Dám Nghĩ Lại

Giới thiệu sách Dám Nghĩ Lại – Tác giả Adam Grant

Dám Nghĩ Lại

– Sức mạnh của việc biết mình không biết –

Mười hai trong số mười lăm thành viên đội cứu hỏa đã tử nạn trong đám cháy gần đỉnh Mann Gulch vào năm 1949. Hai trong số ba người sống sót là nhờ có thể lực tốt nên kịp chạy thoát khỏi đám cháy; người còn lại, Wagner Dodge, đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần bằng tư duy linh hoạt của mình. Những đồng đội của Wagner Dodge mất mạng vì đã hành động theo những kỹ năng và hiểu biết đã ăn sâu trong tiềm thức của họ. Dodge thì khác, anh không tìm cách dập lửa theo kiến thức tích lũy được, mà nhanh chóng nhận định tình hình và tạo ra một lối thoát hiểm bằng cách đốt trụi đám cỏ trước mặt, chặn đứng nguồn bắt lửa của đám cháy phía sau. Tưởng rằng đó là hành động điên rồ, nhưng Dodge đã thoát chết nhờ kịp thời tái tư duy.

Tái tư duy, theo Adam Grant, là suy nghĩ lại, cân nhắc lại quan điểm, định kiến, thậm chí là kiến thức của bản thân, cũng có thể là suy nghĩ thoát khỏi lối mòn tư duy. Cũng theo ông, để chinh phục kỹ năng này, bạn cần quên đi những gì đã học, đồng thời thiết lập và duy trì vòng lặp tái tư duy.

Trong một thế giới đầy biến động, lối tư duy cố hữu và hiểu biết ăn sâu của chúng ta có thể trở thành lời nguyền án ngữ mọi sự tiến bộ của chính mình. Hơn thế nữa, bạn dễ đi thụt lùi vì “thiếu năng lực siêu nhận thức, tức là khả năng tư duy về cách tư duy của chính mình”, tác giả Adam nhận định. “Dám nghĩ lại” (Think Again) là cuốn sách sẽ hướng dẫn chúng ta từ bỏ việc bám chấp vào những hiểu biết của bản thân để tư duy cởi mở và linh hoạt hơn.

Qua 11 chương sách, độc giả được Adam Grant dẫn dắt qua những cột mốc trên chặng đường khám phá kỹ năng tái tư duy. Từ xuất phát điểm là “chọn sự nhàn hạ của việc giữ nguyên những nhận thức thay vì vật lộn với những cái mới”, bạn sẽ từng bước sẵn sàng cập nhật quan điểm của bản thân, khai mở tư duy của người khác để cùng tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời. Sau cùng, Adam Grand muốn hướng bạn đọc đến hành trình tự suy xét lại các kế hoạch của bản thân để từ đó, đưa ra được những quyết định đúng đắn.
Đặc biệt, trong cuốn sách này Adam phân loại cách tư duy của con người thành bốn nhóm chính: nhà truyền giáo, công tố viên, chính trị gia và nhà khoa học, trong đó tư duy nhà khoa học chính là chìa khóa của tái tư duy. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra một điểm then chốt: tái tư duy là một quá trình diễn ra theo một vòng lặp. Theo đó, vòng lặp tái tư duy bao gồm tính khiêm nhường, sự hoài nghi, sự tò mò cùng óc khám phá. Khi áp dụng và duy trì vòng lặp này thường xuyên, bạn sẽ hình thành lối tư duy khoa học và bắt đầu hành trình hướng đến sự thông thái.

Bên cạnh đó, khái niệm vòng lặp cố chấp cũng được tác giả phân tích cặn kẽ để độc giả thấy được những yếu tố ngăn trở ta tái tư duy, đó là tính tự phụ, tư duy xác tín, thiên kiến xác nhận và niềm tin huyễn hoặc về bản thân. “Dám nghĩ lại” thôi thúc độc giả vứt bỏ những kiến thức đã lỗi thời, những quan điểm xưa cũ không còn đúng đắn để thôi mắc kẹt trong những vòng lặp cố chấp.

