Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
Giới thiệu sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa – Tác giả Trung Trung Đỉnh
Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
Một cuốn chân dung “bạn văn, bạn đời, bạn giang hồ” kể về cái sự các nhà văn đã làm việc, đã sống với nhau thế nào, đặc biệt là trong thời đoạn hậu chiến, đất nước chuyển mình Đổi Mới với vô vàn khó khăn trắc trở cả về vật chất lẫn tinh thần. Các nhà văn, hay nói rộng ra là những người làm nghệ thuật bỗng lúng túng giữa trăm mối, trăm bề… Trong tập này, Trung Trung Đỉnh thẳng thắn thừa nhận: Có một thời người ta đã “đổ” cho nhà văn là “thư ký của thời đại” với những chức năng thực không liên quan trực tiếp tới văn học nghệ thuật. Nhưng ngay ở hoàn cảnh này, các nhà văn ta đã rất “dễ thương”, đã một lòng theo cái chức năng phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích cộng đồng ấy.
Trung Trung Đỉnh nhấn mạnh: “Nhà văn là gì thì cũng trước hết phải là một con người”. Nhưng không chỉ dừng lại ở mức hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, những chân dung của Trung Trung Đỉnh luôn được đính kèm một xác tín về nhân cách. Trong các bài viết, tác giả dẫn không ít các tác phẩm của những đối tượng mà mình quan sát: nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả, nhạc sĩ,… chứng tỏ một sự đọc sâu sát, luôn trân trọng dõi theo thành quả lao động của những người bạn (đồng niên hoặc vong niên). Chưa hết, bức chân dung ấy còn là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào đời sống – những giao thiệp thường ngày hay cả những thói quen sinh hoạt, nhiều khi lại dự phần không nhỏ vào viêc hình thành cá tính của một con người.
Nhưng, điều quan hệ, có tính “thời sự”, theo Trung Trung Đỉnh lại là ở chỗ: “Nhà văn thì phải biết đùa”. Đó là cái đùa ở những nhân cách ý thức sâu sắc được sự nghiêm túc trong lao động chữ nghĩa, trong hành xử nhân sinh – một nhị nguyên xem ra lại rất nhất quán được Trung Trung Đỉnh phát hiện và thể hiện trong tập sách này. Anh dẫn ra những bậc tiền bối: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… với lối viết (và cả lối sống) cực kỳ nghiêm chỉnh nhưng vẫn vẫn ẩn chưa đầy tính hài hước, trào lộng, được thể hiện trong cái dân dã của những nhân vật văn chương kinh điển: Xuân tóc đỏ, Bà Phó Đoan, Chí Phèo, Thị Nở… Rồi đến một loạt những gương mặt văn chương đương thời với những góc nhìn cũng rất “biết đùa”: Ù ờ như gã Bảo Ninh, Thầy thợ thợ thầy Phạm Ngọc Tiến, Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên – chém gió mà chém ngược chiều, Bùi Ngọc Tấn U(pper)80…
1. Thông tin chi tiết
- Tên sách: Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
- Mã hàng 8934974157601
- Tên Nhà Cung Cấp NXB Trẻ
- Tác giả: Trung Trung Đỉnh
- NXB: NXB Trẻ
- Trọng lượng: (gr) 320
- Kích Thước Bao Bì: 13 x 20
- Số trang: 402
- Hình thức: Bìa Mềm
- Xem thêm: Top sách nên đọc
2. Đánh giá Sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
1 Tôi thích quyển này. Nó rất hợp với tôi. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay. Giao hàng nhanh, đóng gói cẩn thận, nội dung hay.
2 Nhà sách giao nhanh Bọc cẩn thận Nội dung cụ thể, đọc cũng được. Mua sale thì đc chứ mua đúng giá thì ko đáng ngần đấy tiền.
3 Sách đẹp, sạch, shop gói kỹ, giao hàng khá nhanh. Rất thích. Thanks!
4 Hiện tại thì mình mới đọc đc một nửa nhưng đã thấy đây là một cuốn sách rất đang đọc, thu được nhiều điều có giá trị!
5 Truyện mới, không bị gãy gáy, nhàu giấy hay bị gấp nếp sách nên ưng ý lắm. Mỗi tội hơi bám bụi tý. Nội dung thì review thấy hay nên rất mong chờ
Review sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa
Văn thiếu hài như hoa không hương
Nhà văn Trung Trung Đỉnh không phải là người hoạt khẩu. Trong cuộc ra mắt sách mừng nhà văn 70 tuổi, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đưa ra nhận xét vui: “Anh Đỉnh viết thì rất hay mà nói thì như cơm nguội”.
Trung Trung Đỉnh là người cẩn thận với chữ. Trong dịp trưng bày những cuốn sách được xuất bản mừng nhà văn 70 tuổi, có hai cuốn in lần đầu: “Những khoảnh khắc đời người” – tập hợp bài ký, tản văn và “Nhà văn thì phải biết đùa” – tập chân dung văn học.
Dù chỉ là tập hợp những bài viết lẻ đã in đây đó trên báo chí, nhưng nhà văn Trung Trung Đỉnh cũng dành ra mấy tháng để sửa chữa, tạo độ “nhuận sắc” cho tác phẩm.
Đọc hai tác phẩm mới này người đọc dễ dàng nhận thấy những “thông điệp văn chương” của tác giả. Ví như trong “Những khoảnh khắc đời người”, ông nhiều lần lên tiếng về tài năng và bệnh nhạt. Theo ông, “đã văn chương nghệ thuật mà lại còn nhạt nữa thì nói thật, khiếp hơn cả trông thấy thằng khủng bố”. Nhà văn Trung Trung Đỉnh đề cao chất khôi hài, hóm hỉnh.
“Trong hoàn cảnh nào thì cái chất khôi hài, chất hóm, cái chất tếu táo cũng vẫn cần trong cuộc sống. Thiếu nó, cuộc sống mất duyên nhựa, không còn sinh khí. Trong văn chương nghệ thuật mà thiếu chất khôi hài, chất hóm, chất tếu cũng như loài hoa không hương, vẻ đẹp mất đi cái hồn vía lung linh”. Vì thế, nhà văn hóm hỉnh chỉ ra: Thuốc chữa bệnh nhạt, về lý thuyết thì chỉ cần bốc ba vị: “Hóm”, “tếu”, “hài” sao vàng, hạ thổ, sắc đặc, cho uống mỗi thứ một bát là đủ.
“Chờn”, chả thế mà thấy Trung Trung Đỉnh hơn một lần đắn đo trong những ký chân dung. Người ta thấy được ý tứ “rào đón” của ông trong nhiều “đoạn kết” được viết thêm khi in sách.
Tuy vậy, giữa những câu chuyện có vẻ tếu, vui là không thiếu những nhận xét “tinh quái”, thậm chí có đoạn còn khiến đơn vị xuất bản phải cắt bỏ.
Hoặc như khi ông viết về nhà văn Bảo Ninh với những “bỏ nhỏ” mà phác vẽ đâu ra đấy chân dung một con người: “Bảo Ninh ngồi giữa các sự kiện và cũng gật gù tán thưởng không ra tán thưởng, cứ ậm ờ lẩm bẩm như ngồi nhậu giữa những khen chê ồn ã, thái độ nửa tỉnh nửa say…”.
Và: “Cho đến bây giờ, các sáng tác của nhà văn Bảo Ninh vẫn chưa được nhìn nhận một cách thỏa đáng, mặc dù nó được giới chuyên môn bên ngoài đánh giá cao. Ở ta, đặc biệt là giới phê bình văn học tôi chưa thấy có bài nào “ra ngô ra khoai” cho nó đàng hoàng. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học đa số lẩn tránh vào các đề tài chung chung, khen thoải mái, chê có mức độ và hi vọng tràn trề ở các tác phẩm sau”.
Nhà văn Trung Trung Đỉnh
Ở cuốn này, Trung Trung Đỉnh không tham vọng đó là sáng tác văn học mà chỉ “kể chuyện vui vui, mong sao đem được chút chân tình, trung thực, yêu yêu ghét ghét của một người viết ba chìm bảy nổi chín lênh đênh…”.
Nhưng thông điệp xuyên suốt mà Trung Trung Đỉnh muốn gửi tới qua những chân dung văn học này, là “chút mong mỏi các bạn đồng nghiệp bơn bớt cái tính nghiêm trọng mà gia tăng chất khôi hài hóm hỉnh. Cuộc đời có lúc làm, có lúc giải trí vui chơi, tôi thấy ai hay nghiêm trọng cái gì thì đều khổ về nó”.
Văn chương với người này là sứ mệnh, là cứu rỗi; với người kia có thể đơn thuần là một “trò chơi”. Với Trung Trung Đỉnh, ông quả quyết rằng: “Nhà văn là gì thì cũng trước hết phải là một con người”.
Vì thế, những trang viết của ông, dù được viết bởi một giọng tưng tửng, như đùa cợt, như bất cần, nhưng nếu ngẫm kỹ, sẽ thấy lắng sâu sau những “vỏ chữ” ấy là thái độ, là trách nhiệm của người viết tràn đầy tâm huyết và đậm cốt cách.
QUỲNH CHI
Mua sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa” khoảng 100.000đ đến 106.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa Tiki” tại đây
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa Shopee” tại đây
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa Fahasa” tại đây
Đọc sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa ebook pdf
Để download “sách Nhà Văn Thì Phải Biết Đùa pdf” bạn cần có tài khoản tại Siêu thị sách 86 hoặc đồng thời (Like Page Sach86 và comment Email) phía dưới để nhận link tải sách.
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 20/01/2025 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Xem thêm
- Nhật Ký Phá Án Của Đại Thám Tử Gâu Gâu
- Triết Lý Alpaca – Biết Lùi Để Tiến Xa
- Triết Lý Nhân Sinh Cuộc Đời
- Dịch Vụ Hoàn Hảo Chuẩn Nhật
- Ứng Dụng Âm Nhạc Để Thay Đổi Cuộc Sống
- Một Thiên Nằm Mộng
Từ khóa tìm kiếm: Review sách, Tải sách, Ebook, Pdf, Download free