Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý – Why Buddhism Is True
Giới thiệu sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý – Tác giả Robert Wright
Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý
Tự cứu chính mình với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?
Robert Wright lập luận rằng tâm trí con người được thiết kế để chúng ta thường xuyên ảo tưởng về bản thân và thế giới. Và nó được thiết kế để làm cho hạnh phúc khó bền vững. Nhưng nếu chúng ta biết tâm trí của chúng ta đang bị đánh lừa bởi lo lắng, phiền muộn, tức giận và tham lam, chúng ta sẽ làm gì? Wright định vị câu trả lời trong Phật giáo, đã tìm ra cách đây hàng nghìn năm điều mà bây giờ các nhà khoa học mới khám phá ra. Phật giáo cho rằng đau khổ của con người là kết quả của việc không nhìn thế giới một cách rõ ràng – và thông qua thiền định, sẽ làm cho chúng ta trở thành con người tốt hơn, hạnh phúc hơn.
Trong Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Wright dẫn người đọc vào một cuộc hành trình về tâm lý học, triết học và nhiều khóa tu im lặng để chỉ ra cách thức và lý do thiền định có thể đóng vai trò là nền tảng cho đời sống tinh thần trong thời đại thế tục. Đây là cuốn sách Phật giáo đầu tiên kết hợp tâm lý học tiến hóa với khoa học thần kinh tiên tiến để bảo vệ những tuyên bố cấp tiến cốt lõi của triết học Phật giáo. Với sự trung thực và trí tuệ quyết liệt, nó sẽ thuyết phục bạn không chỉ rằng Đạo Phật là đúng – có nghĩa là, một lối thoát khỏi sự si mê của chúng ta – mà cuối cùng nó có thể cứu chúng ta khỏi chính chúng ta, với tư cách cá nhân và giống loài.
Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý? không hàn lâm như bạn tưởng
Why Buddhism Is True không nói đến những khía cạnh “siêu nhiên” hay siêu hình vốn dĩ của đạo Phật – chẳng hạn như sự đầu thai – mà bàn về các khía cạnh tự nhiên: các ý tưởng vừa vặn nằm trong phạm vi của tâm lý học và triết học hiện đại. Tức cuốn sách được trình bày một số nhận định độc đáo và cấp tiến của Phật giáo. Nếu nghiêm túc xem xét, bạn sẽ thấy đây là những nhận định có thể cách mạng hóa cách mà chúng ta nhìn nhận về chính mình và thế giới xung quanh.
Thế giới cũng không chỉ có một đạo Phật duy nhất, mà có rất nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau về đủ mọi phương diện lý luận. Nhưng cuốn sách Phật giáo này chỉ tập trung vào một “cốt lõi chung” – những tư tưởng cốt lõi được tìm thấy trong các trường phái chính của đạo Phật, dù những tư tưởng này có mức độ quan trọng khác nhau và có thể có cách nhìn nhận khác biệt ở những trường phái khác nhau.
Với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Robert Wright sẽ không lân la vào những phần quá chi tiết của tâm lý và triết lý nhà Phật. Chẳng hạn Tạng vi diệu pháp –một bộ tổng hợp những ghi chép của Phật giáo nguyên thủy – cho rằng có 89 loại tâm thức, trong đó bao gồm 12 tâm bất thiện. Các bạn hẳn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cuốn sách này sẽ không đi vào những vấn đề ấy.
Hơn nữa, chân lý (true) quả là một từ tế nhị, và việc khẳng định chân lý về bất cứ điều gì, bao gồm cả những tư tưởng sâu sắc trong triết học hay tâm lý học, là một việc tế nhị. Thực tế, bài học lớn rút ra từ đạo Phật chính là hãy luôn nghi ngờ khả năng trực giác mà lối nhận thức thế giới thông thường đã mang lại và khiến bạn tin rằng chính trực giác giúp bạn nhìn thấy chân lý. Một số ghi chép của Phật giáo thời kỳ đầu thậm chí còn đặt ra những hoài nghi: liệu một thứ như “chân lý” rốt cuộc có tồn tại hay không. Tuy nhiên, trong bài thuyết pháp nổi tiếng nhất của Đức Phật, Ngài đã trình bày những tư tưởng thường được biết đến với tên gọi Tứ diệu đế (bốn chân lý cao quý), do vậy cũng không thể nói từ chân lý chưa từng hiện diện trong các cuộc đàm luận về tư tưởng Phật giáo. Robert Wright đã cố gắng bước đi bằng lòng khiêm nhường và thái độ thỏa đáng khi đưa ra nhận định: chẩn đoán của Phật giáo đối với tình trạng khó khăn của con người về cơ bản là đúng, và toa thuốc đạo Phật đã kê là hết sức hợp lý và quan trọng hàng đầu.
Cuối cùng, thừa nhận giá trị của các tư tưởng cốt lõi trong đạo Phật không nhất thiết là đưa ra quan điểm nào đó, theo cách này hay cách khác, về các trường phái tôn giáo hay triết học khác. Đôi khi sẽ có sự xung khắc về logic giữa một tư tưởng Phật giáo với một tư tưởng thuộc trường phái khác, nhưng thường thì điều này không xảy ra. Đức Đạt Lai Lạt Ma từng khuyên: “Đừng cố sử dụng những gì học được từ đạo Phật để trở thành một Phật tử tốt hơn. Hãy áp dụng những điều ấy để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình ở hiện tại”.
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý
- Mã hàng 8935278601845
- Tên Nhà Cung Cấp Saigon Books
- Tác giả Robert Wright
- Người Dịch Du Lê
- NXB NXB Thế Giới
- Ngôn Ngữ Tiếng Việt
- Trọng lượng (gr) 450
- Kích Thước Bao Bì 20.5 x 14 x 1 cm
- Số trang 420
- Hình thức Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý
1 Sách được shop đóng gói kỹ. Có bao chống sốc xung quanh nữa. Sách mới hoàn toàn và không có trầy xước gì
2 Nghe review rồi muốn tìm hiểu.
3 Thiết kế bìa đẹp, nội dung hay
4 Sách hay nên đọc.
5 Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận.
Review sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý
“Thi sĩ: Trước lúc rời đi, xin người hãy cho tôi biết: Đâu là điều tồi tệ nhất ở thế gian này?
Agnes: Chính là chuyện (loài người) chỉ tồn tại. Ta biết rằng tầm nhìn của mình đã bị mắt làm lu mờ, thính giác thì bị tai làm nghễnh ngãng và suy nghĩ tươi sáng của ta mắc kẹt giữa mê cung xám xịt của tâm trí. Đã bao giờ ngươi thấy một tâm trí chưa?
Thi sĩ: Vậy người đang nói tôi rằng đấy chính là sự lầm lạc của loài người hay sao? Chúng tôi có thể khác đi được chăng?”
Đoạn đối thoại phía trên được trích trong vở kịch A Dream Play (tạm dịch là Trò chơi chiêm bao) được August Strindberg sáng tác năm 1902. Nhân vật chính trong vở kịch này là Agnes, con gái của thần Indra (trong đạo Hindu), nàng đã hạ phàm theo lệnh của cha và chứng kiến nhiều thực trạng đau đớn, bất công ở chốn trần thế.
Vì sao Phật giáo giàu chân lý là một cuốn sách khiến độc giả chúng ta không khỏi tò mò khi bắt đầu đọc tựa đề, và càng làm chúng ta bất ngờ hơn khi đọc từng trang từng trang của cuốn sách. Vì sao Phật giáo giàu chân lý chọn cách giải thích tôn giáo – nhìn Thiền và Giác ngộ từ góc độ khoa học và triết học. Robert Wright không đề cập những khía cạnh “siêu nhiên” hay siêu hình vốn dĩ của đạo Phật, mà bàn về những khía cạnh tự nhiên: các ý niệm phù hợp với phạm vi của tâm lý học và triết học hiện đại. Tác giả đã dành hơn 10 năm nỗ lực để đánh giá hay ít nhất là nối kết những quan điểm cốt lõi của Phật giáo cũng như những kinh nghiệm thiền quán của bản thân ông.
Tác giả Robert Wright
Robert Wright là một nhà báo và tác giả người Mỹ viết về chủ đề khoa học, lịch sử, triết học và tôn giáo. Ông là người đồng sáng lập kiêm tổng biên tập của Blogginghead.tv và là người sáng lập kiêm tổng biên tập của Nghiaoflife.tv. Ông cũng là cây bút quen thuộc trên tờ The New Yorker, The New York Times, Time, Wired, The Intercept, The Wall Street Journal.
Trong Vì sao phật giáo giàu chân lý? (tựa gốc là Why Buddhism is true), Robert Wright chủ trương một hình thức Phật giáo thế tục, Tây hóa tập trung vào việc thực hành thiền chánh niệm và tước bỏ những niềm tin siêu nhiên như luân hồi hay đầu thai. Với lòng khiêm nhường và thái độ thỏa đáng khi đưa ra nhận định, ông tin rằng chẩn đoán của Phật giáo về nguyên nhân gây ra đau khổ của con người được chứng minh bằng sinh học tiến hóa và tâm lý học tiến hóa . Ông lập luận thêm rằng ý tưởng tâm lý học hiện đại về tính mô-đun của tâm trí cộng hưởng với giáo lý Phật giáo về vô ngã ( anatman ).
Vì sao phật giáo giàu chân lý?: Đạo Phật dưới góc nhìn khoa học và triết học.
Đây là một cuốn sách gây ấn tượng cho người đọc ngay từ tựa đề của tác phẩm. Khi nhắc tới tôn giáo nói chung và phật giáo nói riêng, có lẽ chúng ta sẽ được gợi nhớ đến những yếu tố thần thánh, những điều thiêng liêng và tín ngưỡng. Tuy nhiên, trong cuốn sách Vì sao phật giáo giàu chân lý?, Robert Wright không hề đề cập tới một hay nhiều khía cạnh “siêu nhiên” hoặc “một số thế lực siêu việt tạo ra các chuẩn mực và sức mạnh cho phần còn lại của cuộc đời”, chẳng hạn như luân hồi hay đầu thai, mà bàn về những khía cạnh tự nhiên: các ý niệm vừa vặn nằm trong phạm vi của tâm lý học và triết học hiện đại. Wright trình bày một số nhận định độc đáo và cấp tiến của Phật giáo.
Theo nhiều tài liệu kinh điển của Phật giáo, cũng như các tài liệu khoa học và khảo cổ chứng minh rằng, từ khoảng thế kỉ V TCN, Phật giáo phân hóa ra thành nhiều nhánh và nhiều hệ tư tưởng khác nhau, mặc dù cũng có xuất phát từ tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy của Đức Phật. Ngày nay có tồn tại ba truyền thống phật giáo chính trên thế giới.
Phật giáo Nam truyền (Nam tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Nam Ấn đến Sri Lanka, theo đường biển truyền đến khu vực Đông Nam Á.
Phật giáo Bắc truyền (Bắc tông): truyền thống Phật giáo được truyền từ Bắc Ấn đến Trung Á, theo Con đường tơ lụa truyền đến Trung Quốc, lan sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Truyền thống này lấy tư tưởng Đại thừa làm chủ đạo, nên nó còn gọi là Phật giáo Đại thừa.
Phật giáo Mật truyền (Mật tông): cũng được truyền qua Trung Á, qua Con đường tơ lụa đến Tây Tạng, sau đó lan sang Mông Cổ, Nepal và Bhutan. Chịu ảnh hưởng tư tưởng Chân ngôn, tiêu biểu là hệ phái Kim cương thừa, sử dụng hệ kinh điển Tạng ngữ là chính.
Tuy nhiên, cuốn sách Vì sao phật giáo giàu chân lý? chỉ tập trung vào một “cốt lõi chung” – những tư tưởng cốt lõi được tìm thấy trong các trường phái chính của đạo Phật, dù những tư tưởng này có mức độ quan trọng khác nhau và có cách nhìn nhận khác biệt ở những trường phái khác nhau.
Robert Wright nhận thấy rằng bài học rút ra từ đạo Phật chính là hãy luôn nghi ngờ khả năng trực giác mà lối nhận thức thế giới thông thường đã mang lại và khiến bạn tin rằng trực giác giúp bạn nhìn thấy chân lý. Ông bước đi bằng lòng khiêm nhường và thái độ thỏa đáng khi đưa ra nhận định: chẩn đoán của Phật giáo đối với tình trạng khó khăn của con người về cơ bản là đúng, và “toa thuốc” đạo Phật đã kê là hết sức hợp lý và quan trọng hàng đầu.
Tuy nhiên, thừa nhận giá trị của các tư tưởng cốt lõi trong đạo Phật không nhất thiết là đưa ra quan điểm nào đó, theo cách này hay cách khác, về các trường phái tôn giáo và triết học khác. Đôi khi sẽ có sự mâu thuẫn về logic giữa một tư tưởng Phật giáo với một tư tưởng thuộc trường phái khác, nhưng thường thì điều này không xảy ra. Đức Đại Lạt Ma từng khuyên: “Đừng cố sử dụng những gì học được từ đạo Phật để trở thành một Phật tử tốt hơn. Hãy áp dụng những điều ấy để trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình ở hiện tại”.
Những khía cạnh mới mẻ về những điều bình thường trong cuộc sống dưới góc nhìn của đạo Phật
Trong một chương được đề cập trong Vì sao phật giàu giàu chân lý?, có chương viết “Khi nào cảm xúc là ảo tưởng?”, chúng ta phải tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Cảm xúc của chúng ta là thật hay giả?
Trong triết lý nhà Phật, cảm xúc chỉ là cảm xúc. Nếu chúng ta cảm nhận được nó, vậy thì nó là cảm xúc thật chứ không phải giả. Nếu chúng ta chấp nhận việc chúng xuất hiện rồi thoái lui như một phần của cuộc sống, hơn là phản ứng lại như thể chúng mang ý nghĩa sâu sắc. Ta thường sẽ thấy ổn thỏa hơn. Học được cách thực hiện điều ấy là một bước rất quan trọng trong định nghĩa về thiền chánh niệm. Tuy nhiên, tình trạng ít phản ứng hơn trước một số cảm xúc khiến ta hạnh phúc hơn không đồng nghĩa với việc nó mang lại sự lĩnh hội chân thực về thế giới. Có thể quan điểm ít gây phản ứng này giống như một chất gây mê: nó làm nguôi ngoai nỗi đau bằng cách tách chúng ta ra khỏi cảm xúc mà thế giới đem đến.
Để biết thiền có thật sự đưa bạn đến gần hơn với chân lý hay không, chúng ta nên hỏi xem một số cảm xúc mà thiền có thể giúp bạn thoát khỏi, ở một mặt nào đó liệu có đem bạn xa rời sự thật hay không. Do vậy, chúng ta cần phải lý giải câu hỏi quả thật rất lớn này: Các cảm xúc của chúng ta, theo một nghĩa nào đó, phải chăng là “giả”? Hay “thật”? Một số “giả” và một số “thật”? Và đâu là giả, đâu là thật? Những đánh giá này chủ yếu về chuyện những thứ đó có lợi hay có hại cho sự sinh tồn của sinh vật đang cảm nhận. Do vậy, chúng ta có thể nói rằng các cảm giác, cảm xúc là “thật” nếu chúng mã hóa đúng – nghĩa là nếu những thứ thu hút sinh vật đến thực sự có lợi cho nó, hoặc nếu những thứ khiến sinh vật né tránh có thật có hại cho nó. Chúng ta có thể cho rằng các cảm giác, cảm xúc là “giả” hoặc có lẽ là “hão huyền” nếu như chúng dẫn sinh vật đi lầm đường lạc lối – tức là nếu chuyện làm theo cảm giác, cảm xúc ấy dẫn đến những thứ tồi tệ cho sinh vật.
Nền tảng trong lời giáo huấn của Đức Phật chính là động cơ chung khi người ta bị cuốn hút mạnh mẽ vào khoái lạc từ các giác quan, mà dạng khoái lạc này chỉ tồn tại thoáng qua rồi biến mất. Một trong những thông điệp chính của Đức Phật là các khoái lạc chúng ta theo đuổi sẽ nhanh chóng tiêu tan và khiến chúng ta khao khát thêm nữa. Chúng ta thường tiêu tốn nhiều thời gian để truy tìm diều làm mình thỏa mãn tiếp theo. Nhưng những cảm xúc ấy sẽ luôn nhạt dần và luôn khiến chúng ta thèm muốn nhiều hơn.
Có nhiều ảo tưởng khác nhau gắn liền với những hành động đeo đuổi khác nhau, nhưng ngay lúc này chúng ta có thể tập trung vào một ảo tưởng phổ biến với những mục tiêu kia: Sự phóng đại mức độ hạnh phúc mà chúng mang lại. Con người thường thất bại trong việc nhìn nhận rõ ràng về thế giới và điều này có thể dẫn họ đến chỗ đau khổ cũng như khiến cho người khác đau khổ. Chúng ta có xu hướng mong đợi sự thoả mãn lâu dài đến từ việc hoàn thành mục tiêu nhiều hơn những gì sẽ xảy ra trong thực tế. Hậu quả là kéo theo sự thèm muốn liên tục, điều này rất hợp lý khi con người là một sản phẩm của chọn lọc tự nhiên nhưng nó không phải là công thức mang lại hạnh phúc trọn đời.
Với Vì sao Phật giáo giàu chân lý?, Robert Wright sẽ không lân la vào những phần quá chi tiết của tâm lý và triết lý nhà Phật. Chẳng hạn Tạng vi diệu pháp –một bộ tổng hợp những ghi chép của Phật giáo nguyên thủy – cho rằng có 89 loại tâm thức, trong đó bao gồm 12 tâm bất thiện. Các bạn hẳn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết rằng cuốn sách này sẽ không đi vào những vấn đề ấy.
Lời kết
Vì sao phật giáo giàu chân lý? là một cuốn sách đặc biệt, bởi nó chọn cách giải thích tôn giáo bằng khoa học – nhìn Thiền và Giác ngộ từ góc độ khoa học và triết học, Robert Wright là một nhà báo nổi tiếng và là một chuyên gia về tâm lý học tiến hóa. Ông đã dành hơn 10 năm nỗ lực để đánh giá hay ít nhất là nối kết những quan điểm cốt lõi của Phật giáo cũng như những kinh nghiệm thiền quán của bản thân ông, với những lý thuyết trong ngành tâm lý học tiến hóa và sâu hơn là với những nghiên cứu mới trong ngành thần kinh học.
Để trả lời cho câu hỏi: Vì sao Phật giáo giàu chân lý? Vì chúng ta là những sinh vật do chọn lọc tự nhiên tạo ra. Chọn lọc tự nhiên cài vào não bộ chúng ta những khuynh hướng mà các nhà tư tưởng Phật giáo thời kỳ đầu đã có những đánh giá đúng đắn kinh ngạc, nếu xét đến những nguồn lực khoa học ít ỏi họ có thể sử dụng khi ấy. Ngày nay, nhờ vốn hiểu biết hiện đại về chọn lọc tự nhiên và về bộ não con người do do chọn lọc tự nhiên sản sinh, chúng ta đã có thể khẳng định về các đánh giá này.
Mua sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý” khoảng 200.000đ đến 250.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý Fahasa” tại đây
Đọc sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý ebook pdf
Để download “sách Vì Sao Phật Giáo Giàu Chân Lý pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/11/2024 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Mẹ – Biểu Hiện Của Tình Thương
- Trí Tuệ Xúc Cảm
- Cắt Nghĩa Muộn Phiền Theo Tâm Lý Học
- Cậu Bé Mặc Váy
- Lớn Rồi Hết Sợ
- Bửu Sơn Kỳ Hương
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free