Để cho thấy khả năng áp dụng tái tư duy trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, Adam Grant đã khéo léo đan xen những tình huống cụ thể, những câu chuyện thực tế vào những khái niệm, vậy nên những luận điểm mà ông đưa ra không hề đóng khung mà có tính gợi mở rất cao. Nhờ đó, độc giả không chỉ tiếp thu những ý tưởng, mà còn sẵn sàng nghi ngờ, tìm hiểu, phân tích, và đưa ra quyết định theo cách mình muốn.

Hình thành một lối tư duy mới là một hoạt động tốn rất nhiều chất xám. Tái tư duy, hơn thế nữa, đòi hỏi bạn phải quyết tâm, kiên trì, và không ngừng đấu tranh chống lại những tư duy cố hữu của bản thân. “Dám nghĩ lại” giúp bạn động lực để đặt hết những trang bị sẵn có của mình xuống, và bắt đầu hành trình khám phá thế giới với tư duy cởi mở và linh hoạt.

“Dám nghĩ lại” được The Washing Post đánh giá là cuốn sách phi hư cấu (non-fiction) hay nhất năm 2021; sách cũng giữ vị trí top đầu trong nhóm sách Tâm lý học Nhận thức và bán chạy số #1 theo New York Times. Cuốn sách này cũng nhận được hơn 12 nghìn lượt bình luận cùng mức đánh giá trung bình 4,6/5 sao trên Amazon.

Người nổi tiếng nói gì về cuốn sách?

“Xuất sắc… Chắc chắn cuốn sách sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại những quan điểm và quyết định quan trọng trong cuộc đời mình” – Daniel Kahneman

“Đây là cuốn sách phải đọc với bất kỳ ai muốn tạo ra văn hóa học hỏi và khám phá, cho dù ở nhà, ở cơ quan hay ở trường học. Bằng sự nồng nhiệt và hài hước, Adam Grant đã chắt lọc những nghiên cứu công phu thành một lập luận đầy thuyết phục cho thấy tại sao ai cũng cần không ngừng chất vấn những giả định cũ và sáng tạo nên những ý tưởng và góc nhìn mới mẻ. Cuốn sách này chứa đựng những bài học quan trọng trong một thế giới ngày càng phân cực.”- Bill and Melinda Gates

“Trong một thế giới đầy rẫy những sự tự tin thái quá, cuốn sách mới nhất của Adam Grant gợi ý về tầm quan trọng của sự cởi mở khiêm tốn. ‘Dám nghĩ lại’ đưa ra những trường hợp đặc biệt để khiến chúng ta suy nghĩ lại những gì mình đã biết. . . đó không chỉ là một bài học hữu ích; đó có thể là điều cốt tử.” – Financial Times

Về tác giả:

Adam Grant (1981) được công nhận là giáo sư hàng đầu trong bảy năm liền của Đại học Wharton. Adam là nhà tâm lý học tổ chức được công nhận là một trong mười nhà tư tưởng về quản lý có tầm ảnh hưởng nhất thế giới theo tạp chính HR và nằm trong danh sách 40 giáo sư kinh doanh tài giỏi nhất thế giới dưới 40 tuổi. Ngoài công việc nghiên cứu và giảng dạy, Adam hiện đang là phóng viên độc lập của chuyên mục “Công việc và Tâm lý”, thuộc New York Times. Ngoài ra, Adam còn là người chủ trì podcast WorkLife của tổ chức TED.

Dám Nghĩ Lại
Dám Nghĩ Lại

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Dám Nghĩ Lại
  • Mã hàng 8935086856499
  • Tên Nhà Cung Cấp FIRST NEWS
  • Tác giả Adam Grant
  • Người Dịch Nguyễn Đức Nhật
  • NXB Dân Trí
  • Ngôn Ngữ Tiếng Việt
  • Trọng lượng (gr) 350
  • Kích Thước Bao Bì 24 x 16 cm
  • Số trang 336
  • Hình thức Bìa Mềm
  • Xem thêm: Top sách nên đọc

2. Đánh giá Sách Dám Nghĩ Lại

Đánh giá Sách Dám Nghĩ Lại
Đánh giá Sách Dám Nghĩ Lại

1 Đây là quyển sách thứ 2 của Adam Grant sau quyển Tư Duy ngược nghịch chuyển thế giới mà mình đọc. 1 quyển sách khá hay giúp mình nhìn nhận sâu sắc hơn về vấn đề tái tư duy ở nhiều khía cạnh tâm lý học. Sách mới và giấy mịn ko giống những sách trc mình mua của Frist New quá nhám. Tiki giao hàng nhanh mình hài lòng vô cùng

2 Giao hàng nhanh ạ. Tuy nhiên bị vài vết bẩn nhẹ nhưng ko sao, cái mình cần là nội dung của cuốn sách

3 Sách ok đóng gói nilon cẩn thận

4 Sản phẩm này có chất lượng tốt, thiết kế đẹp và giá cả hợp lý. Tôi rất hài lòng với sản phẩm và sẽ giới thiệu cho bạn bè.

5 Sách đẹp, giấy rất ok, shop bọc sách kỹ và giao hàng nhanh. Mình sẽ quay lại shop để mua hàng trong thời gian tới.

Review sách Dám Nghĩ Lại

Review sách Dám Nghĩ Lại
Review sách Dám Nghĩ Lại

Ắt hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe một câu chuyện kinh điển: “Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và sau đó được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh thì chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng lên từ từ khiến chú ếch thích nghi dần và không hề nhận ra có sự thay đổi. Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn, nhưng chú ếch vẫn không hề để ý đến điều đó, vì nhiệt độ chỉ tăng từ từ mà thôi. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng lúc này đã muộn rồi. Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước.” Câu chuyện này ắt hẳn ngay lập tức khiến bạn suy nghĩ đến những triết lí về khả năng nhìn nhận lại tình huống và sự thay đổi, bạn ngay lập tức tin vào nó và bộ não bạn giúp phân tích những ý nghĩa sâu sắc bên trong câu chuyện này. Nhưng khi đến với “Think Again – Dám nghĩ lại”, tôi chắc rằng bạn sẽ thực sự cần “nghĩ lại” về tư duy của mình trước những vấn đề của cuộc sống – giả như câu chuyện kia. Đến với cuốn sách của Adam Grant, người đọc sẽ nhận ra được “sức mạnh của việc biết mình không biết”, một thứ công cụ làm nên thành công của rất nhiều người nổi tiếng mà ta phải ngưỡng mộ: “sự tái tư duy”, khi “mục đích của cuốn sách này là khám phá làm thế nào để việc tái tư duy có thể xảy ra”. Cũng trong những trang sách được viết bằng giọng văn cuốn hút, dễ hiểu của “Think Again – Dám nghĩ lại”, người đọc sẽ được “áp dụng kiểu tư duy linh hoạt” cũng như “khuyến khích tinh thần tư duy linh hoạt này ở những người khác”.

Về tác giả

Có thể nói tác giả Adam Grant là một cây bút đáng tin cậy để ta học hỏi, suy xét cũng như phát triển bản thân thông qua những thành tích đáng ngưỡng mộ mà ông đạt được trong đời. Người ta biết nhiều hơn đến Adam Grant trong vai trò một nhà tâm lí học với tấm bằng cử nhân từ Đại học Harvard và là Tiến sĩ của Đại học Michigan về tâm lí học tổ chức. Ông trở thành giáo sư trẻ nhất của trường Wharton – Đại học Pennsylvania vào năm 2009 trong vai trò phó giáo sư, và được vinh danh vào danh sách 40 người dưới 40 tuổi của Fortune năm 2014, cũng như vinh danh trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu và một trong 50 Nhà tư tưởng quản lý toàn cầu có ảnh hưởng nhất năm 2015. Về sự nghiệp cầm bút của mình, cuốn sách đầu tiên Adam Grant xuất bản vào năm 2013: “Give and Take: A Revolution Approach to Success” (Sách Cho và Nhận). Đúng như cái tên, đó là cuốn sách về tâm lý học tổ chức khám phá những động lực đằng sau sự hợp tác, đàm phán và mạng lưới và đã được dịch ra 27 thứ tiếng sau đó. Danh tiếng của Adam Grant càng trở nên nở rộ hơn nữa với cuốn sách thứ hai: Originals: How Non-Conformists Move the World (Tư duy ngược dịch chuyển thế giới). Cuốn sách là những nghiên cứu này xem xét những lợi ích của việc theo đuổi sở thích nghệ thuật, và lợi ích của việc trì hoãn, đã trở thành sách bán chạy nhất của Thời báo New York và truyền cảm hứng cho buổi nói chuyện trên TED của Adam Grant.

Không chỉ dừng lại ở việc viết và xuất bản sách, Adam Grant còn viết các bài nghien cứu, bài báo và bài đăng tên blog cá nhân, từng đóng góp ý kiến cho The New York Times và Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Trong những cuốn sách và bài viết của tác giả Adam Grant, không thể không kể đến cuốn sách #1 New York Times Bestseller “Think Again: The Power of Knowing What You Don’t Know” (Think Again – Dám nghĩ lại).

Về cuốn sách “Think Again – Dám nghĩ lại”, tác giả chia làm ba phần chính: “Phần đầu tiên của quyển sách tập trung những gì giúp bạn mở mang tâm trí của chính mình”, “phần thứ hai đề cập đến những cách thức chúng ta có thể áp dụng để khuyến khích người khác tái tư duy”, và “phần thứ ba nói về việc làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra động lực làm việc suốt đời”. Trong những phần ấy, người đọc có dịp được biết những ngách sâu tâm lí, rằng “tại sao một doanh nhân có tư tưởng cấp tiền lại mắc kẹt trong quá khứ; tại sao một ứng viên công chức ít cơ hội đi đến bước xem hội chứng kẻ mạo danh là một lợi thế, một nhà khoa học từng đoạt giải Nobel cảm thấy vui khi phát hiện mình sai như thế nào; những chuyên gia dự đoán tài ba nhất thế giới vẫn cân nhắc việc thay đổi tầm nhìn của họ ra sao…”, hay được khám phá “cách một nhà vô địch hùng biện thế giới thắng một cuộc tranh luận và một nhạc sĩ da đen làm thế nào để thuyết phục những người da trắng theo chủ nghĩa thượng đằn buông bỏ sự thù ghét”. Tất cả những điều ấy sẽ gói gọn trong cuốn sách 327 trang này. Ta tìm hiểu nội dung sơ bộ nhất của cuốn sách thông qua mục lục:

Phần I: Tái tư duy cá nhân (Cập nhật quan điểm của bản thân):

Nhà truyền giáo, công tố viên, chính trị gia và nhà khoa học bước vào tâm trí bạn;

Thánh phán và kẻ mạo danh;

Niềm vui khi sai;

Đấu trường lành mạnh.

Phần II: Tái tư duy liên cá nhân (Khai mở tư duy của người khác):

Khiêu vũ cùng đối thủ;

Ác cảm che mờ lí trí;

Người tâm tình về vắc-xin và điều tra viên nhã nhặn;

Phần III: Tái tư duy tập thể (Tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời):

Những cuộc đối thoại gay cấn;

Viết lại sách giáo khoa;

Đây không phải là cách chúng ta vẫn làm trước giờ;

Phần IV: Kết luận

Thoát khỏi tầm nhìn đường hầm.

Phần I: Tái tư duy cá nhân (Cập nhật quan điểm của bản thân).

Không có mô tả.

Và giờ, chúng ta đến với phần đầu tiên của cuốn sách: “Tái tư duy cá nhân”. “Không thể có sự tiến bộ nếu không có sự thay đổi; và những ai không thể thay đổi tư duy của mình sẽ không thay đổi được bất cứ thứ gì” (George Bernard Shaw). Phần I đem đến cho người đọc cái nhìn toàn diện về bốn kiểu tư duy rất hay ho và mới lạ: “Kiểu tư duy nhà truyền giáo”, “kiểu tư duy chính trị gia”, “kiểu tư duy công tố viên” và “kiểu tư duy nhà khoa học”. Tôi tin chắc rằng phần đa chúng ta đều thuộc ít nhất một trong những kiểu tư duy ấy mỗi khi gặp vấn đề hay đứng trước những thông tin của đời sống. Quay trở lại với câu chuyện ngụ ngôn về con ếch và nồi nước, tác giả Adam Grant đã đem đến cho ta một góc nhìn hoàn toàn khác và thật bất ngờ – thực tế không giống như vậy. “Khi bị ném vào một nồi nước đang sôi, con ếch sẽ bị phỏng nặng và nó có thể nhảy được ra khỏi nồi những cũng có thể không. Thực tế con ếch có cơ hội thoát chết cao hơn nếu nước trong nồi nóng lên từ từ vì nó sẽ nhảy ra ngoài ngay khi nước trong nồi nóng đến mức nó không chịu được nữa. Và sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra rằng đúng là như vậy. Hóa ra từ lâu, ta đã thừa nhận một “sự thực” vốn không hoàn toàn chính xác, và sau khi nghe xong, ta như bừng tỉnh: Vì sự thực làm sao có một con ếch có thể ngồi trong nồi nước sôi mà không nhận thức nguy hiểm đến khi nó chết đi chứ? Nhưng tại sao ta lại không hề cảm thấy câu chuyện có điểm kì lạ và mặc nhiên phủ nhận những điểm bất thường của nó? Thậm chí ta còn phát triển câu chuyện và sẵn sàng giải thích cho những ai không biết về câu chuyện những ý nghĩa sau nó. Có lẽ, “đối tượng không có khả năng nhận định tình hình không phải là con ếch, mà chính là chúng ta. Một khi đã nghe câu chuyện và chấp nhận nó đúng, chúng ta hiếm khi chất vấn độ tin cậy của nó”. Sự “chất vấn” và luôn tự hỏi bản thân sau mỗi câu chuyện chính là cách mà con người hồ nghi, tìm hiểu về thế giới và tái tư duy để phát triển lên mỗi ngày. Để đạt đến sự “tái tư duy” ấy, Adam Grant đã khẳng định: Con người cần phải sử dung tư duy của một nhà khoa học, luôn phân tích, tìm hiểu, so sánh và nhận thức đúng sai – hơn hết, cần phải chấp nhận cái sai và chấp nhận rằng bản thân có thể sai. Nghe qua quả thực khá đơn giản, nhưng hầu hết mọi người thường rơi vào ba kiểu tư duy còn lại là “tư duy nhà truyền giáo”, “tư duy chính trị gia” và “tư duy công tố viên”. Vậy ba kiểu tư duy này khác với “tư duy nhà khoa học” như thế nào? Cuốn sách “Think Again – Dám nghĩ lại” sẽ cung cấp cho ta kiến thức sâu sắc, dễ hiểu về cả bốn kiểu tư duy ấy.

“Khi chúng ta suy nghĩ và nói ra suy nghĩ của mình, ta thường rơi vào lối tư duy của ba vai trò khác nhau: nhà truyền giáo, công tố viên và chính trị gia… Chúng ta đóng vai trò nhà truyền giáo khi những niềm tin thiêng liêng của mình bị đe dọa: Chúng ta thuyết giảng để bảo vệ và cổ xúy lí tưởng của mình. Chúng ta nhập vai công tố viên khi nhận ra kẽ hở trong lập luận của người khác: Chúng ta vận dụng mọi lí lẽ nhằm chứng minh rằng họ sai để giảnh phần thắng. Chúng ta chuyển sang chế độ tư duy nhà chính trị khi tìm cách lôi kéo thật nhiều người nghe: Chúng ta tuyên truyền và vận động hành lang để giành lấy sự ủng hộ của cử tri”. Thoạt nghe quả, ắt hẳn bạn sẽ thấy một phần bản thân mình trong đó. Ba kiểu tư duy trên có lẽ khá phổ biến, và là những kiểu tư duy bình thường của con người khi đứng trước một người khác bất đồng với mình. Nhưng “rủi ro có thể xảy ra là chúng ta sẽ trở nên quá mê muội với việc rao giảng rằng chúng ta đúng, lên án người khác sai và lôi kéo sự ủng hộ của mọi người đến nỗi không màng đến việc suy xét lại chính mình”. Mà sự “suy xét lại chính mình” ấy mới thực sự là chiếc chìa khóa của tái tư duy và đem đến thành công cho con người. Và đó là điểm khác biệt lớn nhất của tư duy nhà khoa học với các kiểu tư duy còn lại: “Chúng ta chuyển sang phương pháp tư duy của nhà khoa học khi tìm kiếm sự thật: chúng ta tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng một giả thuyết và khám phá tri thức.” Đó là một lối tư duy cởi mở, chủ động khám phá thế giới và chấp nhận suy xét lại quan điểm của mình cũng như quan điểm của những người khác để tìm ra một kết luận hoàn hảo và chính xác nhất, từ đó “điều chỉnh lại góc nhìn của bản thân dựa trên những gì đã khám phá được”. Chính sự chấp nhận thay đổi, chấp nhận sai lầm ấy làm nên một lối tư duy thành công, và chắc hẳn sau cuốn sách này, người đọc cũng đã vởi mở hơn với việc xem xét lại bản thân, cũng như xem xét lại thế giới quanh mình.

Phần I không chỉ nói về các kiểu tư duy ta thường gặp, mà còn giúp ta “khám phá điểm lí tưởng của sự tự tin” hay “sưh ohaans khích của việc không tin vào mọi suy nghĩ của mình”, cũng như cho ta thấy được “tâm lí học về sự xung đột có tính xây dựng” trước khi bước sang phần II.

Phần II: Tái tư duy liên cá nhân (Khai mở tư duy của người khác)

Mở đầu cho phần 2, tác giả đã lấy ví dụ về một câu chuyện tranh biện giữa Debra và Harish – một cuộc tranh biện thực sự với một chủ đề thực sự và cách mà Harish – người vốn ở bên yếu thế hơn dành được sự ủng hộ của đông đảo mọi người. Anh ấy đã làm nó như thế nào? Có lẽ người đọc sẽ tự hỏi như vậy sau khi đọc xong phần kể chuyện của Adam Grant. Không phải là “chiến thắng” như thế nào, mà là đã xoay chuyển tư duy của người nghe ra sao, để ta phải nhìn nhận lại ý kiến của chính mình và chuyển sang ủng hộ một người vốn có ý kiến khác biệt với ta. Trước hết cần phải nói, việc “thay đổi ý kiến không biến bạn thành một kẻ ba phải hay giả tạo. Nó là dấu hiệu cho thấy bạn là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi”. Quay về cuộc tranh luận, Adam Grant nhận định: “Debra không chỉ đưa ra nhiều dữ kiện hơn, bằng chứng tốt hơn, và hình ảnh gây ấn tượng hơn – vì vậy cô đã dành được cảm tình của khán giả từ khi bước vào tranh biện. Thế nhưng Harish lại là người thuyết phục được phần đông chúng ta tái tư duy về lập trường của mình.” Và đến với phần tiếp theo của cuốn sách “khiêu vũ cùng đối thủ”, tác giả sẽ đưa ra cho ta “cách thuyết phục người khác tái tư duy về lập trường của chính họ”.

Một lần nữa, các lối tư duy “nhà truyền giáo”, “công tố viên”, “chính trị gia” và “nhà khoa học” lại quay trở lại trong tranh luận – một điều hết sức bình thường của mỗi người chúng ta trong cuộc sống. Ta không thể sống mà không bao giờ đứng lên bảo vệ quan điểm của mình, không bao giờ bất đồng ý kiến với người khác và không bao giờ cần phải nêu lên hay thuyết phục người khác tin tưởng vào quan điểm thể hiện cho thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan của bản thân. Có lẽ đó chính là lí do mà bạn đọc rất hứng thú và mong muốn tìm được cách thức Harish đã sử dụng để bảo vệ được quan điểm của chính mình. Nhưng Adam Grant đã cho chúng ta thấy một cách làm khác biệt: “Khiêu vũ với đối thủ”. Tại sao lại là “khiêu vũ” mà không phải đối đầu, chiến đấu hay thương thuyết để đạt được mong muốn của bản thân? Tác giả đã so sánh việc tranh luận theo kiểu đối đầu như một võ sĩ karate đang hừng hực ý chí. Nhưng khi “tấn công đối thủ càng mạnh mẽ thì họ càng phản công quyết liệt. Tôi dồn hết “công lực” thuyết phục họ chấp nhận góc nhìn của mình và suy xét lại quan điểm của họ, nhưng như thế thì tôi đã chọn cách tiếp cận của một nhà truyền giáo và công tố viên. Dù những chế độ tư duy ấy đôi khi giúp tôi kiên định với lập trường của mình nhưng thường dẫn đến kết cục là tạo ra khoảng cách giữa tôi và người nghe. Tôi không hề chiến thắng.” Cách làm ấy chỉ khiến những người nghe – vốn là những người mà ta cần thuyết phục, gợi lên sự đồng thuận và làm họ tin tưởng vào quan điểm của ta trở nên kích động, khiến họ kháng cự và giữ nguyên ý kiến mặc kệ những lời khuyên và lí lẽ hùng hồn mà ta đưa ra. Đó chính là cách “tư duy theo kiểu đối đầu”, khi ta thay vì giúp đối phương suy nghĩ cởi mở hơn lại chặn đứng và khiêu khích họ. Đó là lúc kiểu tư duy “khiêu vũ” chứng minh tác dụng của nó, và tác giả sẽ giúp ta “thể hiện sự khiêm nhường và tò mò, rồi khích lệ người khác tư duy theo cách của nhà khoa học” hệt như hai người “bạn nhảy” thân mật vậy.

“Một cuộc tranh luận không phải một cuộc chiến. Nó thậm chí không phải một trận kéo co trong đó bạn dùng hết sức của mình hòng lôi kéo bằng được đối phương sang phần sân của mình. Thật ra, nó giống như một điệu nhảy không được biên đạo sẵn nhiều hơn, và bạn tìm cách bắt nhịp với một đối tác đã định sẵn trong đầu những bước nhảy khác của họ. Nếu bạn cố đóng vai trò dẫn dắt, người bạn nhảy của bạn sẽ kháng cự. Nếu bạn có thể uyển chuyển bước cùng nhịp với đối phương và khiến người ấy cũng làm theo tương tự, hai bạn sớm muộn cũng hòa điệu nhịp nhàng”. Ta sử dụng đến “tư duy của một nhà khoa học” khi biết uyển chuyển đặt câu hỏi, khơi gợi sự đồng thuận và thu được lợi ích tốt đẹp cho cả đôi bên chứ không chỉ đơn thuần là chính mình. Cuốn sách đã đem đến cho ta một góc nhìn khác hoàn toàn về tranh biện, khi “chúng ta sẽ khó có thể thay đổi suy nghĩ của người khác nếu luôn khăng khăng không thay đổi suy nghĩ của mình”. Giờ đây, sau khi gấp lại cuốn sách, hay chỉ đơn giản là gấp lại phần này, người đọc đã có thể có cho mình một lối tư duy khác biệt và mới mẻ về tranh luận, và biết đâu cũng có thể sử dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày của mình để bảo vệ những quan điểm theo chiều hướng tốt đẹp, ít xảy ra tranh cãi và lôi kéo được nhiều người ủng hộ nhất có thể.

Phần II sẽ đem đến cho những người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về cách làm sao để tranh luận, “loại trừ định kiến nhờ tháo gỡ khuôn mẫu suy nghĩ” hay “lắng nghe đúng đắn khiến người khác thay đổi ra sao”. Qua đó, bạn đọc có thể thu lại cho mình những kiến thức, thông tin bổ ích và phát triển bản thân. Một điều đặc biệt sẽ được bật mí ngay tại bài viết này chính là nhân vật Debra trong câu chuyện tranh luận ở phần đầu tiên. “Cô ấy” thực ra là Project Debater – một người máy trí tuệ nhân tạo được IBM phát triển để tranh luận với con người. Debra có một kho kiến thức khổng lồ hơn bất kì loài người nào với một thuật toán gần như hoàn hảo, 400 triệu bài báo uy tín và hơn 10 tỉ mẫu câu – nhưng cô ấy vẫn không dành chiến thắng trước Harish. Đó quả là một bất ngờ, cũng như một bài học mà ta cần xem xét kỹ càng để phát triển nó hơn nữa cũng như phát triển và hoàn thiện kỹ năng của chính bản thân mình.

Lời kết

Ngoài việc nhận biết về cách tái tư duy của bản thân, người đọc còn có thể khám phá ngoài cá nhân ở phần III – “Tái tư duy tập thể (Tạo ra những cộng đồng học tập suốt đời)” hay học cách “thoát khỏi tầm nhìn đường hầm” trong phần IV của cuốn sách. Có lẽ “Think Again – Dám nghĩ lại” đích thực là một cuốn sách đầy đủ và thú vị cho những ai đang có ham muốn được làm mới mình, muốn thành công hơn trong con đường tương lai hay chỉ đơn giản là muốn khám phá thêm những tri thức mới và có một góc nhìn mới về những sự vật, sự việc xảy ra ở thế giới xung quanh.

Mua sách Dám Nghĩ Lại ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Dám Nghĩ Lại” khoảng 100.000đ đến 120.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Dám Nghĩ Lại Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Dám Nghĩ Lại Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Dám Nghĩ Lại Fahasa” tại đây

Đọc sách Dám Nghĩ Lại ebook pdf

Để download “sách Dám Nghĩ Lại pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *