh ngặt nghèo nhất.

Mỗi con người Sài Gòn nơi đây dù họ là ai , dù đứng vị trí nào trong xã hội thì sâu trong họ vẫn là cái chất hồn hậu, dễ thương , thiện lương và lấy giúp đỡ người khác, người kém may mắn hơn mình làm vui chứ không câu nệ ân huệ. Chính cái hào sảng, cái nhiệt tình của người Sài Gòn lại càng khiến cho mọi người nơi này được mọi người yêu mến, là nơi đất lành chim đậu sẵn sàng ôm bạn vào lòng, dù bạn có là ai, dù bạn đến từ nơi nào thì Sài Gòn vẫn đáng yêu, dễ thương với bạn và khiến bạn đi đâu cũng chỉ nhớ và thương mãi mảnh đất này.

Mua sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ” khoảng 67.000đ đến 102.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ Fahasa” tại đây

Đọc sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ ebook pdf

Để download “sách Chuyện Nhỏ Sài Gòn Bao Nhớ pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

[Cong1]

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *