Sài Gòn Tạp Pín Lù

Giới thiệu sách Sài Gòn Tạp Pín Lù – Tác giả Vương Hồng Sển

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn đặc biệt Nam bộ mà cũng là một học giả, một nhà cổ ngoạn có một không hai Việt Nam. Ông có một bút pháp độc đáo, duyên dáng… mà vài thập kỉ của thế kỉ XX chưa có nhà văn nào có thể so sánh được.

Vào buổi vãn niên, ông có mấy tác phẩm mà ông cho là “tâm đắc” của mình được xuất bản, trong đó có cuốn Sài Gòn tạp pín lù (tức Sài Gòn năm xưa II, III) nối tiếp Sài Gòn năm xưa I xuất bản từ năm 1962 tại Sài Gòn.

Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.

Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.

Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.

Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:

“Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:

1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: “coi vậy mà xài được”.

2- Chỗ nào chưa “êm”, nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì?”.

Vậy Sài Gòn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nối tiếp để nói về “nam thanh nữ tú”, về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vấn tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.

Tác giả gọi là “Tạp pín lù” là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để “nhớ đâu nói đó”, để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của “cụ Năm Sển” là ở đó. Nói “cu cu chằng chằng” nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.

Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc – mà nay cũng gần như vậy – là một xã hội “tứ chiếng”, một xã hội có tính cách “siêu quốc gia” (cosmopolite) với đông đủ các mặt “Tây, Chệt, Chà Maní”; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều… bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm “Đâu rồi những vần tuyết cũ” (Mais òu sont les neiges d’antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!

Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ “đi tìm thời gian đã mất” (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Cũ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức… cũng tạo được sự kì diệu của chiếc bánh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.

“Javais vingt ans et c’était le printemps” câu hát của Vương Hồng Sển trong Sài Gòn tạp pín lù mà chúng tôi xin phép được đổi từ thì hiện tại ra thì quá khứ để cùng nhau tiếc cái tuổi Hai mươi và mùa xuân rực rỡ của mình.

Cái thú đọc Sài Gòn tạp pín lù là ở đó, mà cũng tại văn phong cụ Sển nữa.

Sài Gòn Tạp Pín Lù
Sài Gòn Tạp Pín Lù

1. Thông tin chi tiết

  • Tên sách: Sài Gòn Tạp Pín Lù
  • Mã hàng 9786045804797
  • Tên Nhà Cung Cấp: NXB Tổng Hợp TPHCM
  • Tác giả: Vương Hồng Sển
  • NXB: NXB Tổng Hợp
  • Trọng lượng: (gr) 550
  • Kích thước: 20.5 x 14.5
  • Số trang: 400
  • Hình thức: Bìa Cứng

2. Đánh giá Sách Sài Gòn Tạp Pín Lù

Đánh giá Sách Sài Gòn Tạp Pín Lù
Đánh giá Sách Sài Gòn Tạp Pín Lù

1 Quyển này tiếp nối quyển Sài Gòn Năm Xưa. Sách gồm hai phần: Phần I, cụ Vương kể với chúng ta cuộc đời hai nữ nhân đất Sài Gòn xưa. Phần II, tiếp tục trình bày những câu chuyện về cảnh sinh hoạt, nếp sống của người Sài Gòn. Trong đó giọng văn tác giả có phần bâng khuâng nuối tiếc về những cảnh xưa đã mất, những cây cổ thụ bị đốn bỏ để mở rộng đường, quán cháo cá chợ Cũ ngon bổ rẻ cũng không còn. Trong phần này còn một phần nhỏ tác giả bàn về những quyển sách bằng tiếng pháp xưa về tình hình Việt Nam thời bấy giờ mà tác giả đã đọc, qua đó cung cấp cho người đọc một vốn tư liệu quý về những sự kiện lịch sử ở nước ta thời Pháp thuộc. Nhưng có một khuyết điểm mà người đọc sách cụ Vương thường thấy là lối văn cụ rất bộc trực, giọng văn thẳng thắn, nghĩ sao viết vậy, không hề xếp đặt trước, nên đôi khi cụ hay nói dài dòng và có khi lạc sang vấn đề khác. Như trong bài kể lại trận giặc Pháp chiếm thành Mỹ Tho dựa theo sách Pháp. Trong lúc trình bày về địa thế kênh rạch ở Mỹ Tho, cụ đã đi khá xa đến mấy trang để kể về nguồn gốc, lai lịch của từng con kênh,làm trận đánh mất đi tính quyết liệt giữa hai bên và người đọc cũng mất đi hứng thú ít nhiều.

2 Sách rất hay, cảm nhận được rất nhiều về Sài Gòn xưa. Rất bổ ích cho thế hệ trẻ. Giọng văn của tác giả rất hay, sống động. Dễ hình dung được một Sài Gòn rất hào nháng, lộng lẫy. Nhưng trong đó có những góc khuất ít ai biết. Một Sai Gòn rất dễ sống nhưng cũng lấy đi nhiều mất mát. Thế hệ trẻ bây giờ chỉ biết SSài Gòn là thanh phố hiện đại nhưng chưa cảm nhận được hết cái xa hoa tráng lệ của nó từ rất xưa.

3 Phong cách viết của Vương Hông Sễ là đọc, nói sao thì viết ra như thế, nên có thể nói mọi cuốn sách, di cảo, hay hồi ký đều ở dạng “Tạp bín lỳ”, tức là lộn xộn, nhắc đến đủ thức chuyện liên quan gần với những chủ đề ông muốn nói. Vì thế, đọc rất thú vị nhưng để nhớ những gì ông viết phái rất chú tâm và hệ thống. Cùng với những trải nghiệm sống động qua năm tháng chiến tranh, thời bình, những ghi chép của ông thật giá trị để gợi nhắc mọi ngóc ngách của quá khứ bổ sung và tô điểm cho những chi tiết lịch sử biên biên.

4 Mình mua sách này cho một người bạn, nhưng cuốn sách hấp dẫn khiến mình không thể không đọc qua. Sách đóng bìa cứng, nhan đề và tên tác giả được in bóng màu đỏ với bìa sách hình chợ Bến Thành khi thành phố vẫn mang tên Sài Gòn. Cụ Vương Hồng Sển quả là một học giả uyên bác, tinh tế và hết lòng yêu Sài Gòn mới có được những quan sát tỉ mỉ, giàu cảm xúc và tái hiện lịch sử Sài Gòn sinh động qua các khía cạnh con người, văn minh, ẩm thực, xen kẽ với những nhận xét, cảm nghĩ của cá nhân cụ. Tác phẩm sử dụng nhiều từ địa phương nên đôi chỗ hơi lạ lẫm.Nhưng muốn biết thêm về Sài Gòn thì đừng ngần ngại mà mua ngay cuốn sách này.

5 Trích: Đàn bà đẹp là cái thá gì? “Hai quả núi vàng pha núm tuyết, một khe hang nước nức mùi hương” Vâng, dường như ai khi xưa đã nghe tiếng vang danh nức bóng của cô Ba Trà, một vẻ đẹp lộng lãy kiêu sa khiến bao người để ý, có cả những chàng công tử như Công tử Bạc Liêu, hay Phước Georges phải mơ tưởng suy tư. Hình ảnh của cô Ba còn được in trên cục xà bông mang thương hiệu Cô Ba nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhưng trớ trêu thay phận đàn bà long đong lắm chốn ba quân, thương thay số phận của những con người đam mê dục vọng. Sài Gòn Tạp pín lù, một cuốn tạp bút ghi lại hồi kí của những con người như thế, hãy cảm nhận một nét riêng, một lối văn Vương Hồng Sển

Review sách Sài Gòn Tạp Pín Lù

Review sách Sài Gòn Tạp Pín Lù
Review sách Sài Gòn Tạp Pín Lù

Trích đoạn đặc sắc

Hôm nay, 6-10-1983, mồng một tháng chín Quí Hợi, ba giờ chiều, đang nằm trên võng đọc sách, bỗng tôi chợt nghĩ và lật đật lên ngồi nào bàn máy, sắp giấy đánh thành mỗi trang ba bản, chưa biết, – nếu lỡ chừng, sẽ gọi là “mục, chương”, nếu viết được nhiều trên trăm trang, thì sẽ gọi hay đặt tên đó là như đã thấy, là: tập thứ ba của bộ Sài gòn năm xưa và sau nầy, nếu có dịp thuận tiện sẽ in thành sách, tiếp theo tập 1 mà có người đã lấy bản Sài gòn, phóng ảnh và in lậu bên Mỹ, bán tận Paris, và cũng là tiếp “tập 2” tôi đã viết xong dưới đây và chưa có dịp xuất bản, và không chừng chẳng có dịp nào xuất bản.

Ô hay! Tại sao trên mâm cơm người Việt, ta được bày hố lốn, nào canh ngon xen với một món “xào khô”, một đĩa ram mặn, xen với nào muối tiêu, nào xì dầu và không quên món chấm quốc túy khi sang là nước mắm nhỉ Phú Quốc, cũng gọi tắt “nước mắm hòn” hoặc nước mắm nhất hảo hạng Mũi Né, khi hèn, buổi xuống chưn, bất kỳ “ngang, ngửa”, nước mắm dư bữa ăn trước, nước muối tiêu có thêm chút đường, chút giấm, được chanh thì càng quí, xếp không trật tự, người ngồi vào mâm muốn gắp, muốn chấm món nào tùy sở thích rồi trái lại, trời đất ơi, khi tôi đang buồn, tôi viết, tôi chơi, trời đất ơi, kêu trời sao cho thấu, khi đọc, độc giả lại rầy tôi viết “thiếu khoa học và không sắp xếp cho ngăn nắp gọn gàng”.

Đã và ngẫu hứng, thưa quí liệt vị, xin làm phước cho tôi được có chút tự do. Và nói túng mà nghe dọn có trật tự như buổi ăn theo Tây: xúp đi trước, cá, gà rồi thịt đỏ thịt rừng, la sấm la sét, đến chừng chán, trật tự cách mấy rồi chán vẫn chán, và mấy ai đã đòi trật tự buổi nầy.

Trở lại câu chuyện viết lách, tỷ như viết “hồi ký”, “nhựt ký” làm vầy vô hà trật tự. Quí vị sẽ thấy: tôi vui đâu chúc đó, hứng khi nào, viết khi nấy viết xong, khi toan đóng lại thành tập, bỗng đổi ý tôi chừng ấy mới sắp lại, tàm tạm cho có chừng, và trật tự nỗi gì?

Một cái bánh ngon, là cái bánh nguyên, vừa mới ra lò, còn nóng hổi, “vừa thổi vừa ăn” tôi muốn nói tập 1; đến như tập 3 nầy, vì còn chút đường dư bột vụn, tôi o bế lại cho đỡ cơn đói lòng, quí vị thương tình, xin bớt hay đừng cố chấp.

Tôi thanh minh một lần nữa, khi soạn tập 1, tôi vẫn chưa đọc đủ các tài liệu đã xuất bản rồi, và sau đây, vừa mới đây, nhơn buồn, lấy sách cũ ra đọc, “bươi đống tro tàn” vụt thấy vài truyện hay hay, bèn chép ra đây, rõ là “xà bần, thập cẩm”, “Tạp pín lù”.

Muốn dùng muốn đọc muốn cho vào xọt giấy, đều được, chỉ xin chút cảm thông là đáng quí rồi và không khách sáo: đây xin muôn vàn tạ ơn lòng.

Mua sách Sài Gòn Tạp Pín Lù ở đâu?

Giá trên thị trường cuốn “Sài Gòn Tạp Pín Lù” khoảng 105.000đ đến 112.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…

1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Sài Gòn Tạp Pín Lù Tiki” tại đây

2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Sài Gòn Tạp Pín Lù Shopee” tại đây

3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Sài Gòn Tạp Pín Lù Fahasa” tại đây

Đọc sách Sài Gòn Tạp Pín Lù ebook pdf

Để download “sách Sài Gòn Tạp Pín Lù pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.

(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).

THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 27/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI

Xem thêm

Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *