Không Kịp Nói Yêu Em
Giới thiệu sách Không Kịp Nói Yêu Em – Tác giả Phỉ Ngã Tư Tồn
Không Kịp Nói Yêu Em
Trên chuyến tàu trở về nhà, Doãn Tĩnh Uyển đã gặp gỡ và giúp đỡ Mộ Dung Phong. Phút tạm biệt, anh để lại cho cô chiếc đồng hồ vàng khắc hai chữ “Bái Lâm”, và duyên phận của hai người cũng bắt đầu từ đó.
Hứa Kiến Chương – người bạn thanh mai trúc mã và cũng là chồng chưa cưới của Doãn Tĩnh Uyển bị Thừa quân bắt xử, khép vào tội chết do buôn hàng cấm, mà Mộ Dung Phong chính là Cậu Sáu Mộ Dung – đại soái của Thừa quân, Tĩnh Uyển đã một mình vượt đường xa xôi, nắm giữ hy vọng mong manh tìm đến nhờ Mộ Dung Phong giữ lại mạng sống cho Hứa Kiến Chương… Hai người trùng phùng ở đây, rồi lại ly biệt.
Hôn lễ của Tĩnh Uyển và Kiến Chương sắp diễn ra, Mộ Dung Phong vượt địch tuyến, bất chấp nguy hiểm để đến gặp Tĩnh Uyển, để nói cho cô biết rằng anh thực sự yêu cô: “Anh điên rồi mới thích em đến thế”. Họ gặp gỡ tạm thời, sau đó lại chia xa.
Trái tim đã chiến thắng lý trí, trước hôn lễ, Tĩnh Uyển đã trốn nhà ra đi, cùng với chiếc đồng hồ vàng khắc tên Bái Lâm, vượt đường sá xa xôi, bom đạn thời chiến, trèo đèo lội suối, chỉ để được gặp Mộ Dung Phong, chỉ muốn ở bên Mộ Dung Phong. Và họ đã được bên nhau như thế.
Nhưng rồi, “quốc gia vạn dặm, quan sơn như tuyết, loạn thế kinh mộng, nửa đời phồn hoa”, giữa giang sơn và người đẹp, người anh hùng luôn phải chọn một.
- Là Tĩnh Uyển hay là thiên hạ đại cục?
- Là tình yêu hay là lý tưởng?
- Lựa chọn đó sẽ đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho Tĩnh Uyển và Mộ Dung Phong?
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Không Kịp Nói Yêu Em
- Mã hàng 8936056796036
- Tên Nhà Cung Cấp Quang Van Books
- Tác giả: Phỉ Ngã Tư Tồn
- Người Dịch: Huyền Trang
- NXB: NXB Văn Học
- Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
- Trọng lượng: (gr) 500
- Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 13.5 cm
- Số trang: 440
- Hình thức: Bìa Mềm
Thông tin về tác giả
Thực ra, kết cục của Phỉ Ngã Tư Tồn cũng không hẳn quá rõ ràng, nhưng tôi lại rất thích kết thúc của cuốn sách này. Trong tim mỗi người đều có một giấc mộng, đều có sự lý giải khác nhau về nhân vật chính trong truyện, có người thích bi kịch, có người lại thích kết thúc có hậu. Có những lúc, kết thúc mông lung lại là tốt nhất. Có lẽ Đô Đô là con của Mộ Dung Phong, có lẽ không phải, nhưng tôi nghĩ, Doãn Tĩnh Uyển vẫn luôn yêu Mộ Dung Phong. Câu nói “Bái Lâm, em về rồi” vẫn luôn vang bên tai tôi. Tuyệt vọng biết bao.
2. Đánh giá Sách Không Kịp Nói Yêu Em
1 Về hình thức: sách đẹp, nguyên seal, bookmark tròn tròn xinh xinh =))). Đã mua ở tiki nhiều lần và lần nào cũng hài lòng hết á. +) Về nội dung: truyện hay, rất hợp gu vừa ngược vừa se của mềnh =) Khuyến cáo bạn nào yếu tim.
2 Bìa đẹp, ổn, sách có cái bọc ngoài xịn thật sự :3 giao hàng cũng nhanh hơn dự kiến. hàng tiki lần nào cũng xịn
3 Nội dung thì hay không bàn cãi. Đóng gói cẩn thận, hàng không sứt mẻ gì hết, chú giao hàng thân thiện. Đặc biệt là bìa tái bản năm nay đẹp không chịu nổi.
4 Giao hàng cực nhanh, Chất lượng tốt vượt mong đợi
5 Sản phẩm tốt giao hàng nhanh shipper thân thiện tiện ích
Review sách Không Kịp Nói Yêu Em
Sẽ là một bất công cho “Không kịp nói yêu em” khi tôi đã trót xem qua bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tác phẩm gốc của Phỉ Ngã Từ Tồn. Ấy là thời điểm nửa năm về trước, khi Quảng Văn vẫn chưa xuất bản tiểu thuyết, và trên mạng lại đang lưu hành bản phim chuyển thể.
Là một người yêu mến lối viết của Phỉ Ngã Tư Tồn từ “Hẹn đẹp như mơ”, khi biết “Không kịp nói yêu em” có chuyển thể phim, và nam vai chính lại là Chung Hán Lương thì tôi không cầm được lòng mà tìm về xem. Có ai đó đã nói, xem một bộ phim chuyển thể trước khi đọc tác phẩm gốc là một sai lầm, vì hình ảnh của các diễn viên sẽ ăn sâu vào từng con chữ, khiến bạn không tài nào phân biệt rạch ròi giữa diễn viên và nhân vật trong câu chuyện. Quả thật vậy, khi đọc “Không thể nói yêu em”, hễ thấy tên Bái Lâm, Mộ Dung Phong, trong đầu tôi mường tượng ra Chung Hán Lương, và khi tác giả đang nói về Doãn Tĩnh Uyển, tôi lại hình dung gương mặt của Lý Tiểu Nhiễm.
Với một người làm công việc liên quan đến điện ảnh như tôi mà nói, phim “Không kịp nói yêu em” với dàn diễn viên già hơn tuổi thật và cấu tứ gần như bê nguyên xi từ trong tiểu thuyết đắp qua, khiến cảm hứng đọc tác phẩm gốc trong tôi vơi đi quá nửa. Tất cả những gì tôi dõi theo, tất cả những con chữ nhảy múa trước mắt, dường như đã không còn hấp dẫn tôi. Từ khi lần giở những trang đầu tiên trong tiểu thuyết đến khi gấp quyển sách lại, tôi không biết mình đã bao nhiêu lần khẽ lắc đầu, “Giá mà mình chưa xem phim”.
“Không kịp nói yêu em” là một tác phẩm bi thương, như ai đó đã nhận xét, là “tiểu thuyết Dân Quốc kinh điển”. Bên cạnh đó, lối dẫn dắt và phong thái kể chuyện chậm rãi, từ tốn mà từng chút một khảm nỗi đau xót vào tim người đọc của Phỉ Ngã Tư Tồn chính là nguyên nhân xui tôi cầm trên tay quyển sách. Tôi đã ôm trong lòng sự ngưỡng mộ dành cho mối tình buồn của Giai Kỳ và Chính Đông, khóc hết nước mắt khi Chính Đông nói “May mà em không yêu anh”, nhưng cũng chính tôi là người mỉm cười thỏa mãn khi Giai Kỳ biết đặt quá khứ ra sau lưng, tìm lấy cho mình một hạnh phúc giản đơn khác. Với “Không kịp nói yêu em”, một lần nữa “dì ghẻ ngôn tình” lại khiến tôi rơi nước mắt đấy, rồi lại nhẹ nhàng nuốt nó vào trong lòng.
“Dì ghẻ ngôn tình” khiến người ta đau cho nhân vật, khóc vì nhân vật nhưng lại đâm ra yêu mến cái người đày ải nhân vật của mình. Thế nên các cô gái ra sức rủa sả Phỉ Ngã Tư Tồn, rồi lại cầm hết tác phẩm này đến tác phẩm khác của cô để được đắm chìm trong những nỗi đau đớn khác. Nói về đau, thì mỗi tác phẩm mà cô viết ra mang một niềm đau rất khác. Nói về bi kịch, không tác phẩm nào là không buồn bã khép lại. Tôi tìm đọc Phỉ Ngã Tư Tồn chỉ mới có hai lần, nhưng lạ kỳ thay, đều là cảm giác thỏa mãn. Cái cảm giác khi buông quyển sách xuống, mỉm cười vì đã đọc được một câu chuyện ý nghĩa, thoải mái vì không phí thời gian cho đến trang cuối cùng, và có thể nhìn ra ngoài cửa sổ đầy nắng kia, để biết rằng hạnh phúc thực chất ở rất gần bên.
Trong “Hẹn đẹp như mơ”, Giai Kỳ đã dành thời thiếu nữ tươi đẹp để yêu thương, để đớn đau, dằn xé về một người, cũng đã can đảm yêu thêm một lần nữa sau rất nhiều năm gieo mình vào công việc. Cô gái ấy hệt như bất cứ cô gái nào khác trên cõi đời này, dốc cạn con tim để yêu, nhưng sẵn sàng yêu thêm một người khác nếu mối tình trước dở dang. Vấn đề là Giai Kỳ đã mất rất nhiều năm mới có thể đối diện với tình cảm ngọt ngào và sâu sắc của Chính Đông. Nhưng hạnh phúc một lần nữa khép cửa với Giai Kỳ, khi Chính Đông ra đi vì bệnh nặng, ra đi mang theo một sự thanh thản vì “May mà em không yêu anh”. Những nỗi đau trên đời này, không nỗi đau nào giống nỗi đau nào. Nhưng trong tình yêu, tôi không nghĩ có ai đau hơn Giai Kỳ được. Người con gái dành hết thời hoa niên để yêu một người, chấp nhận làm kẻ tham sang để đưa anh về lại với gia đình, gom hết dũng khí để yêu một người đàn ông khác, rồi lại nén lòng không bật lên tiếng “Yêu anh” chỉ để người ta an lòng ra đi. Khi đọc đến những câu chữ cuối cùng của “Hẹn đẹp như mơ”, đôi mắt tôi dường như nhòa đi, nhưng tôi không khóc. Tôi tôn trọng cái tính cố chấp, cái sự thiếu tự tin của Chính Đông, cũng như tôi đồng cảm cho nỗi lòng của Giai Kỳ, thà làm người đau nhất. Câu chuyện ấy kết thúc trên một chuyến bay có lẽ cũng đủ ngậm ngùi, thế nhưng ở một phần ngoại truyện nào đó, Phỉ Ngã Tư Tồn làm độc giả tức tối khi Giai Kỳ có một gia đình mới. Rất nhiều người đã cho rằng, Giai Kỳ hãy chỉ yêu một mình Hòa Bình. Nếu Giai Kỳ đã lựa chọn “Anh luôn đợi em, còn em sẽ dùng cả đời này để nhớ anh” thì hãy giữ lời hứa đi, làm ơn đừng quên người đàn ông được gọi thân mật là “Đông Tử”, người mà cô phải “chịu trách nhiệm” với anh. Rất nhiều người đã quên mất Giai Kỳ ngã quỵ như thế nào khi mối tình đầu tan vỡ, vực đứng lên như thế nào khi gặp Chính Đông, đã cùng anh trải qua niềm vui và nước mắt ra làm sao… Họ chỉ còn nhớ cái kết đầy bi thương ở cuối truyện. Một cái kết đủ để cho những người yêu mến “Hẹn đẹp như mơ” muốn Giai Kỳ mãi mãi chôn vùi nụ cười sau cái chết của Chính Đông. Thế nhưng, cuộc đời mà, thời gian mà, và cả sự ích kỷ khi hóa thân vào nhân vật của mình, tôi hy vọng những người từng chịu thất bại, bất lực để người yêu rời xa mình, sẽ tìm được một hạnh phúc khác, dẫu cho đã quá mệt mỏi để yêu hết lòng, thì vẫn là yêu, vẫn là có thể cùng dắt tay nhau vào lễ đường. Tôi thích câu nói của ai đó “Anh ấy là người tôi yêu nhất, nhưng giờ tôi yêu anh”. Thanh xuân không đợi chờ người phụ nữ. Hạnh phúc chỉ dang tay đón chào những người biết nắm bắt lấy nó.
Chính vì Phỉ Ngã Tư Tồn mở ra một cuộc sống mới cho Giai Kỳ, cuộc sống không có Hòa Bình, chẳng có Chính Đông, chỉ có “ngôi nhà, anh, và những đứa trẻ” đã dẫn dắt tôi đến với “Không kịp nói yêu em”. Vì tôi tin, với quan niệm dốc cạn để yêu, nhưng biết chìa tay nắm lấy hạnh phúc mới của Phỉ Ngã Tư Tồn sẽ không làm tôi thất vọng. Tôi đã nghe nhiều người nói rằng kết thúc trong “Không kịp nói yêu em” sẽ là chia ly, sẽ là cái chết, sẽ là nỗi đau khắc vào tận tâm can, xé nát những trái tim rắn rỏi nhất. Tôi tin là thế. Nếu không Phỉ Ngã Tư Tồn làm sao là “mẹ ghẻ” cho được. Nhưng tôi vẫn đọc, vẫn hy vọng cô sẽ cho tôi một nguyên nhân, một diễn biến hợp lý để đẩy hai con người từng gắn kết rời xa nhau.
Định mệnh đưa Tĩnh Uyển và Bái Lâm tình cờ gặp gỡ, số phận tạo ra bao tình huống khiến họ tương phùng, rồi lại ly tao. Tôi đọc, và thấy thấp thoáng hình ảnh một Trần Hiếu Chính của “Anh có thích nước Mỹ không” trong con người của Bái Lâm. Trần Hiếu Chính khiến người ta căm phẫn, hà cớ gì độc giả lại ưu ái, đồng cảm cho Bái Lâm? Nếu phân tích cho rõ ngọn ngành thì chắc là mất nhiều thời gian, hay là ta cứ cảm tính một chút, vì đó là… Bái Lâm, thế thôi. Một Bái Lâm gánh trên vai sứ mệnh lớn, một Bái Lâm được rèn giũa trong quân ngũ, ẩn sau sự lạnh lùng, quyết đoán là trái tim cuồng nhiệt, nóng bỏng khi yêu. Anh yêu hết lòng, cũng ngang ngạnh hết mực. Anh là người đàn ông yêu mù quáng nhất, mà cũng là sáng suốt nhất. Anh không có một mình, anh có gia đình, có lực lượng quân đội, có cả tham vọng thâu tóm thiên hạ. Đời người rất dài, con tim anh lại chỉ đủ chỗ cho một người, hà cớ gì cô không thể đợi anh ba đến năm năm? Bi kịch của Tĩnh Uyển là cô sống ở thời Dân Quốc mà lại lĩnh hội sự giáo dục của phương Tây. Cô là người không khoan nhượng trong tình yêu, nhưng cũng bất lực trước cuộc đời. Cô không như Trịnh Vi có thể đường hoàng rời xa Trần Hiếu Chính, nhưng cô giống Trịnh Vi sẵn sàng ra đi. Với cô, tình yêu không có chỗ cho sự thỏa hiệp. Lúc này đây, cô lại giống Tư Đồ Quyết, nhẫn nhịn lên kế hoạch bỏ trốn. Không khó liên tưởng sao được khi trong truyện cũng có tình huống cô đối diện với người có thể bắt cô, nhưng lại làm ngơ để cô đi, để cô vùng chạy trong bóng đêm đen kịt. Hay là, tất cả mọi cô gái mỏng manh nhất, nhưng rắn rỏi nhất, đều sẽ hành động như họ?
Bái Lâm và Tĩnh Uyển lạc mất nhau trong tám năm dài. Tám năm đó, Bái Lâm có một cuộc hôn nhân vì lợi ích, cũng có một bóng hồng có nhiều nét giống cô, cũng chào đón những đứa con ra đời, cũng có giận hờn, cãi vả… Và, anh vẫn yêu cô. Còn cô, khi tương ngộ đã có một đứa con gái với Tín Chi, người đàn ông thay anh đặt con cô lên vai, thay anh mang thứ hạnh phúc yên bình đến cho cô. Nhưng anh là ai? Anh là tổng tư lệnh Bái Lâm, người vì cô mà có thể phát điên bất cứ lúc nào, người vì câu nói “Em yêu Tín Chi” mà giọt nước tràn ly, nỗi hận tràn tim, cho người cướp đi mạng sống của hai người gần gũi cô nhất. Cô bồng xác đứa con bé bỏng đến, cầm cây súng ngày xưa anh tặng, ấn nó vào ngực trái, bóp cò trước mắt anh. Trước lúc chết, cô vẫn ôm chặt lấy con gái, nằm trong vòng tay anh, mỉm cười nói nó là con gái của anh. Vợ anh bảo cô gạt anh, cô trả thù anh, đẩy anh đến tận cùng của ân hận, day dứt.
Cái kết bi tình ấy khiến bao người rơi lệ, nhưng là cái kết tôi vô cùng tâm đắc. Gieo hành vi, gặt thói quen, gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách, gặt số phận. Vì đó là Bái Lâm, vì đó là Tĩnh Uyển, nên số phận của họ trôi đi như thế, và kết thúc như thế. Nếu có một kết thúc không tốt cho Kiến Chương, có một sự sum vầy cho Bái Lâm và Tĩnh Uyển, thì nó chẳng đáng cho tôi bỏ thời gian mà dõi theo họ. Kiến Chương có ra sao, ai cần biết. Bái Lâm ôm lấy xác Tĩnh Uyển được bao lâu rồi cũng phải tiếp tục đứng dậy, tiếp tục làm chồng của Cẩn Chi, tiếp tục làm tổng tư lệnh của mình, tiếp tục rèn luyện Thanh Du trở thành một người như anh, mà không phải như anh… Đó mới là cái kết thực sự, và cái kết phải như thế, của “Không kịp nói yêu em”.
Có người băn khoăn rốt cuộc Đô Đô là con ai? Có người khẳng định dù thế nào, Tĩnh Uyển vẫn chỉ yêu mỗi Bái Lâm. Tôi không biết. Vì rõ ràng Phỉ Ngã Tồn không quan tâm điều đó. Cái mà cô muốn gửi đến độc giả là một câu chuyện do chính cô nghĩ ra, và cô kể. Câu chuyện bi kịch kết thúc như thế, để ngỏ như thế, cho mỗi người tự tìm cho mình một câu trả lời. Tôi đã nói với bạn chưa, rằng xưa nay tôi luôn ghét cách thắt nút mà không chịu mở nút, ghét cái kết mơ hồ không rõ ràng trong các tác phẩm. Nhưng đây là lần đầu tiên, tôi cảm ơn Phỉ Ngã Tư Tồn đã cho tôi được vinh hạnh là một trong những người lắng nghe câu chuyện của cô, và hài lòng về nó. Cô dạy cho tôi biết tình yêu không bao giờ được thỏa hiệp, dạy cho tôi biết người con gái có thể yêu bằng hết sức lực và tiếp tục yêu thương một người khác. Cô cũng cho tôi câu trả lời mà tôi trăn trở ở những tác phẩm khác. Nếu Trịnh Vi chịu đợi Trần Hiếu Chính ba năm, nếu Tư Đồ Quyết đừng quá cố chấp mà tiếp tục cầm tay Diêu Khởi Vân thì có phải mọi chuyện đã khác đi? Ba năm, năm năm, hay tám năm… ai cũng phải chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình. Hạnh phúc không bao giờ dành cho người cố chấp. Bị kịch là do một người tạo ra, nhưng sẽ rất nhiều người nhận lãnh. Và tôi tin rằng, Đô Đô là con gái của Tín Chi, cũng tin rằng Tĩnh Uyển đã có thể rũ bỏ mối tình khắc cốt ghi tâm với Bái Lâm mà rộng mở con tim với Tín Chi. Tám năm, đủ để rất nhiều thứ chuyển đổi, kể cả tình yêu của người phụ nữ. Lần trở về này của gia đình họ, là để từ biệt mãi mãi với quá khứ, và để dù sống hay dù chết, cũng mãi mãi cùng nhau.
Đó là niềm tin của tôi khi nhìn ra ngoài cửa sổ đầy nắng.
Mua sách Không Kịp Nói Yêu Em ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Không Kịp Nói Yêu Em” khoảng 86.000đ đến 88.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Không Kịp Nói Yêu Em Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Không Kịp Nói Yêu Em Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Không Kịp Nói Yêu Em Fahasa” tại đây
Đọc sách Không Kịp Nói Yêu Em ebook pdf
Để download “sách Không Kịp Nói Yêu Em pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/12/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Không Có Đời Bất Công, Chỉ Có Mình Thụ Động
- Điều Chưa Kịp Nói
- Phương Bắc, Phương Nam – Tình Yêu Không Biên Giới
- Hạnh Phúc Là Không Chờ Đợi
- Anh Có Thiếu Người Yêu Không?
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free